Vẻ đẹp người con gái Việt Nam qua nhân vật Chiến và Mai

Vẻ đẹp người con gái Việt Nam qua nhân vật Chiến và Mai là tài liệu luyện thi THPT Quốc gia môn Văn hay, giúp các bạn củng cố kiến thức, cảm nhận rõ hơn về hình tượng người phụ nữ Việt Nam qua chiến tranh được Nguyễn Thi và Nguyễn Trung thành khắc họa thành công qua hai tác phẩm: Những đứa con trong gia đình và Rừng xà nu.

So sánh sự giống nhau và khác nhau cơ bản của hai tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành và "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm: Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình

Số phận người phụ nữ xưa và nay qua hai tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ

Đề bài: Phân tích nhân vật Mai (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) và chị Chiến (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) để thấy vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần cách mạng của người con gái Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.

Đáp án:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây:

* Giới thiệu chung về hai tác phẩm, nhân vật: (0,5 điểm)

  • Rừng xà nu: Nguyễn Trung Thành viết về những anh hùng ở làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Nhân vật Mai trong tác phẩm không được khắc họa nhiều nhưng đã hiện vẻ đẹp của một người con gái Tây Nguyên trong kháng chiến: tình yêu cách mạng, tình yêu gia đình và một bản lĩnh kiên cường, bất khuất.
  • Những đứa con trong gia đình: Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà văn – chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng năm 1966. Có thể nói Nguyễn Thi là một trong những nhà văn thành công nhất khi viết về hình tượng người phụ nữ Nam Bộ "giỏi việc nước, đảm việc nhà". Trong chiến đấu họ anh dũng, kiên cường, trong gia đình họ đảm đang, nhân hậu. Nhân vật Chiến cũng vậy, ba má đều chết trong chiến tranh, Chiến đã thay má nuôi nấng và dạy dỗ các em. Không những vậy, Chiến còn tham gia du kích từ khi còn nhỏ, hăng hái tòng quân giết giặc.

* Phân tích hai nhân vật: (3,0 điểm)

  • Nhân vật Mai:
    • Sớm giác ngộ cách mạng, tình yêu đối với cách mạng: cùng với Tnú che giấu cán bộ, giúp đỡ cán bộ...
    • Từ nhỏ đã là một cô bé thông minh, khéo léo: cùng với Tnú học chữ, lên rừng bảo vệ các chiến sĩ cách mạng.
    • Lớn lên là một người mẹ yêu thương con, sẵn sàng hi sinh thân mình để che chở đứa con thơ.
    • Một người phụ nữ kiên cường, bản lĩnh, giàu tinh thần cách mạng: Sẵn sàng chịu đòn roi kẻ thù nhưng không kêu lên một tiếng, không khai ra chỗ ở của Tnú. Đặc biệt ánh mắt khi nhìn kẻ thù: bình tĩnh mà đầy sức mạnh...
  • Nhân vật chị Chiến:
    • Chiến sinh ra và lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước: ông nội, ba má đều chết trong chiến tranh. Do vậy dù đang còn ít tuổi nhưng chị Chiến vừa thay mẹ chăm sóc cho gia đình, vừa tham gia cách mạng, mang quyết tâm trả nợ nước thù nhà.
    • Chị Chiến là người con gái lớn đảm đang, yêu thương em, biết vun vén lo toan cho gia đình.
    • Mang tình yêu đối với cách mạng, quyết tâm đi tòng quân để trả nợ nước, thù nhà.
    • Bản lĩnh kiên cường, dũng cảm, không lùi bước trước kẻ thù.

* Nhận xét, đánh giá về hai nhân vật: (0,5 điểm)

  • Điểm giống nhau:
    • Cả hai nhân vật đều là những người con gái trẻ tuổi nhưng đã sớm giác ngộ cách mạng, mang một tình yêu lớn đối với cách mạng, có ý chí, quyết tâm mãnh liệt đấu tranh chống lại kẻ thù.
    • Họ không chỉ là những chiến sĩ trẻ đầy bản lĩnh mà còn là người con gái của gia đình: biết yêu thương, vun vén.
    • Hai nhân vật đều mang vẻ đẹp của người con gái ViệtNamnói chung: giỏi việc nước, đảm việc nhà.
  • Điểm khác nhau:
    • Mai là người con gái Tây Nguyên bản lĩnh rắn rỏi, nhưng do Mai chưa nhận thức được chân lí cách mạng mà sau này cụ Mết nói (Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo) nên bất lực ôm đứa con thơ chết dưới đòn roi của kẻ thù.
    • Chiến là người con gái Nam Bộ bộc trực, thẳng thắn, lớn lên trong giai đoạn chiến tranh ác liệt, nên nhận thức rõ mình cần phải làm gì để bảo vệ gia đình, dân tộc. Do vậy Chiến đã quyết tâm đi bộ đội như một nhận thức tất yếu "nếu giặc còn thì tao mất".

→ Đánh giá chung về hai nhân vật.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!