Giáo án Địa lý 12 bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
Giáo án Địa lý lớp 12
Giáo án Địa lý 12 bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long giúp quý thầy cô giáo có thêm tư liệu tham khảo cho việc soạn giáo án, đồng thời cung cấp kiến thức để học sinh nắm được ý nghĩa của vị trí địa lý đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng; hiểu và trình bày được một số biện pháp cải tạo, sử dụng tự nhiên.
Bài 41. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. Mục tiêu
Qua bài học này, HS cần phải:
1. Kiến thức
- Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
- Hiểu được đặc điểm tụ nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long với những thế mạnh và hạn chế của nó đối với sự phát triển kt – xh của vùng.
- Nhận thức được tính cấp thiết và biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến Đồng bằng sông Cửu Long thành vùng kinh tế quan trọng của cả nước.
2. Kỹ năng
- Đọc và phân tích được một số yếu tố tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long trên bản đồ, atlat.
- Phân tích được biểu đồ, số liệu liên quan.
3. Thái độ
Có nhận thức, ý thức trong bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị hoạt động
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
III. Tiến trình hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra việc làm bài thực hành của HS.
2. Vào bài: "Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vựa lúa lớn nhất cả nước. Vì sao ĐBSCL có sản lượng lúa đứng đầu cả nước? Vấn đề đặt ra trong khai thác tự nhiên của vùng là gì? Mời các em tìm hiểu bài học".
3. Bài mới
Hoạt động của GV & HS | Kết quả hoạt động |
* Hoạt động 1 - Đồng bằng sông Cửu Long gồm những tỉnh thành nào?. Diện tích, dân số bao nhiêu?. - Đại bộ phận lãnh thổ ĐBSCL được cấu tạo bởi những phần đất nào? Các phần đất này khác nhau điểm nào? - GV: Mô hình hóa, chỉ trên bản đồ các phần đất. |
1. Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long * ĐBSCL: Gồm 13 tỉnh, thành phố. S = 40 nghìn km2, DS: 17,4 triệu người. * ĐBSCL là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, đại bộ phận lãnh thổ được tạo bởi: - Phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu.
- Phần đất nằm ngoài phạm vi tác động của sông Tiền và sông Hậu, nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa của các con sông (ĐB Cà Mau). |