Giáo án Lịch sử 6 bài 14: Nước Âu Lạc
Giáo án môn Lịch sử lớp 6
Giáo án Lịch sử 6 bài 14: Nước Âu Lạc được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Lịch sử 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Lịch sử 6 bài 12: Nước Văn Lang
Giáo án Lịch sử 6 bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
Giáo án Lịch sử 6 bài 15: Nước Âu Lạc
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần nắm:
1. Kiến thức
Thấy được tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước, hiểu được bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương.
2. Tư tưởng
Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức cảnh giác với kẻ thù.
3. Kĩ năng
Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK.
- Bản đồ Việt Nam, bảng phụ.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK.
- Tập bản đồ và tranh ảnh sử 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (15’)
? Em hãy cho biết đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
* Hoạt động 1: (13’) - Trước hết, GV phân tich tình hình nước Văn Lang đời vua Hùng thứ 18. - HS đọc mục 1-SGK. - GV sử dụng bản đồ: ? Vùng Bắc Văn Lang là nơi sinh sống của tộc người nào? ? Họ đánh giặc như thế nào? GV dùng lược đồ: ? Người chỉ huy cuộc kháng chiến là ai? - HS trả lời câu hỏi. - GV miêu tả cuộc kháng chiến. ? Quân Tần gặp khó khăn như thế nào? ? Kết quả cuộc kháng chiến ra sao? - HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung. ? Em có suy nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu-Lạc Việt? * Hoạt động 2: (14’) - HS đọc mục 2-SGK. - GV chỉ trên lược đồ cho HS quan sát hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt. ? Trong cuộc kháng chiến chống quân Tần, ai là người có công lớn? - HS trao đổi và trả lời. ? Sau khi chiến thắng Thục Phán đã làm gì để ổn định đất nước? - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. ? Vì sao Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc? ? Thục Phán cho đóng đô ở đâu? - HS đọc SGK và trả lời. - GV nhận xét, bổ sung và KL: ? Em hãy cho biết bộ máy nhà nước Âu Lạc được tổ chức như thế nào? ? Theo em quyền lực của nhà vua lúc này so với trước ra sao? - HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét. GV tóm tắt và KL: * Hoạt động 3: (8’) - HS đọc mục 3-SGK. ? Từ khi nước Văn Lang thành lập đến khi nước Âu Lạc ra đời trải qua bao nhiêu thế kỉ? ? Theo em nước Âu Lạc có những thay đổi gì về nông nghiệp? - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. ? Các nghề thủ công có thay đổi không? - GV cho HS quan sát hình 39,40. ? Theo em, tại sao có sự thay đổi trên? - HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung. |
1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào? - Hoàn cảnh: + Vua không lo sửa sang võ bị. + Ham ăn chơi; không chú ý đến đê điều. + Nguy cơ xâm chiếm của nhà Tần. - Diễn biến: + Năm 218 TCN quân Tần sang xâm lược. + Nhân dân đã không chịu đầu hàng, mà đoàn kết tổ chức đánh quân Tần xâm lược, dưới sự chỉ huy của Thục Phán. - Kết quả: Người Việt đã đại phá quân Tần. - Nguyên nhân thắng lợi: Họ đã đoàn kết, dũng cảm, có tướng tài giỏi. 2. Nước Âu Lạc ra đời. - 207 TCN, vua Hùng buộc phải nhường ngôi cho Thục Phán. - Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, tổ chức lại bộ máy nhà nước. - Đặt tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). - Tổ chức nhà nước: + Đứng đầu là vua (An Dương Vương) nắm mọi quyền hành. + Giúp việc cho vua có Lạc Hầu, Lạc Tướng. + Cả nước chia làm nhiều bộ do Lạc tướng đứng đầu. + Các làng, chạ do Bồ chính cai quản. + Quyền lực của vua cao hơn trước. 3. Đất nước Âu Lạc có gì thay đổi: - Hơn 4 thế kỉ, Âu Lạc có nhiều thay đổi: + Lưỡi cày đồng được cải tiến và được dùng phổ biến hơn. + Lúa gạo, khoai, dâu… nhiều hơn. + Các nghề gốm, dệt, đồ trang sức… đều tiến bộ; luyện kim phát triển. |