Giáo án Lịch sử 7 bài 14: Ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên theo CV 5512 (Tiết 1)
Giáo án Lịch sử 7 bài 14: Ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) (Tiết 1) được trình bày chính xác, khoa học sẽ giúp các em học sinh biết được âm mưu xâm lượt của quân Mông Cổ. Ngoài ra, các em còn biết chủ trương, chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ. Hi vọng, giáo án này sẽ giúp ích cho thầy cô giáo trong việc mang đến một bài giảng hay, chất lượng cho các em học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án Lịch sử 7 bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII (Tiết 2)
Giáo án Lịch sử 7 bài 14: Ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) (Tiết 2)
Giáo án Lịch sử 7 theo CV 5512
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu biết:
- Âm mưu xâm lược của quân Mông Cổ.
- Chủ trương, chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ.
- Giáo dục ý thức kiên cường, bất khuất, mưu trí của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.
- Giáo dục ý thức cho HS về việc lợi dụng tự nhiên để chống giặc ngoại xâm.
2. Kĩ năng
- Học diễn biến các trận đánh bằng cách chỉ lược đồ.
- Đọc và vẽ lược đồ.
- Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ
-Giáo dục cho học sinh ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của dân tộc ta.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt
+ Trình bày diễn biến bằng lược đồ.
+ Phân tích, đánh giá nhận xét các nhân vật lịch sử.
+ Vận dụng kiến thức thực hành.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word.
- Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước:
+ Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ.
+ Tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần nhất.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Bài cũ
3. Bài mới
3.1 Hoạt động khởi động.
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là chủ trương, chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ để, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: Gv cho HS đọc câu nói sau: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”
Em hãy cho biết câu nói này của ai, câu nói trên nói lên điều gì? (Trần Thủ Độ, lúc bấy giờ quân Nguyên vào nước ta, quân giặc quá mạnh vua Trần lo lắng hỏi ý kiến của Thái sư Trần Thủ Độ, nói lên niềm tin chiến thắng của quân và dân ta.)
- GV dẫn dắt HS đi vào bài học…
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: 1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.
- Mục tiêu: Biết được sức mạnh quân sự của quân Mông Cổ và âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK mục 1. ? Yêu cầu HS quan sát H29 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. ? Yêu cầu HS quan sát H29 và nêu hiểu biết của em về quân Mông Cổ. ? Tại sao quân Mông Cổ đánh Đại Việt trước? ? Trước khi vào nước ta, tướng Mông Cổ đã làm gì? ? Vua Trần đã làm gì khi các sứ giả Mông Cổ đến? ? Quân MC xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Hs trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.
- Năm 1257, Mông Cổ tiến đánh Nam Tống nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc. Để đạt được mục đích, quân Mông Cổ quyết định xâm lược Đại Việt rồi đánh thẳng lên phía nam Trung Quốc.
|
Hoạt động 2. 2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.
- Mục tiêu: Biết và hiểu về sự kháng chiến của nhà Trần, trình bày trên lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 15 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK mục 1. ? Yêu cầu HS quan sát H30 SGK/56 - Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận: + Nhóm 1, 2: Khi được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta, vua Trần đã làm gì? + Nhóm 3, 4: tường thuật diễn biến của cuộc kháng chống quân Mông Cổ của nhà Trần. + Nhóm 5,6: ? Vì sao quân ta đánh bại quân Mông Cổ? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. ? Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại? ? Bài học kinh nghiệm về cách đánh giặc của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất là gì? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ. a. Sự chuẩn bị của nhà Trần - Vua Trần ban lệnh sắm sửa vũ khí, quân đội ngày đêm luyện tập.
b. Diễn biến - Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào nước ta theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên và bị chặn lại, sau đó tiến vào Thăng Long. - Ta thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”. - Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu - Ngày 29/1/1858 quân Mông Cổ rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ kết thúc thắng lợi. |
Giáo án Lịch sử 7
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết:
- Sức mạnh quân sự và âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ.
- Chủ trương, chính sách của vua quan nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ.
2. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của dân tộc ta.
3. Kỹ năng:
- Học diễn biến các trận đánh bằng cách chỉ lược đồ.
- Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án, Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258.
2. Học sinh: Học bài theo hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: (1/)
7A1………………………………………………; 7A2………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
- Nhà Trần đã làm gì để xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng?
- Quân đội nhà Trần có gì giống và khác so với thời Lý?
