Tải về Bản in

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt

  • Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng việt - Đề 1
  • Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng việt - Đề 2
  • Tham khảo các đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt

Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt Phòng Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên là đề tham khảo minh họa môn Tiếng Việt do Phòng GD&ĐT Thái Nguyên ra đề cho các bậc phụ huynh tham khảo giúp con ôn thi chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi đánh giá năng lực vào lớp 6 các trường Chuyên sắp tới. Mời các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng việt - Đề 1

Câu 1 (1 điểm): Xếp những từ sau đây thành các nhóm từ đồng nghĩa:

lấp lánh, tràn ngập, thiết tha, dỗ dành, đầy ắp, vỗ về, da diết, lóng lánh.

Câu 2 (1 điểm): Với mỗi từ in đậm dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:

- Muối nhạt

- Đường nhạt

- Màu áo nhạt

- Tình cảm nhạt

Câu 3 (2 điểm):

(1) Bầu trời sáng như vừa được gội rửa.

(2) Những đóa hoa râm bụt thêm màu đỏ chót.

(3) Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi.

(4) Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực trong ánh mặt trời.

a) Hãy sắp xếp lại trật tự các câu trên để tạo thành một đoạn văn.

b) Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong đoạn văn trên.

Câu 4 (1 điểm): Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đã đặt dấu chấm vào những vị trí thích hợp:

“Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông hóng mát trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng.”

Câu 5 (5 điểm): Hãy tả quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng việt - Đề 2

Câu 1 (2 điểm): Cho hai câu sau:

(1) Mẹ em mua đường để nấu chè.

(2) Đi như thế này thì đúng là mua đường rồi!

a) Tại sao trong hai câu trên từ “mua” có quan hệ nhiều nghĩa, còn từ “đường” có quan hệ đồng âm?

b) Trong hai câu đó, mua đường trong câu nào là hai từ, mua đường trong câu nào là một từ?

Câu 2 (1 điểm): Cho biết tác dụng của từng dấu phẩy trong câu sau:

Ngoài kia, sau một mùa đông dài tơi bời dông bão, những chiếc lộc non đã đâm chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ.

Câu 3 (1 điểm):

“Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi”.

(Cánh diều tuổi thơ – Theo Tạ Duy Anh)

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh để nói về ước mơ thời niên thiếu của mình. Cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh như thế có gì hay?

Câu 4 (1 điểm): Chỉ ra bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau và cho biết câu đó là câu đơn hay câu ghép:

a) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

b) Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.

Câu 5 (5 điểm):

Một cơn mưa phùn buổi đầu xuân hay một trận mưa rào ngày mùa hạ đều có thể mang đến cho thiên nhiên một nét đẹp riêng, quyến rũ...

Em hãy tả lại một cảnh đẹp của quê hương em trong hoặc sau cơn mưa đó.

Đề thi vào lớp 6 môn Tiến Việt gồm 2 đề. Trong đó có 5 câu hỏi và biểu điểm chi tiết kèm theo cho các em học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học lớp 5 chuẩn bị cho chương trình học lớp 6.

Tham khảo các đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt

Đề thi vào lớp 6 khác:

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm