Giáo án Ngữ văn 10 bài: Tổng quan văn học Việt Nam

Admin
Admin 20 Tháng tám, 2018

Giáo án Ngữ văn lớp 10

Giáo án Ngữ văn 10 bài: Tổng quan văn học Việt Nam được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra. Qua đó, bài giáo áo lớp 10 môn ngữ văn này sẽ giúp học sinh hiểu được thể loại của Văn học Việt Nam và con người trong Văn học Việt Nam. Sau đây mời các em học sinh cùng các thầy cô tham khảo để soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam tốt hơn.

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của VHVN và tư tưởng, tình cảm của người VN trong VH.

2. Kĩ năng: Nhận diện được nền VH dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của VH dân tộc.

3. Thái độ: Nhận rõ vị trí, tầm quan trọng của nền VHVN.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: Một số sơ đồ, biểu bảng (nếu lớp có máy chiếu thì dùng trình chiếu sơ đồ phát triển của VHVN)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: ôn lại một số kiến thức cơ bản HS đã học ở THCS

2. Bài mới:

3. Giới thiệu vào bài: Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu bài "Tổng quan văn học Việt Nam".

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

- Thế nào là VHDG?

- Có các thể loại nào? (thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao...)

- VHDG có những đặc trưng nào?

- Dựa vào yếu tố nào mà gọi là nền VH viết? Nó khác với VHDG ở điểm nào?

- VH viết các giai đoạn đã sử dụng những loại chữ viết nào?

- Theo từng thời kì thì VH viết có những thể loại nào? Nêu tên vài tác phẩm mà em niết theo từng thể loại?

Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình phát triển của VH viết

- Quá trình phát triển của VH viết VN được chia làm mấy giai đoạn chính [3]
Tên gọi tương ứng của các giai đoạn đó là gì? [ VHTĐ / VHHĐ ].

THẢO LUẬN NHÓM: (4 nhóm tương ứng với các câu hỏi ).

- VHTĐ chịu ảnh hưởng của nền VH nào?[ TQ]. Vì sao có sự ảnh hưởng đó? (TQ nhiều lần xâm lược, người Việt dùng chữ Hán, giao lưu văn hóa)

- Một số tác phẩm chữ Hán tiêu biểu?

- Cho biết nguyên nhân ra đời của chữ Nôm? [do ý chí xd một nền văn hiến độc lập của dân tộc ta].

- ND chính của VHTĐ?

- Chữ Hán và Nôm còn đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn không? [được thay bằng chữ Quốc ngữ].

- So với VHTĐ thì VHHĐ có gì đổi mới? [Pháp xâm lược và đô hộ khoa cử chữ Hán chấm dứt 1918 Trí thức Tây học càng đông, tiếp xúc văn hóa châu Âu ( Pháp) TK XX tiếp xúc VH Nga Xô, Mĩ La-tinh ngày càng hiện đại hóa so với VH cũ].

VD:

Mười mấy năm xưa ngọn bút lông
Xác xơ chẳng bợn chút hơi đồng
Bây giờ anh đổi lông ra sắt
Cách kiếm ăn đời có nhọn không.

(Tản Đà)

I. TÌM HIỂU CHUNG:

Các bộ phận hợp thành của nền VHVN:

1. Văn học dân gian

- Kn: VHDG là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.

- Các thể loại: sgk

- Những đặc trưng tiêu biểu: tính truyền miệng, tính tập thể và tính thực hành trong sinh hoạt đời sống cộng đồng.

2. Văn học viết

- KN: VH viết là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết. Là sáng tạo của cá nhân, tác phẩm VH viết mang dấu ấn của tác giả.

- Chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm, Quốc ngữ (một số ít là tiếng Pháp).

- Hệ thống thể loại:( theo từng thời kì)

+ Từ TK X – hết TK XIX:

  • VH chữ Hán( có 3 nhóm): văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu.
  • VH chữ Nôm: phần lớn là thơ và văn biền ngẫu.

+ Từ đầu TK XX – đến nay

  • Tự sự: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí.
  • Trữ tình: thơ trữ tình và trường ca.
  • Kịch: có nhiều thể loại.
II. Quá trình phát triển của VH viết:

1. Văn học trung đại ( từ TK X – hết TK XIX) Chữ viết: Hán và Nôm.

- Chịu ảnh hưởng về thể loại và thi pháp của VH cổ – trung đại TQ.

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Chữ Hán: Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Thượng kinh kí sự, Hoàng Lê nhất thống chí...

+ Chữ Nôm: Sơ kính tân trang, Truyện Kiều...

- ND: lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và tính hiện thực.

2. Văn học hiện đại ( từ đầu TK XX – hết TK XX ):

- Chữ viết: chủ yếu là chữ Quốc ngữ.

- Sự đổi mới của VHHĐ so với VH viết:

+ Tác giả: xuất hiện tác giả chuyên nghiệp, lấy việc sáng tác làm nghề nghiệp.

+ Đời sống văn học: nhờ có báo chí và in ấn, tác phẩm VH đi vào đời sống nhanh hơn.

+ Thể loại: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói...xuất hiện thay dần các thể loại cũ.

+ Thi pháp: lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã của VHTĐ không còn thích hợp và lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, cái "tôi" dần được khẳng định.

4. Củng cố: vẽ lại sơ đồ phát triển của VHVN

5. Hướng dẫn tự học:

  • Nhớ đề mục, các luận điểm chính của bài
  • Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Bài tiếp theo: Giáo án Ngữ văn 10 bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Giáo án mới nhất