3. Giới thiệu bài: (1/)
Sau khi xây dựng chính quyền, nhà Trần đã bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước, phục hồi sản xuất. Ngoài ra, còn phải chuẩn bị nhiều mặt để đối phó với âm mưu xâm lược của bọn Mông – Nguyên. Vậy, cuộc kháng chiến của quân và dân ta diễn ra như thế nào ?→ bài hôm nay.
4. Bài mới: (33/)
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Tìm hiểu âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ. (13/) GV lưu ý: Sự thành lập Nhà nước Mông Cổ giảm tải không học. GV: Năm 1257, vua Mông Cổ mở cuộc xâm lược Nam Tống để tiêu diệt Trung Quốc. ? Để làm được điều đó, vua Mông Cổ đã làm gì? ? Tại sao, vua Mông cổ cho quân xâm lược Đại Việt trước? HS: Dùng làm bàn đạp tấn công TQ. ? Trước khi kéo quân vào nước ta, quân Mông Cổ đã làm gì ? ? Vua Trần đã làm gì khi sứ giả Mông Cổ đến? Hoạt động 2: Tìm hiểu nhà Trần chuẩn bị kháng chiến và đánh bại quân Mông Cổ. (20/) ? Khi được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta, vua Trần đã làm gì? GV dùng lược đồ “cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258” để tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến. HS: Trình bày lại diễn biến trên lược đồ. GV nhấn mạnh: Vua Trần lo lắng hỏi Trần Thủ Độ “Đầu thần chưa …” ? Các em đã dược nghe nhắc đến Trần Thủ Độ ở bài nào? Với sự kiện gì? ? Vì sao, quân ta đánh bại quân Mông Cổ? ? Em hãy nêu cách đánh giặc của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến này? + Chủ trương “vườn không nhà trống”. + Khi giặc mạnh ta rút lui để bảo toàn lực lượng, khi chúng khó khăn ta phản công lại. Học sinh chia nhóm thảo luận: Em hãy tìm những chi tiết thể hiện sự quyết tâm của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến? + Cả nước sắm sửa vũ khí, quân đội ngày đêm luyện tập. + Nhân dân thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống” + Thái sư Trần Thủ Độ nói “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” + Khi quân Mông Cổ đi cướp phá nhân dân ở các địa phương đã quyết liệt chống trả. HS: các nhóm treo trả lời và nộp phiếu học tập. GV: sửa bài Tích hợp giáo dục môi trường: Vua Trần biết lợi dụng địa thế của miền Bắc nước ta, khi thấy thế giặc mạnh xuôi về Thiên Mạc – Duy Tiên – Hà Nam bảo toàn lực lượng, thực hiện “vườn không nhà trống” cô lập địch, nắm lấy thời cơ chọn vị trí hiểm yếu ở Đông Bộ Đầu mở cuộc phản công giặc giành thắng lợi. |
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ
- Năm 1257, vua Mông Cổ cho quân xâm lược Đại Việt để đánh lên Nam Tống → tạo thế “gọng kìm” để tiêu diệt Nam Tống.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến và đánh bại quân Mông Cổ a. Chuẩn bị của nhà Trần: - Ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí. - Các đội dân binh được thành lập ngày đêm luyện tập. b. Diễn biến: - Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào nước ta. Theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc rồi tiến đến Bình Lệ Nguyên bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Nhân Tông chỉ huy. - Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương rút khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”. Giặc vào kinh thành không có bóng người và lương thực. Chúng điên cuồng bán phá kinh thành. Thiếu lương thực, lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy một tháng lực lượng bị tiêu hao dần. - Nắm được thời cơ, nhà Trần phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, phố Hàng Than – Hà Nội). Ngày 29/1/1257, quân Mông cổ bại trận, cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông cổ xâm lược chưa đầy một tháng giành thắng lợi.
c. Nguyên nhân thắng lợi: Ta biết chớp thời cơ, sử dụng cách đánh thông minh và sáng tạo.
|
I. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN I CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ (1258)
5. Củng cố: (4/)
- Giáo viên cho học sinh lên bảng tường thuật lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất trên lược đồ.
6. Hướng đẫn học tập ở nhà: (1/)
- Dựa vào lược đồ tường thuật lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần I.
- Học bài theo vở ghi. Chuẩn bị bài tiếp theo: Phần II.
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 14: Ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên theo CV 5512 (Tiết 1) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới