Giáo án bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

Admin
Admin 04 Tháng năm, 2016

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11

Giáo án bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận giúp các em học sinh hiểu được nội dung về cách tóm tắt văn bản nghị luận, vận dụng kỹ năng đã học vào việc tóm tắt các văn bản nghị luận trong chương trình THPT và biết cách tóm tắt một văn bản nghị luận có độ dài 1000 chữ.

Giáo án bài Một số thể loại văn học kịch - nghị luận

Giáo án bài Tóm tắt văn bản nghị luận

LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Hiểu được mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận.

2. Kĩ năng

Biết cách tóm tắt văn bản nghị luận.

3. Thái độ

Có ý thức thực hành tóm tắt văn bản nghị luận.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

1. Giáo viên

  • Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo, đặt câu hỏi...
  • Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án, bảng phụ...

2. Học sinh

Học bài cũ, SGK, SBT...

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

Kiểm tra sĩ số, tác phong HS

2. Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới

* Dẫn nhập

"Học phải đi đôi với hành", lời người xưa nói quả không sai. Tiết trước ta đã được học những kĩ năng tóm tắt văn bản nghị luận. Để khắc sâu hơn những kiến thức đã học ta sẽ đi vào tiết học: "Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận"

Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt

- Hs đọc văn bản: "Mấy nét về thơ mới trong cách nhìn lại hôm nay".

- Hs chú ý Sgk phần tóm tắt của một bạn.

- Nhận xét dự định tóm tắt của bạn học sinh nọ như trình tự Sgk dẫn? Nên bỏ ý nào và bổ sung ý nào?

- Hs làm việc theo nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Gv nhận xét.

- Hs tự viết đáp án vào vở bài tập.

* Bài tập 1

Nhận xét dự định tóm tắt: Những nội dung dự định tóm tắt nêu lên là đúng nhưng còn thiếu và chưa chính xác ở một số điểm sau đây:

- Thiếu:

Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng, đó là nhược điểm lớn, nhược điểm của thơ mới là thiếu khí phách cách mạng.

- Chưa chính xác:

Nội dung câu văn của dự định tóm tắt: "cái buồn của thơ mới không ủy mị mà chứa yếu tố tích cực". Không đúng với tinh thần của bản gốc: "Nhưng cái buồn của thơ mới đâu có phải đều là ủy mị", "đâu có phải đều là ủy mị" có nghĩa là: Không phải tất cả cái buồn trong thơ mới đều là ủy mị như vậy là vẫn có cái buồn ủy mị. Văn bản gốc chỉ đưa ra hai trường hợp cái buồn ủy mị (Con hổ nhớ rừng và Tràng giang) cũng không nên khái quát thành "Chứa nhiều yếu tố tích cực".


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!