Hệ thống bài tập trắc nghiệm ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 10 Hình học & Đại số năm học 2021-2022
Hệ thống bài tập trắc nghiệm ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 10 Hình học & Đại số năm học 2021-2022 là bộ tài liệu hay và chất lượng được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải từ các trường THCS trên cả nước, nhằm cung cấp cho các bạn nguồn tư liệu hữu ích để ôn thi giữa kì cũng như chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới. Bộ tài liệu này bám sát nội dụng nằm trong chương trình học môn Toán 10 giữa học kì 1 giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố, bổ sung thêm kiến thức, các dạng bài tập qua đó trong kì thi học kì tới đạt kết quả cao. Thầy cô có thể tham khảo bộ tài liệu này để ra câu hỏi trong quá trình ra đề thi. Mời thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết.
Hệ thống bài tập trắc nghiệm ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 10 Hình học & Đại số năm học 2021-2022 gồm:
- CHƯƠNG 1. MỆNH ĐỀ – TẬP HỢP
- CHƯƠNG 2. HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI
- HÌNH HỌC 10: CHƯƠNG I
HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG 1. MỆNH ĐỀ – TẬP HỢP
Câu 1. Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào không là mệnh đề?
A. Số 11 là số chẵn B. Số 2 là số nguyên tố
C. 2x + 3 là một số nguyên dương D. Tìm x để x² + 1 là số chính phương
Câu 2. Chọn mệnh đề sai
A. Nếu a chia hết cho 9 thì a chia hết cho 3 B. Nếu a > b > 0 thì a² > b²
C. Hai số 2 và 3 là hai số nguyên tố cùng nhau D. Nếu a < b < 0 thì a² < b²
Câu 3:Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng có diện tích bằng nhau
B. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng đồng dạng và có một cạnh bằng nhau
C. Một tam giác là tam giác vuông khi và chỉ khi có một góc bằng tổng của hai góc còn lại
D. Một tứ giác là hình thoi khi và chỉ khi nó có hai đường chéo vuông góc với nhau
Câu 4. Cho mệnh đề chứa biến P(x): “x² – 3x + 2 = 0, với x là số thực". Tìm x để P(x) đúng
A. x = –1 V x = –2 B. x = 1 V x = 2 C. x = 1 V x = –2 D. x = –1 V x = 2
Câu 5. Mệnh đề phủ định của mệnh đề: "Với mọi số thực x, x² > 0" là
A. Với mọi số thực x, x² ≤ 0 B. Tồn tại số thực x, x² < 0
C. Tồn tại số thực x, x² ≤ 0 D. Với mọi số thực x, x² < 0
Câu 6. Mệnh đề phủ định của mệnh đề: "Tồn tại số nguyên dương n, n² + 2n chia hết cho 3" là
A. Với mọi số nguyên dương n, n² + 2n chia hết cho 3
B. Với mọi số nguyên không dương n, n² + 2n không chia hết cho 3
C. Với mọi số nguyên dương n, n² + 2n không chia hết cho 3
D. Với mọi số nguyên không dương n, n² + 2n chia hết cho 3
Câu 7. Phát biểu lại mệnh đề sau sử dụng khái niệm "điều kiện cần", "điều kiện đủ": Nếu a + b > 0 thì a > 0 hoặc b > 0
A. Điều kiện cần để a > 0 và b > 0 là a + b > 0 B. Điều kiện đủ để a > 0 và b > 0 là a + b > 0
C. Điều kiện đủ để a + b > 0 là a > 0 hoặc b > 0 D. Điều kiện cần để a + b > 0 là a > 0 hoặc b > 0
Câu 8. Số tập hợp con của tập hợp A = {a; b; c; d} là
A. 4 B. 8 C. 12 D. 16
Câu 9. Cho các tập hợp A = {1; 2; 3}, B = [1; 3). Chọn nhận xét đúng
A. A là tập hợp con của tập hợp B
B. B là tập hợp con của tập hợp A
C. Hai tập hợp A và B có số phần tử bằng nhau
