Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh gồm 40 câu hỏi trắc theo cấu trúc đề thi mới của Bộ Giáo dục, giúp các bạn củng cố và luyện tập kiến thức môn Sinh hiệu quả, từ đó chuẩn bị và sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc gia, xét tuyển Đại học, Cao đẳng 2017 sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 bài thi Khoa học tự nhiên - Đề số 1
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 1)
SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 Đề thi gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 MÔN: SINH HỌC (Thời gian làm bài 50 phút không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Trong một chu kì tế bào, kết luận đúng về sự nhân đôi của ADN và sự phiên mã diễn ra trong nhân là:
A. Có một lần nhân đôi và nhiều lần phiên mã.
B. Tùy theo từng đoạn tế bào mà số lần nhân đôi và số lần nhân đôi và số lần phiên mã có thể như nhau hoặc có thể khac nhau.
C. Số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau.
D. Số lần phiên mã gấp nhiều lần số lần nhân đôi.
Câu 2: Điều hòa hoạt động của gen chính là:
A. Điều hòa lượng mARN, tARN, rARN tạo ra để tham gia tổng hợp protein.
B. Điều hòa lượng enzim tạo ra để tham gia tổng hợp protein.
C. Điều hòa lượng sản phẩm của gen đó được tạo ra.
D. Điều hòa lượng ATP cần thiết cho quá trình tổng hợp protein.
Câu 3: Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ, gen điều hòa vẫn sản xuất prôtêin ức chế.
B. Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi động (P) để khởi động quá trình phiên mã.
C. Prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành (O) làm ngăn cản quá trình phiên mã.
D. Gen điều hòa nằm trong thành phần cấu trúc của opêron Lac.
Câu 4: Có 8 phân tử ADN của một vi khuẩn chỉ chứa N15 nếu chuyển nó sang môi trường chỉ có N14 thì sau 6 lần phân đôi liên tiếp có tối đa bao nhiêu vi khuẩn con còn chứa N15?
A. 0. B. 16. C. 504. D. 496.
Câu 5: Tác nhân gây đột biến gen có thể chứng minh mã di truyền là mã bộ ba là:
A. 5- BU B. EMS (etyl- metisunphat) C. NMU (nitrometyure) D. Acginin
Câu 6: Phân tử protein thể hiện được chức năng sinh học tốt nhất ở bậc cấu trúc:
A. Bậc 1 B. Bậc 2 C. Bậc 3 D. Bậc 4
Câu 7: Loại đột biến làm thay đổi hình thái của NST:
A. Mất đoạn NST B. Đảo đoạn NST
C. Chuyển đoạn trên 1 NST D. Lệch bội.
Câu 8: Ở gà, con đực có cặp NST giới tính là:
A. XX B. XY C. XO D. XXX
Câu 9: Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi
A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản
B. các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn
C. không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính
D. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng
Câu 10: Một ruồi giấm cái mắt đỏ mang một gen lặn mắt trắng nằm trên nhiễm sắc thể X, giao phối với một ruồi giấm đực mắt đỏ sẽ cho ra F1:
A. 1/2 số ruồi cái có mắt trắng B. 3/4 ruồi mắt đỏ, 1/4 ruồi mắt trắng ở cả đực và cái
C. toàn bộ ruồi đực có mắt trắng D. 1/2 số ruồi đực có mắt trắng
Câu 11: Ở đậu hà lan, xét tính trạng mầu sắc hạt: A: hạt vàng, a: hạt xanh. Đem lai các cây đậu hà lan dị hợp với nhau thu được F1 gồm 3 hạt vàng và 1 hạt xanh. Lấy ngẫu nhiên 3 hạt vàng, xác suất bắt gặp 2 hạt dị hợp và 1 hạt đồng hợp là:
A. 4/27 B. 9/64 C. 4/9 D. 27/64
Câu 12: Một cơ thể có kiểu gen Ab/aB khi sinh giao tử đã xảy ra hoán vị gen với tần số 25%. Giả sử đây là cơ thể đực, số tế bào sinh tinh là 500 thì số tế bào sinh tinh có xảy ra hoán vị gen là bao nhiêu?
