Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học
Tham khảo: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Thực hành Cao Nguyên, Đăk Lăk (Lần 3) để hệ thống lại kiến thức môn học và rèn luyện kỹ năng giải đề, quý thầy cô có thêm tài liệu phục vụ quá trình ôn tập cho học sinh cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm ra đề thi.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 – LẦN 3 Mã đề thi 132 |
Câu 81: Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên?
1. Chúng đều là các nhân tố tiến hóa.
2. Chúng đều là các quá trinh hoàn toàn ngẫu nhiên.
3. Chúng đều dẫn đến sự thích nghi.
4. Chúng đều làm giảm đa dạng di truyển của quần thề.
Câu trả lời đúng là:
A. 1 và 4 B. 3 và 4. C. 2 và 4 D. 1 và 3.
Câu 82: Khi nói về sự phát sinh loài người, xét các kết luận sau:
1. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ thứ tư (Đệ tứ) của đại Tân sinh
2. Có hai giai đoạn, tiến hóa sinh học và tiến hóa xã hội
3. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người
4. Tiến hóa sinh học đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu .
5. Dạng người cổ nhất trong chi Homo là Homo Habiliss
6. Tay của người và chân sau của ngựa là bằng chứng chứng minh người và ngựa tiến hóa theo hướng phân ly từ một nguồn gốc tổ tiên chung.
Số kết luận đúng là:
A. 3 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 83: Theo quan điểm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, giá trị thích nghi tương đối của một con La bất thụ là bao nhiêu?
A. Lớn hơn lừa và ngựa hữu thụ vì nó có sức khỏe tốt hơn lừa và ngựa.
B. Bằng 0 vì con la bất thụ nên không thể truyền gen của nó cho thế hệ sau, vì vậy không có ý nghĩa trong tiến hóa.
C. Lớn hơn 1 vì con la bất thụ nhưng lại có sức sống tốt, khả năng tồn tại tốt hơn lừa và ngựa.
D. Kém hơn lừa và ngựa vì đây là dạng lai khác loài mang hai bộ đơn bội của hai loài lừa và ngựa.
Câu 84: Ứng dụng sự thích nghi của sinh vật đối với nhân tố ánh sáng trong sản xuất, người ta tiến hành:
A. Cây ưa ẩm trước, cây chịu hạn trồng sau
B. Trồng cây ưa bóng trước, ưa sáng sau
C. Trồng cả 2 loại cây cùng một thời điểm
D. Ứng dụng sự thích nghi của sinh vật đối với nhân tố ánh sáng trong sản xuất, người ta tiến hành:
Câu 85: Theo lí thuyết ở đời con phép lai nào sau đây có nhiều loại kiểu gen nhất?
Câu 86: Cho các phát biểu sau:
1. Giới hạn sinh thái là một khoảng giá trị xác định của một hay một số nhân tố sinh thái mà tại đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển
2. Loài có mức độ tiến hóa càng cao thì khả năng phân bố càng rộng vì giới hạn sinh thái hẹp
3. Nhìn chung cây ở vùng nhiệt đới hẹp nhiệt hơn cây ở vùng ôn đới
4. Ngoài khoảng thuận lợi của giới hạn sinh thái sinh vật vẫn có thể tồn tại
5. Để duy trì một số nhân tố sinh thái nông nghiệp ở khoảng thuận lợi, con người thường cày bừa sâu, bón phân, tưới nước ở mức độ phù hợp cho cây trồng
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 87: Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen qui định. Alen A1 qui định lông xám trội hoàn toàn so với alen a2 và a3. Alen a2 qui định lông đen trội hoàn toàn so với alen a3 qui định lông trắng. Một quần thể đã qua ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa có 36% cá thể lông xám, 55% cá thể lông đen, các cá thể còn lại có lông trắng.
Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu nội dung đúng?
(1) Tần số alen A1 = 0,6.
(2) Tỉ lệ các cá thể mang kiểu gen dị hợp trong quần thể là 62%.