D. Hai tập hợp A và B chỉ có 2 phần tử chung
Câu 10. Cho các tập hợp A = {2; 4; 6; 9}, B = {1; 2; 3; 4}. Tìm A \ B
A. {6; 9} B. {2; 4} C. {1; 3} D. {1; 3; 2; 4; 6; 9}
Câu 11. Số tập hợp X thỏa mãn đồng thời {1; 2} = X ∩ {0; 1; 2; 3; 4} và X ⸦ {1; 2; 3; 5; 6} là
A. 2 B. 4 C. 5 D. 8
Câu 12. Tìm tập hợp A và B thỏa mãn các điều kiện A ∩ B = {0; 3; 4}, A\B = {–3; 1}, B\A = {6; 9}
A. A = {–3; 1; 0; 3; 4}, B = {0; 3; 4; 6; 9} B. A = {6; 9; 0; 3; 4}, B = {–3; 1; 0; 3; 4}
C. A = {6; 9; 0; 3; 4; –3; 1}, B = {0; 3; 4} D. A = {0; 3; 4}, B = {6; 9; 0; 3; 4; –3; 1}
Câu 13. Tìm A ∩ B U C với A = [1; 4], B = (2; 6), C = (1; 2]
A. (1; 2] B. (1; 4] C. (2; 4) D. [1; 4]
Câu 14. Tìm A ∩ B \ C với A = (–∞; 4], B = [0; +∞), C = (0; 4)
A. Ø B. (0; 4) C. {0; 4} D. [0; 4]
Câu 15. Tìm A U B \ C với A = [0; 4], B = (1; 5), C = (−3; 1]
A. [1; 5] B. (1; 5) C. [0; 1] D. [0; 1)
Câu 16. Tìm A \ B U C với A = (1; 4), B = (2; 6), C = (–1; 2)
A. (1; 2] B. (1; 2) C. (–1; 2] D. (–1; 2)
Câu 17. Cho tập hợp A = {a, b, c, d, e}. Số tập hợp con của A có không quá 4 phần tử là
A. 30 B. 32 C. 16 D. 31
Câu 18. Cho các tập hợp A = (–2; +∞) và B = (–3; 5). Chọn phép toán đúng
A. A ∩ B = (–3; +∞) B. A U B = (–3; 5) C. A \ B = (5; +∞) D. B \ A = (–3; –2]
Câu 19. Cho các tập hợp A = (–∞; –3], B = [–7; 10]. Chọn phép toán sai
A. A U B = (–∞; 10] B. A ∩ B = [–7; –3] C. A \ B = (–∞; –7] D. B \ A = (–3; 10]
Câu 20. Cho các tập hợp A = (–1; 4), B = {–1; 1; 3; 4}. Chọn phép toán đúng
A. A ∩ B = [1; 4) B. A ∩ B = (–1; 4) C. B \ A = {–1; 4} D. B \ A = {1; 3}
Câu 21. Xác định tập hợp [–3; 1) ∩ (0; 4]
A. (0; 1) B. [–3; 4] C. (–3; 4) D. Ø
Câu 22. Cho các tập hợp A = (1 – 2m; m + 1) và B = (–3; 5). Tìm giá trị của m để B là tập hợp con của A
A. m ≤ 2 B. m ≥ 2 C. m ≤ 4 D. m ≥ 4
Câu 23. Cho các tập hợp A = (–2; 4m – 5] ∩ [m – 1; 3). Tìm giá trị của m để A = [2; 3)
A. m = 2 B. m = 3 C. m = 1 D. không tồn tại
Câu 24. Cho các tập hợp A = (–∞; m – 1] và B = [2m; +∞). Tìm giá trị của m để A ∩ B = Ø
A. m ≤ 1 B. m < –1 C. m ≥ 1 D. m > –1
Câu 25. Cho A = (–5; –2], B = [–3; 6), C = (–4; 3]. Chọn kết quả sai
A. A ∩ B \ C = Ø B. A ∩ C \ B = (–4; –3)
C. B ∩ C U A = (–5; 3] D. A U (C \ B) = (–5; –3]
Câu 26. Chọn kết quả sai
A. (–5; 7) ∩ (2; 9) = (2; 7) B. [–3; 2) U {1; 2} = [–3; 2]
C. {1; 2} \ (1; 2) = {1; 2} D. {–1; –2; 0} ∩ (–3; 1) = (–2; 0)
Câu 27. Tìm các tập hợp A, B đồng thời thỏa mãn A ∩ B = (1; 2), A \ B = [2; 5] và B \ A = (–1; 1]
A. A = (1; 5), B = (–1; 2) B. A = (–1; 2), B = (1; 5)
C. A = (1; 5], B = (–1; 2) D. A = (–1; 2), B = (1; 5]
Câu 28. Cho (–7; a) ∩ (b; 5) = (–3; 2). Giá trị của a và b là
A. a = 3 và b = 2 B. a = –3 và b = 2 C. a = 2 và b = 3 D. a = 2 và b = –3
Ngoài Hệ thống bài tập trắc nghiệm ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 10 Hình học & Đại số năm học 2021-2022 trên, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều Bộ đề thi mới nhất như môn Toán 10, Ngữ văn 10, Tiếng Anh 10, Vật lý 10, Hóa học 10, Sinh học 10…., Sách giáo khoa lớp 10, Sách điện tử lớp 10, Tài liệu hay, chất lượng và một số kinh nghiệm kiến thức đời sống thường ngày khác mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và đăng tải. Chúc các bạn ôn luyện đạt được kết quả tốt!