A. 250 B. 125 C. 300 D. 100
Câu 13: Khi lai thứ lúa thân cao, hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp, hạt đục. F1 thu được toàn cây thân cao, hạt gạo đục. Cho các cây F1 tự thụ với nhau ở F2 thu được 15600 cây bao gồm 4 kiểu hình, trong đó có 3744 cây thân cao, hạt trong. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen tác động riêng rẽ qui định. Kiểu gen của F1 là:
A. Ab//aB B. AB//ab C. AB//aB D. aB/ab
Câu 14: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 0,1AA + 0,8Aa + 0,1aa. Sau 3 thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào?
A. 0,20 AA + 0,60Aa + 0,20aa = 1 B. 0,30 AA + 0,40Aa + 0,30aa = 1
C. 0,45 AA + 0,10Aa + 0,45aa = 1 D. 0,64 AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1
Câu 15. Cho bướm tằm đều có KH kén trắng, dài. Có kiểu gen dị hợp hai cặp gen giống nhau (Aa, Bb). giao phối với nhau, thu được F2 có 4 KH, trong đó KH kén vàng, bầu dục chiếm 7,5%. Mỗi gen q.định 1 tính trạng, trội là trội hoàn toàn. Tỷ lệ giao tử của bướm tằm đực F1.
A. AB = ab = 50%. B. AB = aB = 50%.
C. Ab = aB = 35%; AB = ab = 15%. D. AB = ab = 42,5%; Ab = aB = 7,5%.
Câu 16. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn nếu xảy ra hoán vị gen ở cả hai bên với tần số 20% thì phép lai Aa BD//bd × Aa Bd//bD cho tỉ lệ kiểu hình A-bd//bd ở đời F1 là:
A. 9% B. 6% C. 3% D. 4,5%
Câu 17: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên NST thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong một quần thể người, cứ 100 người da bình thường thì có 1 người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bình thường của họ là:
A. 0,75% B. 99,25% C. 99,9975% D. 0,0025%
Câu 18. Quan hệ trội, lặn của các alen ở mỗi gen như sau: gen I có 2 alen gồm: A1 = A2 > A3; gen II có 4 alen gồm: B1 > B2 > B3 > B4; gen III có 5 alen gồm: C1 = C2 = C3 = C4 > C5. Gen I và II cùng nằm trên một cặp NST thường, gen III nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y. Số kiểu gen và kiểu hình nhiều nhất có thể có trong quần thể với 3 lôcus nói trên:
A. 1560 và 88 B. 560 và 88 C. 1560 và 176 D. 560 và 176
Câu 20. Ở một quần thể thực vật tự thụ phấn có cân bằng di truyền như sau: . Khi môi trường thay đổi. Biết rằng chỉ có kiểu gen có alen trội mới có sức chống chịu, kiểu gen đồng hợp lặn sẽ không có sức chống chịu với môi trường nên sẽ chết. Sau đó quần thể mới sẽ tự thụ phấn tạo ra thế hệ đầu tiên. Tỉ lệ thu được lần lượt ở trường hợp 1 và trường hợp 2 ở thế hệ đầu tiên có kiểu gen ở trong quần thể là
A. 0,475 B. 0,25 C. 0,32 D. 0,468
Câu 21. Enzym ligaza tác dụng ở khâu nào trong kỹ thuật ghép gen?
A. Cắt mở vòng ADN plasmit.
B. Cắt đoạn ADN cần thiết từ ADN của tế bào cho.
C. Ghép ADN của tế bào cho vào ADN plasmit.
D. Nối ADN tái tổ hợp vào ADN của tế bào nhận.
Câu 22: Cho sơ đồ phả hệ sau:
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con trai không bị mắc bệnh trên là:
A. 1/3. B. 1/6. C. 1/4. D. 1/8.
Câu 23: Ung thư là bệnh
A. đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của tế bào cơ thể, hình thành khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
B. lành tính, không di truyền do tế bào ung thư phân chia vô hạn tạo ra khối u, nhưng ít ảnh hưởng đến sức sống của cá thể.