(3) Trong số cá thể mang kiểu hình lông xám của quần thể, số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/9.
(4) Cho tất cả con lông đen trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với các con lông trắng, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 1 trắng: 11 đen.
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 88: Có bao nhiêu câu sai?
1. Tất cả các cá thể bị đột biến gen hay đột biến nhiễm sắc thể đều được gọi là thể đột biến
2. Đột biến đa bội là một nhân tố tiến hóa vô cùng mạnh mẽ
3. Đột biến nhiễm sắc thể tạo nguồn nguyên liệu chính cho quá trình tiến hóa
4. Mất đoạn NST số 21 gây ra hội chứng Đao
5. Nếu acridin chèn vào mạch khuôn mới đang tổng hợp của ADN thì sẽ tạo nên đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit
6. Ở ruồi giấm, lặp đoạn Barr làm mắt lồi thành mắt dẹt
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 89: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quan niệm tiến hóa hiện đại?
1. Các quần thể sinh vật trong tự nhiên chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi bất thường
2. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa
3. Sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể đã được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
4. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
5. Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn alen trội ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại kiểu hình trội.
6. kết quả của chọn lọc nhân tạo sẽ dẫn đến tạo ra loài mới.
A. 4 B. 2 C. l D. 3
Câu 90: Có 3 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen Aa giảm phân bình thường tạo giao tử. Nếu 3 tế bào này giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì tỷ lệ các loại giao tử là?
(1). 1 : 1 : 1 : 1. (2). 3 : 3 : 1 : 1. (3). 2 : 2 : 2 : 2: 1: 1: 1: 1 (4). 2 : 2 : 1 : 1.
Phương án đúng?
A. (1) và (4) B. (4) C. (2) và (3) D. (3) và (4)
Câu 91: Cho lưới thức ăn sau và một số nhận định
1. Sinh vật đầu bảng là cá giếc
2. Có 4 loại chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên
3. Cá lóc ở 4 bậc dinh dưỡng khác nhau
4. Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích
5. Chuỗi thức ăn chiếm ưu thế trong tự nhiên được biểu diễn ở lưới thức ăn trên chuỗi mà cá lóc là sinh vật tiêu thụ bậc 3
6. Động vật nổi và sâu bọ ăn thịt có sự cạnh tranh với nhau 7. Có trường hợp nếu một loài nào đó trong lưới thức ăn bị mất đi thì sẽ không còn chuỗi thức ăn nào
Số nhận định không đúng là:
A. 5 B. 4 C. 6 D. 7
Câu 92: Ở một loài thực vật, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Cho (P) cây thân cao hoa đỏ lai với cây thân thấp hoa đỏ, thu được đời con F1, gồm 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình thân cao hoa trắng chiếm tỉ lệ 18%.
Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?
1. Ở F1 gồm 7 loại kiểu gen.
2. Cây thân cao hoa đỏ ở P dị hợp về hai cặp gen.
3. Có tối đa 10 loại kiểu gen về hai cặp gen trên.
4. Đã xảy ra hoán vị gen với tần số 28%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 93: Cho các phép lai về màu sắc lông của 1 loài động vật do 1 gen qui định sau đây:
- phép lai 1: P: đen x đen được F1: 100% đen.
- phép lai 2: P: đen x bạch tạng được F1: 1đen : 1 bạc.
- phép lai 3: P: kem x kem được F1: 3kem: 1 bạch tạng.
- phép lai 4: P: bạc x kem được F1: 1kem: 2 bạc: 1bạch tạng. Xác định thứ bậc trội, lặn đúng là:
A. bạc > đen > kem > bạch tạng. B. đen > kem > bạc > bạch tạng.
C. bạc > kem > đen > bạch tạng. D. đen > bạc > kem > bạch tạng.
Câu 94: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen qui định và trội hoàn toàn. Tần số hoán vị giữa gen A và B là 20%. Ở phép lai thu được F1 . Ở F1, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có kiểu hình aaB-D-, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là?
