Giáo án Ngữ văn 11 bài Lưu biệt khi xuất dương

Admin
Admin 18 Tháng một, 2022

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 bài Lưu biệt khi xuất dương

Giáo án Ngữ văn 11 bài Lưu biệt khi xuất dương sẽ giúp các em học sinh lớp 11 nắm được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. Bên cạnh đó, giáo án điện tử môn ngữ văn lớp 11 này sẽ giúp các em thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giọng thơ tâm huyết của Phan Bội Châu và giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự cường dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Trắc nghiệm Online Ngữ văn 11 Lưu biệt khi xuất dương

Tiết 73: XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT

Phan Bội Châu

A. Kết quả cần đạt

  • Về nội dung: giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp làng mạn hào hùng của tâm hồn nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX và giọng thơ tâm huyết sôi trào của Phan Bội Châu.
  • Về kỹ năng: giúp học sinh tìm hiểu và phân tích được những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của bài thơ.
  • Về tư tưởng: bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm cao đẹp: lòng yêu nước, chí làm trai.

B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

  • Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập I, ban cơ bản.
  • Sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, tập I, ban cơ bản.
  • Một vài tranh ảnh Phan Bội Châu.

C. Các bước lên lớp

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

3. Dẫn vào bài mới

Ông đã được Nguyễn Ái Quốc ca ngợi là "vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hàng triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng" và những vần thơ của ông đã được Tố Hữu tôn xưng là những vẫn thơ "dậy sóng". Ông chính là nhà yêu nước Phan Bội Châu. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hùng tâm tráng chí và nhiệt huyết sục sôi của ông qua bài thơ: "Xuất dương lưu biệt".

3. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt

I – Tìm hiểu chung

1. Tác giả

  • GV gọi HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK/3) và yêu cầu HS nêu những nét chính về tác giả Phan Bội Châu.
  • HS đọc SGK, suy nghĩ, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu và trả lời.

I – Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Phan Bội Châu (1867 – 1940):

- Tên thuở nhỏ là Phan Văn San, hiệu Sào Nam.

- Quê: làng Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Cuộc đời hoạt động có thể chia thành 3 giai đoạn:

  • Trước 1905: hoạt động trong nước, lăn lộn từ Nam chí Bắc.
  • Từ 1905 – 1925: bôn ba hoạt động ở nước ngoài (Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan), lập ra nhiều tổ chức yêu nước như Duy Tân hội, Đông Du.
  • Từ 1925 đến 1940: bị thực dân Pháp bắt, giam lỏng ở Huế và mất tại đây.

- Con người:

  • Từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng với tư duy sắc sảo, nhạy bén, không ngừng đổi mới, tài năng phong phú, đa dạng.
  • Là nhà Nho đầu tiên có tư tưởng tìm đường cứu nước, cũng là người lập ra tổ chức Cách mạng theo con đường dân chủ tư sản đầu tiên ở nước ta.

→ Phan Bội Châu là người khởi xướng, là ngọn cờ đầu của phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam, trong khoảng 20 năm đầu của thế kỉ XX.

- Sự nghiệp văn chương:

  • Là một nhà văn, nhà thơ lớn với sự nghiệp văn chương đồ sộ. Các tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Trùng Quang tâm sử, Phan Bội Châu niên biểu, Phan Sào Nam văn tập, Phan Sào Nam tiên sinh quốc văn thi tập.
  • Quan niệm văn chương là vũ khí tuyên truyền yêu nước và Cách mạng; khơi dòng cho loại văn trữ tình chính trị - một trong những mũi tiến công kẻ thù và vận động Cách mạng.

→ Phan Bội Châu là cây bút xuất sắc nhất của văn thơ Cách mạng Việt Nam mấy chục năm đầu thế kỷ XX.

Trên đây Tìm Đáp Án vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo án Ngữ văn 11 bài Lưu biệt khi xuất dương. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết được tổng hợp nội dung giáo án bài Lưu biệt khi xuất dương. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn Địa lí lớp 11, Lịch sử lớp 11...

Tài liệu liên quan cùng tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương:


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!