Đề thi vào lớp 6 môn tiếng việt 2020

  • Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 1
  • Đáp án Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 1
  • Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 2

Đề luyện thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020 bao gồm 2 phần Trắc nghiệm và Tự luận cho các em học sinh cùng các bậc phụ huynh tham khảo cho con em mình ôn luyện, chuẩn bị kiến thức cho kì thi tuyển sinh vào lớp 6 trường Chuyên năm học mới đạt hiệu quả cao. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 1

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng của mỗi câu (từ câu 1 đến câu 8) chép vào bài làm.

Câu 1: Trong các thành ngữ sau đây, thành ngữ nào không chứa cặp từ trái nghĩa?

A. Gần nhà xa ngõ.

B. Chân lấm tay bùn.

C. Ba chìm bảy nổi.

D. Lên thác xuống ghềnh.

Câu 2: Dòng nào sau đây đều là từ ghép tổng hợp?

A.Tốt tươi, đi đứng, mặt mày, rạo rực.

B. Đàn bầu, lạnh lùng, nhỏ nhặt, nấu nướng.

C. Hư hỏng, bó buộc, mơ mộng, tóc tai.

D. Xanh xao, bọt bèo, yêu thương, đáo để.

Câu 3: Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?

A. Tối nay, tôi ăn cơm ở nhà bà ngoại.

B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.

C. Mỗi bữa, nó chỉ ăn có một bát cơm.

D. Mẹ tôi là người làm công ăn lương.

Câu 4: Câu nào sau đây là câu cầu khiến?

A. Lan làm bài tập này thế nào nhỉ?

B. Cậu đứng xa chỗ đó ra!

C. Bông hoa này đẹp thật!

D. Thôi, mình làm vỡ mất lọ hoa này rồi!

Câu 5: Câu nào dưới đây đặt dấu gạch chéo (/) đúng vị trí để phân cách chủ ngữ và vị ngữ?

A. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như / tấm kính lau hết mây hết bụi.

B. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch / như tấm kính lau hết mây hết bụi.

C. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính / lau hết mây hết bụi.

D. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể / sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

Câu 6: Kết hợp nào không phải là một từ?

A. Nước biển.

B. Xe đạp.

C. Học hát.

D. Xe cộ.

Câu 7: Hai câu thơ sau trong bài “Tiếng vọng” của Nguyễn Quang Thiều sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ

Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.”

A. Điệp từ - so sánh.

B. Ẩn dụ - so sánh.

C. Nhân hóa - so sánh.

D. Không có sử dụng biện pháp tu từ.

Câu 8: Các vế câu trong câu ghép “Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.” có quan hệ ý nghĩa với nhau như thế nào?

A. Quan hệ tăng tiến.

B. Quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.

C. Quan hệ nguyên nhân - kết quả.

D. Quan hệ tương phản.

PHẦN II. TỰ LUẬN (16,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Xếp các từ in đậm trong đoạn văn dưới đây vào bảng phân loại cho phù hợp:

"Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”

(Cô Tô - Nguyễn Tuân)

Động từ

Tính từ

Quan hệ từ

 

 

 

Câu 2: (3,5 điểm)

Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong mỗi câu sau:

a) Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về tổ, con thuyền sẽ tới được bờ.

b) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.

c) Những chú dế bị sặc nước bò ra khỏi tổ.

d) Những kiến trúc sư thiết kế công trình đang miệt mài làm việc.

Câu 3: (2,0 điểm) Chữa lại mỗi dòng sau đây thành câu theo hai cách khác nhau:

a) Những người ngư dân vẫn vượt sóng ra khơi ấy

b) Mặc dù tàu Trung Quốc hung hăng đâm vào tàu cảnh sát biển Việt Nam

Câu 4: (2,5 điểm)

Trong bài “Bác ơi!”, nhà thơ Tố Hữu có viết:

“Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già.”

Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu được nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu?

Câu 5: (7,0 điểm)

Em hãy tả lại cảnh vật thiên nhiên và con người mỗi dịp tết đến xuân về.

Đáp án Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 1

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 4,0 điểm)

Học sinh chọn đúng chữ cái đứng trước đáp án đúng, mỗi câu cho 0,5 đ

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

C

D

B

D

C

C

A

PHẦN II. TỰ LUẬN 9 16,0 ĐIỂM )

Câu 1: (1,0 đ) Xếp đúng mỗi từ vào đúng bảng phân loại. Mỗi từ xếp đúng cho 0,1 đ

Động từ

Tính từ

Quan hệ từ

lau, nhú, đặt

sạch, đầy đặn, hồng hào, rộng

rồi, như, của

 

Câu 2: (3,5 đ) Xác định mỗi thành phần đúng cho 0,25 điểm

a) Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng

     TN                  TN

bay về tổ, con thuyền // sẽ tới được bờ.

