Giáo án Địa lý lớp 8 bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn Địa lý lớp 8

Giáo án Địa lý lớp 8 bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ Mục tiêu bài học:

Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:

1. Kiến thức:

Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:

  • Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta
  • Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội
  • Trình bày đặc điểm lãnh thổ nước ta

2. Kĩ năng:

Sử dụng bản đồ, lược đồ khu vực Đông Nam Á, bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam để xác định và nhận xét:

  • Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam.
  • Vị trí, giới hạn của Biển Đông.

3. Thái độ: Có ý thức và hành động bảo vệ, gìn giữ độc lập chủ quyền của đất nước.

4. Trọng tâm:

II. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, trực quan, thảo luận, vấn đáp.

III. Chuẩn bị giáo cụ:

  • GV: Bản đồ TNVN. Bản đồ VN trong ĐNÁ. Bản đồ các khu vực giờ trên thế giới.
  • HS: Chuẩn bị bài mới, học bài củ

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

Dựa vào bản đồ các nước trong Đông Nam Á, hãy cho biết:

  • Việt Nam gắn liền với châu lục nào, đại dương nào?
  • Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào?

Trình bày đặc điểm Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển .

3. Nội dung bài mới:

Đặt vấn đề:

Vị trí, hình dạng, kich thước lãnh thổ là những yếu tố địa lý góp phần hình thành nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động kinh tế và xã hội ở nước ta.

Triển khai bài dạy:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1

GV: Treo bản đồ VN lên.

? Dựa vào bản đồ và H23.2, bảng 23.2 hãy xác định các điểm của Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng?

HS:

- Cực Đông: Vạn Thạnh – Vạn Ninh – Khánh Hòa 12040’B, và 109024’Đ.

- Cực Tây: Sin Thầu – Mường Nhé – Điện Biên 22022’B và 102010’Đ.

? Qua bảng 23.2 em hãy tính từ Bắc vào Nam phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiều vĩ độ?

HS:- 15011’B.

? Từ Tây - Đông phần đất liền mở rộng bao nhiêu kinh độ?

HS: 7 kinh độ

? Lãnh thổ Việt Nam nằm trong múi giở thứ mấy của giờ GMT?

HS: thứ 7

GV: Việt Nam là một dải đất dài, hẹp ngang, nằm ven biển Đông vì vậy ở bất cứ nơi đâu chúng ta cũng có thể nghe thấy tiếng sóng vỗ bờ.

? Phần biển có diện tích như thế nào?

HS: Khoàng 1 triệu km2

Đường bở biển kéo dài 3260km; 4550km đường biên giới trên biển

GV: Trên thực tế giữa nước ta và một số nước khác có chung đường viên giới vẫn còn tranh chấp chưa cụ thể và thống nhất đảo xa nhất như Trường Sa (VN) tới kinh tuyến 117o20'Đ; 6o50'B nước ta có chủ quyền về thăm dò, bảo vệ, quản lý tài nguyên nơi đây…

? Vị trí địa lý có ý nghĩa nổi bật gì đối với nước ta và các nước trong khu vực ĐNÁ và thế giới.

HS:

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2

GV: Yêu cầu học sinh xác định giới hạn toàn bộ lãnh thổ phần đất liền. Phần đất liền có đặc điểm gì?

HS:

? Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta?

GV: Cho lớp thảo luận 4 nhóm.

HS: thảo luận (4p) rồi đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

GV: Nhận xét, kết luận:

* Ảnh hưởng:

Đối với thiên nhiên: cảnh quan phong phú, đa dạng và sinh động có sự khác biệt giữa các vùng các miền tự nhiên.

* Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền làm tăng tính chất nóng ẩm của thiên nhiên.

- Đối với giao thông vận tải: với hình dạng lãnh thổ như trên nước ta có thể phát triển nhiều loại hình giao thông như: đường bộ, thủy, hàng không. Tuy nhiên giao thông vận tải cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại do lãnh thổ dài, hẹp và nằm sát biển làm cho tuyến đường dễ bị hư hỏng bởi thiên tai như: bảo, lụt, sóng biển, đặc biệt là tuyến đường Bắc-Nam.

? Đọc tên, xác định các đảo, bán đảo lớn trong biển đông?

HS: Lên xác định trên bản đồ.

? Đảo lớn nhất nước ta thuộc tỉnh nào?

HS: Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên giang - diện tích: 568 km2.

? Vịnh nào đẹp nhất nước ta? Hiện đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994?

HS: Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng (cảnh quan).

? Tên quần đảo xa nhất của nước ta? Thuộc tỉnh thành phố nào?

HS: Quần đảo Hoàng Sa - Khành Hòa.

? Biển Đông có ý nghĩa như thế nào?

HS: Ý nghĩa chiến lược đối với Việt Nam về an ninh và phát triển

? Vị trí địa lí của nước ta có ý nghĩa như thế nào trong phát triển kinh tế - xã hội?

HS:

1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ:

a. Phần đất liền:

- Diện tích: 329,247 km2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kéo dài qua 15 vĩ độ hẹp ngang, bề ngang nơi hẹp nhất theo chiều từ Đông – Tây thuộc tỉnh Quảng Bình, chưa tới 50 Km2.

.

 

 

 

 

 

 

b. Phần biển:

- Diện tích trên 1 triệu km2.

- Đường bờ biển uốn khúc hình chữ S dài 3.260 km

 

 

 

 

 

 

c. Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý tự nhiên VN:

- Nằm trong vùng nội chí tuyến

- Trung tâm của khu vực ĐNÁ

- Cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNÁ đất liền và ĐNÁ hải đảo.

- Nơi giao lưu của các luồn gió mùa và luồn sinh vật.

 

 

2. Đặc điểm lãnh thổ:

a. Phần đất liền:

 

 

- Vị trí hình dạng kích thước lãnh thổ có ý nghĩa lớn trong hình thành các đặc điểm địa lý tự nhiên độc đáo của nước ta.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nước ta có đủ điều kiện phát triển nhiều loại hình vận tải. Nhưng có trở ngại do thiên tai.

 

 

 

 

 

b. Phần biển:

- Biển ta mở rộng về phía Đông có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển- có ý nghĩa chiến lược về an ninh và phát triển kinh tế.

 

Vị trí địa lý thuận lợi, lãnh thổ mở rộng là nguồn lực cơ bản giúp chúng ta phát triển nền kinh tế xã hội đưa Việt Nam nhanh chóng hòa nhập vào nền kinh tế Đông Nam Á và thế giới

4. Củng cố:

Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì trong công cuộc xây xựng và bảo vệ tổ quốc ta hiện nay?

5. Dặn dò:

  • Hoàn tất các bài tập.
  • Chuẩn bị bài mới.
  • Sưu tầm tranh ảnh cảnh đẹp của biển Việt Nam.

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm

Giáo án mới nhất