Giáo án Địa lý lớp 8 bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Giáo án môn Địa lý lớp 8
Giáo án Địa lý lớp 8 bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Địa lý lớp 8 bài: Ôn tập học kì 1
Giáo án Địa lý lớp 8 bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
Giáo án Địa lý lớp 8 bài 18: Thực hành tìm hiểu Lào và Campuchia
I/ Mục tiêu bài học:
Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:
1. Kiến thức: Trình bày được một số đặc điểm nổi bậc về Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
2. Kỹ năng: Phân tích lược đồ, các bảng thống kê về dân số, kinh tế.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh cách bảo vệ sự ổn định và an ninh, hòa bình của khu vực Đông Nam Á.
4. Trọng tâm: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
II. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, trực quan, phân tích…
III. Chuẩn bị giáo cụ:
- Giáo viên. Lược đồ 17.1
- Học sinh. Tư liệu, phiếu học tập, SGK.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu 3 đặc điểm cơ bản của nền kinh tế các nước Đông Nam Á
- Vì sao nền kinh tế các nước khu vực Đông Nam Á phát triển nhanh nhưng chưa vững chắc?
3. Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề: Biểu tượng mang hình ảnh “Bó lúa với mười rễ lúa” của hiệp hội các nước Đông Nam Á, có ý nghĩa thật ngần gũi mà sâu sắc với cư dân ở khu vực có chung nề văn minh lúa nước lâu đời, trong môi trường nhiệt đới gió mùa. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một tổ chức liên lết hợp tác cùng phát triển kinh tế xã hội, cùng nhau bảo vệ sự ổn định an ninh, hòa bình của khu vực Đông Nam Á.
Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
Hoạt động 1 GV: Treo bản đồ lên. ? Quan sát bản đồ và H17.1 cho biết 5 nước đầu tiên tham gia vào hiệp hội các nước ĐNÁ? HS: 1967: Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia, Singapo, Philipin. . ? Cho biết những nước nào tham gia sau VN? HS: Mianma, Lào, Campuchia. ? Nước nào chưa tham gia? HS; Đông ti mo ? Mục tiêu của hiệp hội thay đổi như thế nào qua các năm? HS: trong 25 năm đầu được tổ chức như một khối quân sự. từ đầu thập niên 90 của TK XX với mục tiêu chung là giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực. ? Nguyên tắc của hiệp hội các nước ĐNÁ là gì? HS: Tự nguyện, tôn trọng chủ quyền, hợp tác toàn diện. GV chốt ý :Hiệp hội các nước Đông Nam Á bắt đầu thành lập kể từ năm 1967 với mục tiêu hợp tác về mặt quân sự, kể từ năm 1995 cho đến nay hiệp hội được mở rộng với mười nước thành viên và mục tiêu hoạt động họp tác nhau để cùng phát triển đồng đều, ổn định trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau.
Hoạt động 2 ? Cho biết những điều kiện thuận lợi để hợp tác phát triển KT-XH? HS: - Vị trí gần gũi, đường giao thông về cơ bản là thuận lợi. - Truyền thống văn hóa có những nét tương đồng. - Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con người dễ hợp tác với nhau. ? Cho biết những biểu hiện của sự hợp tác để phát triển kinh tế giữa các nước ASEAN? HS: Các nước phát triển giúp đỡ các nước đang phát triể, đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kĩ thuật, công, đưa công nghệ mơi vào sản xuất và chếbie61n LTTP, đảm bảo đáp ứng trong khu vực và xuất khẩu… ? Dựa vào H17.2 (Sgk) cho biết 3 nước trong tam giác tăng trưởng kinh tế và đã đạt được kết quả của sự hợp tác như thế nào? HS: Maylaysia, Singapo, Inđônêxia. - Singapo cải tạo được cơ cấu kinh tế giảm hoạt động cần nhiều lao động, khắc phục thiếu đất, thiếu nhiên liệu. - Inđônêxia, Malaysia khắc phục tình trạng thiếu vốn, tạo việc làm, phát triển nơi lạc hậu thành trung tâm thu hút đầu tư và nhân lực.
Hoạt động 3 GV: Cho HS đọc phần in nghiêng trong mục 3 (SGK) cho biết: ? Lợi ích của VN trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với các nước ASEAN là gì? HS: Tốc độ mậu dịch tăng rõ từ 1990 → nay 26,8%. - Xuất khẩu gạo. - Nhập xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu. - Dự án hành lang Đông-Tây, khai thác lợi ích miền trung-xóa đói giảm nghèo. - Quan hệ trong thể thao, văn hóa(Đại hội thể thao Đông Nam Á lần 22/2003 tại Việt Nam). ? Những khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN? HS: Chênh lệch về trình độ kinh tế, khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ… ? Em hãy nêu vai trò của VN trong Hiệp hội và trường tg? HS: Không ngừng được nâng cao, là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kì 2008 – 2009… |
1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á:
- Hiệp hội các nước Đông Nam Á bắt đầu thành lập kể từ 8/8/1967 với mục tiêu hợp tác về mặt quân sự,
- Từ năm 1995 cho đến nay hiệp hội được mở rộng với mười nước thành viên và mục tiêu hoạt động hợp tác để cùng phát triển đồng đều, ổn định trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau.
2. Hợp tác để phát triển kinh tế- xã hội.
- Sự hợp tác đã đem lại nhiều kết quả trong kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi nước.
- Sự nổ lực để phát triển kinh tế của từng quốc gia và sự hợp tác các nước trrong khu vực đã tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế.
3. Việt Nam trong ASEAN: Tham gia vào ASEAN Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế-xã hội, tuy nhiên hiện nay có những cản trở: chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế-xã hội, khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ là những thách thức đòi hỏi có giải pháp vượt qua, góp phần tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực. |
4. Củng cố
- Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào?
- Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN
5. Dặn dò:
- Làm bài tập câu hỏi số 1,2 trong sách giáo khoa
- GV: Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ cột và nhận xét GDP/người của các nước ASEAN trong sách ở Bảng 17.1.
- Xem trước lược đồ hình 18.1, 18.2 và các yêu cầu của tiết thực hành ở bài 18.