         CN              VN

 

1,0 đ

b) Mấy hôm nọ, trời // mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước

      TN      CN  VN            TN                    CN

//dâng trắng mênh mông.

VN

1,5 đ

c) Những chú dế bị sặc nước // bò ra khỏi tổ.

       CN                   VN

0,5 đ

d) Những kiến trúc sư thiết kế công trình // đang miệt mài làm việc.

              CN                    VN

0,5 đ

Câu 3 (2,0 đ) Học sinh chữa đúng mỗi dòng thành câu theo hai cách khác nhau mỗi cách đúng cho 0,5 điểm.

a)

* Cách 1: Bỏ từ.

Những người ngư dân vẫn vượt sóng ra khơi.

* Cách 2: Thêm vị ngữ.

VD: Những người ngư dân vẫn vượt sóng ra khơi ấy đã góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

 

0,5 đ

 

0,5 đ

a)

* Cách 1: Bỏ từ.

Tàu Trung Quốc hung hăng đâm vào tàu cảnh sát biển Việt Nam.

* Cách 2: Thêm Chủ ngữ , vị ngữ.

VD: Mặc dù tàu Trung Quốc hung hăng đâm vào tàu cảnh sát biển Việt Nam nhưng các chiến sĩ vẫn bình tĩnh, tránh va chạm, khiêu khích.

 

0,5 đ

 

0,5 đ

Câu 4 : (2,5 đ)

Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, song cần nêu được các ý cơ bản sau:

* Về hình thức : Học sinh trình bày cảm nhận những nét đẹp cuộc sống Bác Hồ dưới hình thức một đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.

 

0,5 đ

 

* Về kiến thức:

- Giới thiệu khái quát xuất xứ đoạn thơ: Đoạn thơ trên trong bài thơ “Bác ơi!” của nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi cuộc sống đẹp của Bác Hồ.

 

0,25 đ

 

- Nhà thơ so sánh cuộc sống của Bác như “trời đất của ta”. Bác vừa cao cả, vĩ đại mà cũng gần gũi, thân thương.

0,25 đ

 

- Bác có một tình yêu thương bao la rộng lớn. Đó là tình yêu đất nước, thiên nhiên, yêu nhân loại cần lao, yêu trẻ em, người già và yêu cả “từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa”.

- Tình yêu thương của Bác là tình yêu thương thiết thực, là sự ân cần, quan tâm với tất cả mọi người. Đặc biệt với trẻ thơ, với các cụ già “Sữa để em thơ, lụa tặng già”.

 

0,5 đ

 

 

0,5 đ

- Cuộc sống của Bác là cuộc sống vì hạnh phúc của con người. Bác hy sinh cả cuộc đời vì cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho “mỗi người nô lệ”, cho hạnh phúc của nhân dân.

 

0,5 đ

Câu 5: ( 7,0 đ )

1. Yêu cầu về kỹ năng:

Học sinh biết biết làm văn miêu tả về cảnh vật, thiên nhiên và con người mỗi khi tết đến xuân về. (Kết hợp tả cảnh và tả sinh hoạt)

Bài văn viết phải có bố cụ rõ ràng, chặt chẽ, đủ ba phần. Văn viết trôi chảy, lưu loát, mạch lạc, giàu hình ảnh, cảm xúc (đặc biệt thể hiện tâm trạng, cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, niềm vui của mọi người khi xuân về) và biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa... trong khi tả.

2. Yêu cầu kiến thức:

Bài văn của học sinh cần đạt những yêu cầu cơ bản sau đây:

1) Mở bài:

- Giới thiệu khái quát tâm trạng, cảm xúc về mùa xuân, về cảnh vật, con người khi tết đến, xuân về.

 

 

0,75 đ

2) Thân bài :

a) Tết đến xuân về mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên đất trời:

+ Xuân về là thay đổi cảnh vật thiên nhiên:

- Bầu trời: cao hơn, rộng hơn sau những ngày đông âm u, lạnh giá

- Mặt đất: tràn đầy nhựa sống,...

- Không khí: ấm áp

- Mưa xuân: lất phất, dịu dàng/ (Hoặc: Nắng xuân: ấm áp chiếu xuống vạn vật như muốn đánh thức tất cả...)