C. do tác nhân môi trường tạo ra: khí độc hại, hoá chất, virut gây ung thư.
D. ác tính và lành tính khi các tế bào khối u di căn vào máu và các nơi khác trong cơ thể, gây chết cho bệnh nhân.
Câu 24: Bầu khí quyển nguyên thủy của Trái đất chứa hỗn hợp các hợp chất
A. CH4, hơi nước. B. hydrô.
C. CH4, NH3, C2N2, CO, hơi nước. D. ôxy.
Câu 25: Cây hạt trần phát triển mạnh ở giai đoạn nào sau đây?
A. Kỉ Tam điệp của đại Trung sinh B. Kỉ Pecmi của đại Cổ sinh
C. Kỉ Xilua của đại Cổ sinh D. Kỉ Đêvôn của đại Cổ sinh
Câu 26. Cá và gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đọan phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng cùng tổ tiên xa thì gọi là:
A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng địa lí - sinh học. D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 27: Trong quá trình hình thành loài địa lý, yếu tố địa lý đóng vai trò:
A. Quyết định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gốc.
B. Tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài.
C. Quyết định sự phân ly tính trạng của quần thể gốc.
D. Quyết định nhịp điệu biến đổi kiểu gen của quần thể gốc.
Câu 28: Đặc trưng cơ bản ở người mà không có ở các loài vượn người ngày nay là
A. bộ não có kích thước lớn. B. có hệ thống tín hiệu thứ 2.
C. đẻ con và nuôi con bằng sữa. D. khả năng biểu lộ tình cảm.
Câu 29: Ở người xuất hiện các dạng tế bào OX và XXY. Các loại tế bào trên thuộc dạng đột biến:
A. Thể một và thể ba B. Thể một và thể bốn
C. Thể một kép và thể ba D. Thể một và thể tam bội
Câu 30: Một tế bào sinh dưỡng của lúa 2n = 24 nguyên phân liên tiếp 6 lần, nhưng khi kết thúc phân bào lần thứ 3, trong số các tế bào con, do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra trên tất cả các cặp NST. Số lượng tế bào con hình thành khi kết thúc phân bào lần 6.
A. 64 B. 60 C. 32 D. 256
Câu 31: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép vì
A. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.
B. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.
C. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.
D. Tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.
Câu 32: Khi kích thước của quần thể hữu tính vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là:
A. giảm hiệu quả nhóm. B. giảm tỉ lệ sinh.
C. tăng giao phối tự do. D. tăng cạnh tranh.
Câu 33: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
A.0,57% B.0,92% C.0,0052% D.45,5%
Câu 34: Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái như thế nào?
A. có thể kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người
B. có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên
C. có thể hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai
D. có thể chủ động điều khiển diễn thế sinh thái theo ý muốn của con người
Câu 35: Chu trình cacbon trong sinh quyển
A. liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.
B. gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
C. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.
D. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.
Câu 36: Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái đất là
A. do đốt quá nhiều nhiên liệu hoá thạch và do thu hẹp diện tích rừng
B. do thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu
C. do động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp
D. do bùng nổ dân số nên làm tăng lượng khí CO2 qua hô hấp
Câu 37: Sự giàu dinh dưỡng của các hồ thường làm giảm hàm lượng ôxi tới mức nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu của sự khử ôxi tới mức này là do sự tiêu dùng
A. ôxi của các quần thể cá, tôm. B. ôxi của các quần thể thực vật.
C. các chất dinh dưỡng. D. sự ôxi hoá của các chất mùn bã.
Câu 38: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây?
(1) Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải.
(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.
A. (1), (3), (5). B. (2), (3), (5). C. (3), (4), (5). D. (1), (2), (4).
Câu 39: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là
A. sinh vật tiêu thụ cấp II. B. sinh vật sản xuất.
C. sinh vật phân hủy. D. sinh vật tiêu thụ cấp I.
Câu 40: Tài nguyên nào là tài nguyên tái sinh
A. năng lượng mặt trời và gió. B. sinh vật
C. đất. D. khoáng sản.
...................Hết.................