A. 0,01 B. 0,04 C. 0,1575 D. 0,063
Câu 95: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Hà và Lan đều có mẹ bị bệnh bạch tạng, bố của họ không mang gen gây bệnh. Họ lấy chồng bình thường (nhưng có bố đều bị bệnh). Hà sinh một con gái bình thường đặt tên là Phúc, Lan sinh một con trai bình thường đặt tên là Hậu. Sau này Phúc và Hậu lấy nhau. Xác suất cặp vợ chồng Phúc và Hậu sinh 2 đứa con bình thường là bao nhiêu?
A. 27/46 B. 29/36 C. 64/81 D. 32/36
Câu 96: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?
A. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
B. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
C. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
D. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
Câu 97: Có bao nhiêu quần thể sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền theo định luật Hacđi-Vanbec?
(1) 100%aa.
(2) 25%AA : 50%aa : 25%Aa.
(3) 100%Aa.
(4) 48%AA : 36%Aa : 16%aa.
(5) 1%aa: 18%Aa: 81%AA.
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 98: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
A. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen
B. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt
C. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa
D. Tạo ra giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt
Câu 99: Phát biểu đúng về cấu trúc tuổi của quần thể trẻ là:
A. Đáy tháp hẹp, nhóm tuổi đang sinh sản nhiều hơn nhóm tuổi trước sinh sản
B. Đáy tháp rộng, nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỷ lệ cao
C. Đáy tháp rộng, cạnh tháp có chiều thẳng đứng
D. Đáy tháp rộng vừa phải, tỷ lệ sinh sản cân bằng với tỷ lệ tử vong
Câu 100: Ở một loài động vật có vú, khi cho lai giữa một cá thể đực có kiểu hình lông hung với 1 cá thể cái có kiểu hình lông trắng đều có kiểu gen thuần chủng thu được F1 toàn bộ lông hung. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 37,5% con đực lông hung, 18,75% con cái lông hung, 12,5% con đực lông trắng, 31,25% con cái lông trắng. Tiếp tục cho những con lông hung ờ đời F2 ngẫu phốỉ thu được F3. Số phát biểu không đúng về F3?
1. Tính trạng màu lông tuân theo qui luật di truyền liên kết giới tính do gen nằm trên NST X qui định
2. Tỉ lệ lông hung thu được là 7/9
3. Tỉ lệ con cái lông hung thuần chủng là 3/18
4. Tỉ lệ con đực lông hung là 4/9
5. Tỉ lệ con đực lông trắng chi mang gen lặn 1/18
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 101: Các nòi thường phân biệt nhau bằng:
A. sự tích lũy nhiều đột biến nhỏ. B. một số các đột biến lớn.
C. các đột biến nhiễm sắc thể. D. các biến dị ngẫu nhiên.
Câu 102: Vai trò của cơ chế cách li trong tiến hóa không phải là
A. ngăn ngừa sự giao phối tự do của các cá thể thuộc các quần thể lân cận cùng loài.
B. làm biến động di truyền, thúc đẩy hình thành loài mới diễn ra nhanh hơn.
C. thúc đẩy quá trình phân li tính trạng, tăng cường sự phân hóa vốn gen trong quần thể gốc.
D. làm cho quần thể gốc nhanh chóng phân li thành những quần thể mới ngày càng khác xa nhau.
Câu 103: Lai giữa cây thuần chủng thân cao với thân thấp, F1 đều có thân cao. Cho cây F1 lai với một cây khác thu được 62,5% cây thân cao: 37,5% cây thân thấp. Tính trạng chiều cao cây di truyền theo quy luật nào?