+ Mùa xuân về làm cho mọi vật được sinh sôi nảy nở:

- Cây cối: đâm chồi nẩy lộc, trỗi dậy những mầm xanh tươi non...

- Hoa: sắc màu rực rỡ của muôn hoa của đào, mai ngày tết.....

- Chim chóc: ca vang,... từng đàn én rộn ràng bay liệng trên bầu trời...

- Không gian: chan hoà hương thơm, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh.

b) Tết đến xuân về mang lại niềm vui cuộc sống của con người.

+ Cảnh đoàn tụ, sum họp trong mỗi gia đình sau một năm bận rộn với bao công việc.

+ Không khí mọi người tất bật, niềm vui hân hoan đón tết, xuân về: đường sá như đông hơn, cảnh mua sắm, trang hoàng nhà cửa...

+ Niềm vui của trẻ thơ khi tết đến xuân về: được mặc áo mới, được đi chợ tết du xuân, được mừng tuổi...

 

 

 

 

1,5đ

 

 

 

 

 

1,5đ

 

 

 

 

0,75đ

 

1,0 đ

 

0,75 đ

3) Kết bài : Nêu cảm nghĩ và tình yêu của mình về mùa xuân.

(Ai cũng yêu mùa xuân. Mùa xuân đã gieo vào lòng người mơ, hy vọng, về một ngày mai tốt đẹp. Mùa Xuân sẽ mãi trong lòng mọi người.)

0,75 đ

* Biểu điểm:

- Điểm 7:

Bài làm đáp ứng đầy đủ các nội dung trên, kết hợp tả và bộc lộ cảm xúc hợp lý, văn viết giàu hình ảnh, sử dụng yếu tố nghệ thuật tu từ trong miêu tả, lời văn trôi chảy, mạch lạc, có bố cục rõ ràng, không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, trình bày sạch, đẹp.

- Điểm 5- 6:

Bài làm đáp ứng đầy đủ các nội dung trên, kết hợp tả và bộc lộ cảm xúc hợp lý, có sử dụng các biện pháp tu từ trong miêu tả, văn viết mạch lạc, trôi chảy, bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp, song còn mắc một vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 3- 4:

Đáp ứng cơ bản yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, bố cục mạch lạc, song đôi chỗ diễn đạt lủng củng, mắc một vài lỗi chính tả dùng từ đặt câu.

- Điểm 1-2:

Bài làm sơ sài, diễn đạt còn lủng củng.

- Điểm 0:

Lạc đề.

 L­ưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản. Khi chấm giáo viên cần vận dụng linh hoạt và cho điểm từng phần cho phù hợp. Cần khuyến khích những bài viết tốt, có cảm xúc, biết tả và bộc lộ cảm xúc hợp lý, sinh động, hấp dẫn, chữ viết sạch đẹp.

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 2

Câu 1.

Từ nào trong số các từ in nghiêng sau thích hợp nhất để điền vào chỗ chấm trong câu:

Cả nể trước lời mời, tôi đành phải ……..….ngồi rốn lại.

(do dự, chần chừ, lưỡng lự, phần vân, ngần ngại)

Câu 2.

Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?

A. Mặc dù bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa.

B. Thỏ cắm cổ chạy mải miết nhưng nó vẫn không đuổi kịp rùa.

C. Nếu việc học tập bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt và sự dã man.

Câu 3.

Từ khác loại trong dãy từ: bác sĩ, thi sĩ, thạc sĩ, nghệ sĩ, chiến sĩ là:

A. thạc sĩ

B. chiến sĩ

C. thi sĩ

D. nghệ sĩ

Câu 4.

Trong câu văn sau có mấy từ đồng nghĩa?

"Cảnh vật trưa hè ở đây yên tĩnh, cây cối đứng im lim, không gian vắng lặng, không một tiếng động nhỏ."

A. 2 từ

B. 3 từ

C. 4 từ

D. 5 từ

Câu 5. Nối các từ/cụm từ ở cột A với các từ/cụm từ ở cột B để tạo nên các thành ngữ, tục ngữ quen dùng:

Cột A

Cột B

Nói bóng

chân sóng

Qua sông

đến bến

Tóc bạc

nói gió

Ngọn nguồn

răng long

Câu 6.

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn: “Từ trên đèo nhìn xuống, ta có cảm tưởng như núi mẹ, núi con đang dắt nhau ra tắm biển." là:

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Cả hai biện pháp trên

Câu 7.

Cho câu văn: "Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mơn mớn, non tươi dập dờn đùa với gió."

Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để có câu trả lời đúng:

Câu văn trên có ……..quan hệ từ, đó là các từ: .……………..

Câu 8.

