Giáo án Địa lý 12 bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
Giáo án môn Địa lý lớp 12
Giáo án Địa lý 12 bài: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Giáo án Địa lý 12 bài: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Giáo án Địa lý 12 bài: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học HS cần nắm vững:
1. Kiến thức:
- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân số nước ta.
- Xác định và phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số và hậu quả của sự gia tăng dân số, phân bố dân cư không đều.
- Trình bày được những chiến lược phát triển dân số và sử dụng hợp lí nguồn lao động.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được các sơ đồ, lược đồ, các bảng số liệu thống kê.
- Khai thác nội dung thông tin trong các sơ đồ, bản đồ phân bố dân cư.
3. Thái độ: Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ, tuyên truyền chính sách dân số của quốc gia và địa phương.
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. GV chuẩn bị:
- Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm qua các thời kì, biểu tháp dân số nước ta.
- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam.
2. HS chuẩn bị:
- Bảng số liệu 15 nước đông dân nhất thế giới.
- Atlas Địa lí Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Dân cư và lao động là một trong những nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước. Lớp 9 các em đã học về địa lý dân cư Việt Nam. Ai có thể cho biết dân số và phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì. GV gọi một vài HS trả lời rồi tóm tắt ý chính và nói: Để hiểu rõ hơn về các vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS Hoạt động l: Chứng minh Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc (Theo cặp). GV đặt câu hỏi: đọc SGK mục 1, kết hợp kiến thức đã học, em hãy chứng minh: VN là nước đông dân. Có nhiều thành phần dân tộc, từ đó đánh giá thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội? Hai HS cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi. Một HS đại diện trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. Hoạt động 2: Chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. (Nhóm). Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. (Xem phiếu học tập phần phụ lục). Nhóm 1: Phiếu học tập 1 Nhóm 2: Phiếu học 2 Nhóm 3: Phiếu học tập 3. Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS,kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục) GV đặt câu hỏi cho các nhóm: Phân tích nguyên nhân của sự gia tăng DS (Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội và Chính sách dân số, Tâm lí xã hội; Ytế, chế độ dinh dưỡng...) Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Giải thích tại sao mật độ DS ở đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long? Đọc bảng 16.8 nhận xét & giải thích về sự thay đổi tỷ trọng dân số giữa thành thị và nông thôn? (Quá trình CN hoá, hiện đại hoá đất nước thúc đẩy quá trình đô thị hoá làm tăng tỉ lệ dân thành thị). Hoạt động 3: Tìm hiểu chiến lược phát triển dân số và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và tài nguyên nước ta. (Cả lớp). GV tổ chức trò chơi: "Ai đúng hơn". Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội có 3 HS, yêu cầu: HS dùng các mũi tên để gắn đặc điểm dân số và phân bố dân cư với các chiến lược phát triển dân số tương ứng. Có thể gắn 1 đặc điểm với nhiều chiến lược và ngược lại. Các HS còn lại đánh giá: Nhóm nào gắn đúng và nhanh hơn là nhóm chiến thắng. GV: Dân cư luôn là nguồn lực tác động mạnh mẽ tới sự phát triển KT - XH nước ta. Làm thế nào để sử dụng hiệu quả nguồn lực dân số không phải chỉ là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam. |
NỘI DUNG CHÍNH 1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc: * Đông dân: + Theo thống kê, DS nước ta là 90 triệu người (01/11/2013), đứng thứ 3 ĐNA, thứ 13 thế giới. + Đánh giá: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. + Khó khăn: Phát triển KT, giải quyết việc làm... * Nhiều thành phần dân tộc: + Có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người. Việt kiều 3.2 triệu người. + Thuận lợi: đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc. + Khó khăn: sự phát triển không đều về trình độ và mức sống giữa các dân tộc...
2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ: a. Dân số còn tăng nhanh: + Mỗi năm tăng hơn 1 triệu người. + Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm. Ví dụ: giai đoạn 1989 - 1999 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 1,7% đến giai đoạn 2002 - 2005 là 1,32%. + quả của sự gia tăng dân số: tạo nên sức ép lớn về nhiều mặt. b. Cơ cấu dân số trẻ: + Trong độ tuổi lao động chiếm 64%, mỗi năm tăng thêm khoảng 1,15 triệu người. + Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, năng động, sáng tạo. + Khó khăn sắp xếp việc làm.
3. Phân bố dân cư chưa hợp lí + Đồng bằng tập trung 75% dân số. (VD: đồng bằng sông Hồng mật độ 1225 người/km2); miền núi chiếm 25% dân số (Vùng Tây Bắc 69 người/km2). + Nông thôn chiếm 73,1% dân số, thành thị chiếm 26,9% dân số. * Nguyên nhân: + Điều kiện tự nhiên. + Lịch sử định cư. + Trình độ phát triển KT-XH, chính sách...
4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta: SGK |
IV. ĐÁNH GIÁ
1 Trắc nghiệm
Câu 1: Năm 2006 số dân của nước ta là
A. 82,3 triệu người. C. 84,2 triệu người.
B 83,8 triệu người. D. 85,2 triệu người.
Câu 2: Về số dân nước ra đang đứng thứ ........ ở Đông Nam Á và đứng thứ……… trên thế giới.
A. 2 và 20. B. 3 và 11. C. 3 và 13. D. 4 và 13.
Câu 3: Ý nào không phải là khó khăn do dân số đông gây ra ở nước ta?
A. Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn
B. Trở ngại lớn cho phát triển kinh tế.
C. Việc làm không đáp ứng nhu cầu.
D. Khó khăn trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Hướng dẫn soạn bài mới.