A. Tương tác át chế 13:3 B. Tương tác bổ trợ kiểu 9:7
C. Tương tác bổ trợ kiểu 9:6:1 D. Tương tác át chế kiểu 12:3:1
Câu 104: Một phân tử mARN có tỷ lệ các loại Nu như sau: A:U:G:X = 1:3:2:4.Tính theo lý thuyết tỷ lệ bộ ba có chứa 2A là
Câu 105: Điểm khác biệt cơ bản trong quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực so với sinh vật nhân sơ là:
A. Quá trình phiên mã có 1 bộ ba mở đầu và 3 bộ ba kết thúc
B. Có giai đoạn cắt bỏ intron, nối các đoạn êxôn lại với nhau
C. Một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp thành từng đoạn nhỏ
D. Có nhiều đơn vị nhân đôi hơn
Câu 106: Câu nào sau đây đúng?
A. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử là quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
B. Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là ADN và prôtêin
C. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử là quá trình nhân đôi, phiên mã và dịch mã
D. Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là nhiễm sắc thể
Câu 107: Nội dung nào sau đây là đúng?
(1) Các loài sinh vật phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường
(2) Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt
(3) Chỉ có động vật mới phản ứng với nhiệt độ môi trường còn thực vật thì không phản ứng
(4) Động vật biến nhiệt có khả năng thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên có khả năng thích nghi hơn so với động vật hằng nhiệt
(5) Nhiệt độ không ảnh hưởng đến lượng thức ăn và tốc độ tiêu hóa của sinh vật
A. (1), (4), (5) B. (2), (3), (4) C. (1), (2) D. (1), (2),(4), (5)
Câu 108: Trong những dạng biến đổi vật chất di truyền dưới đây, dạng nào là đột biến gen?
I. Chuyển đoạn NST II. Mất 1 cặp nuclêôtit III. Tiếp hợp và trao đổi chéo trong giảm phân
IV. Thay thế 1 cặp nuclêôtit V. Đảo đoạn NST VI. Thêm 1 cặp nuclêôtit VII. Mất đoạn NST
A. II, III, V,VI B. I, II, III, IV,VI C. I, V, VII D. II, IV, VI
Câu 109: Quần thể nào sau đây phân bố đồng đều:
A. Những con giun sống ở nơi ẩm ướt
B. Đám cỏ lào mọc ven rừng
C. Những con dã tràng cùng nhóm tuổi trên bãi biển
D. Những con sâu trên cây chuối
Câu 110: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?
A. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài. B. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
C. Do nhu cầu sống khác nhau. D. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng.
Câu 111: Cho các dữ kiện sau đây:
1. Ở kì giữa nguyên phân, trong tế bào có 8 crômatit
2. Ở kì giữa giảm phân II, trong tế bào có 4 NST kép
3. Ở kì sau giảm phân I, trong tế bào có 16 tâm động
4. Ở kì đầu giảm phân II, trong tế bào có 8 NST đơn
5. Ở kì cuối giảm phân II, trong tế bào có 0 crômatit
Có bao nhiêu dữ kiện sai khi nói về ruồi giấm?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 112: Trong rừng, hạt quả thông đỏ được bọc bởi vỏ rất chắc. Nhờ những loài sóc, chim và gấu xám gặm vỏ, hạt mới tách được ra. Một phần hạt được chúng sử dụng làm thức ăn, phần khác rơi rụng xuống sàn rừng rồi mọc thành các cây mới. Mối qhệ giữa thông đỏ và các loài động vật ăn hạt là
A. vật ăn thịt-con mồi. B. hội sinh. C. hợp tác. D. cộng sinh.
Câu 113: Cho các bước tạo động vật chuyển gen:
(1) Lấy trứng ra khỏi con vật.
(2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.
(3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.
(4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi.
Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là
A. (1) → (4) → (3) → (2)
B. (2) → (3) → (4) → (2)
C. (1) → (3) → (4) → (2)
D. (3) → (4) → (2) → (1)
Câu 114: Có nhiều giải pháp giúp sự phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, có bao nhiêu giải pháp sau đây đúng?
(1) Thoả mãn nhu cầu hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến việc thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
(2) Trong khai thác nguồn lợi sinh vật phải duy trì được đa dạng sinh học, không gây nên tình trạng mất cân bằng sinh học của các hệ sinh thái cơ bản.
(3) Tái sử dụng, tái chế và tiết kiệm tài nguyên không tái tạo phải được xem là một nguyên tắc.
(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Số phát biểu đúng:
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 115: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của 2 cặp gen (Aa và Bb) phân li độc lập. Gen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b qui định hoa vàng; Cặp gen aa át, A thì không. Lai 2 cây P thuần chủng, thu được F1 đem cho tự thụ phấn, thu được F2 có 16 kiểu tổ hợp giao tử và tỉ lệ phân li kiểu hình 9:4:3 . Cho biết kiểu di truyền của P và trình tự các loại kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 9:4:3 là:
A. AAbb x aaBB; đỏ, trắng,vàng. B. AABB x aabb; đỏ,vàng, trắng.
C. AABB x aabb; trắng, đỏ,vàng. D. AAbb x aaBB; đỏ,vàng, trắng.
Câu 116: Nếu tỉ lệ phân li kiểu gen tại F1 là: 1AAaa : 2 Aaaa : 1 aaaa thì kiểu gen của P là:
A. Aaaa x Aaaa B. Aa x Aa C. AAaa x Aaaa D. AAAa x A aaa
Câu 117: Ở một quần thể thực vật, xét một locut gen có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Ở thế hệ P, tần số kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm 20% và tần số kiểu gen dị hợp tử chiếm 60%, còn lại là đồng hợp tử lặn. Sau một số thế hệ tự thụ phấn liên tiếp, tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ cuối cùng là 3,75%. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Từ thế hệ P, quần thể đã trải qua 4 thế hệ tự thụ phấn.
B. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội ở thế hệ cuối cùng chiếm 48,2%.
C. Số cá thể trội ở thế hệ cuối cùng chiếm 45,32%.
D. Số cá thể mang alen lặn ở thế hệ P chiếm 82%.
Câu 118: Ở bò, gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định chân cao trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp. Trong một trại nhân giống, có 15 con đực giống chân cao và 200 con cái giống chân thấp. Quá trình ngẫu phối sinh ra đời con 80% cá thể chân cao, 20% cá thể chân thấp. Lấy ngẫu nhiên 1 con bò đực trong số 15 con nói trên, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là:
A. 60%. B. 80%. C. 15%. D. 30%.
Câu 119: Có bao nhiêu bệnh, tật, hội chứng di truyền sau chỉ có ở nữ, không có ở nam?
1. Hội chứng Đao 2. Hội chứng Patau 3. Hội chứng Etuôt
4. Hội chứng Tơcnơ 5. Hội chứng Claiphentơ 6. Bệnh hồng cầu hình liềm
7. Bệnh máu khó đông 8. Bệnh mù màu 9. Tật dính ngón tay 2, 3
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 120: Cho cây (P) lá nguyên, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1 gồm: 56,25% cây lá nguyên, hoa đỏ; 18,75% cây lá nguyên, hoa hồng; 18,75% cây lá xẻ, hoa hồng; 6,25% cây lá xẻ, hoa trắng. Biết tính trạng về dạng lá do một cặp gen quy định, tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen khác quy định, không có hoán vị gen và không xảy ra đột biến. Phương án đúng?
A. Hai tính trạng trên tuân theo qui luật phân ly độc lập.
B. Cây P có thể có 3 kiểu gen
C. Nếu cho cây (P) giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng dị hợp tử thì tỉ lệ cây lá nguyên, hoa hồng ở đời con là 37,5%
D. F1 có 30 kiểu gen
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học
81, A 82, D 83, B 84, D | 85, C 86, B 87, C 88, A | 89, D 90, A 91, D 92, D | 93, D 94, D 95, B 96, B | 97, D 98, A 99, B 100, B | 101, A 102, B 103, B 104, A | 105, B 106, C 107, C 108, D | 109, C 110, C 111, B 112, C | 113, C 114, C 115, A 116, A | 117, A 118, A 119, D 120, C |