Từ có tiếng "quốc" thích hợp điền vào chỗ chấm trong hai câu sau là từ nào?

A. Tiết kiệm phải là một …..

B. …….. nước ta thời Đinh là Đại Cồ Việt.

Câu 9.

Tả bãi ngô đến kì thu hoạch, nhà văn Nguyên Hồng viết rất hay:

"Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về."

Điều gì đã làm nên sự thành công đó?

A. Tác giả dùng nhiều từ láy và các từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh sinh động.

B. Tác giả đã quan sát rất kĩ và rất yêu quý bãi ngô.

C. Tác giả dùng nhiều câu văn ngắn tạo nên nhip độ nhanh.

Câu 10.

Dùng chữ Đ (đúng) đánh dấu các câu hướng dẫn đúng, chữ S (sai) đánh dấu những hướng dẫn chưa đúng khi viết bài văn miêu tả người hoặc cảnh vật.

Tả cảnh vật cần tả bao quát toàn cảnh, nêu khung cảnh chung của cảnh vật, cảm nhận chung của bản thân về cảnh vật.

 

Tả từng bộ phận của cảnh theo trình tự không gian hoặc thời gian, chú ý chỉ ra các nét riêng của cảnh vật.

 

Khi tả cảnh không được lồng tả người hoặc vật.

 

Cần tả hết tất cả các đặc điểm ngoại hình của nhân vật.

 

Không chỉ tả ngoại hình, khi tả người cần tả thêm hành động, lời nói, suy nghĩ, tính cách của người đó.

 

Câu 11.

Sắp xếp lại các ý cho dưới đây để có một dàn ý đúng cho bài văn tả một người bạn.

1. Bạn bè và thầy cô yêu quý bạn.

2. Dáng bạn cao, gầy, da ngăm đen, tóc buộc gọn sau gáy, ăn mặc giản dị.

3. Bạn chăm học, luôn làm đủ bài tập trước khi đến lớp.

4. Ngoài giờ học, bạn biết giúp đỡ cha mẹ công việc nhà.

5. Bạn 10 tuổi, học cùng lớp với em.

6. Bạn thích môn bóng rố, tập luyện rất tích cực.

Trình tự các ý lần lượt là:……………………………………

Câu 12.

Cho câu văn: “Con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống nhất, cứ thúc mãi cái mồm xuống, ủi cả đất lên mà gặm, bọt mép nó trào ra."

Trong câu văn trên có mấy tính từ, mấy động từ?

A. 7 động từ, 3 tính từ.

B. 6 động từ, 2 tính từ.

C. 6 động từ, 3 tính từ.

D. 7 động từ, 2 tính từ.

Câu 13.

Các câu văn sau có chung đặc điểm gì? Tác dụng của cách viết đó như thể nào?

a. Trắng trời, trắng núi một thế giới ban.

b. Tung tăng trên cánh đồng lúa chín những cánh cò trắng muốt.

c. Tấp nập trên đường những chuyển xe qua.

- 3 câu văn trên có chung đặc điểm:

………………………………………………………………………………………………………………

Tác dụng:…………………………………………………….

Câu 14. Cho đoạn thơ:

Ở trong chiếc bút

Lại có ruột gà

Trong mũi người ta

Có ngay lá mía

Chân bàn, chân tủ

Chẳng bước bao giờ.

Các từ nhiều nghĩa có trong đoạn thơ trên là:

…………………………………………………………………

Câu 15.

Dựa vào nghĩa của tiếng "hòa", các từ: hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận, hòa vốn có thể chia thành mấy nhóm?

A. 2 nhóm

B. 3 nhóm

C. 4 nhóm

D. 5 nhóm

Câu 16.

Nối các câu ở cột A với phương án phù hợp ở cột B nêu đúng ý nghĩa của từ “đứng”:

Cột A

Cột B

Ông bố đứng ra bảo lãnh cho cậu con trai.

Ở vào trạng thái ngừng chuyển động, phát triển.

Hôm nay trời đứng gió.

Điều khiển ở tư thế đứng.

Chị ấy có thế đứng một lúc năm máy.

Ở vào một vị trí nào đó.

Cô ấy là người đứng đầu cơ quan này.

Tự đặt mình vào một vị trí, nhận lấy một trách nhiệm nào đó.

Đề thi thử vào lớp 6 môn Tiếng việt bao gồm 2 đề có các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, cấu trúc đề thi bám sát chương trình học từ cơ bản đến nâng cao cho các em học sinh tham khảo nắm được nội dung đề thi ôn tập ôn thi vào lớp 6.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm