Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Nguyễn Trãi, Thanh Hóa (Lần 2) Có lời giải. Đề thi giúp các bạn học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, các dạng bài tập, ngoài ra đề thi có kèm theo đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc ôn tập cũng như rèn luyện kỹ năng giải đề. Chúc các bạn thi tốt!

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

(Đề thi gồm có 05 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 12 LẦN 3
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài:50 phút; gồm 40 câu trắc nghiệm

Mã đề thi 132

Câu 1: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd. Nếu trong qúa trình giảm phân có 20% số tế bào đã bị rối loạn phân ly của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Trong các giao tử được sinh ra, lấy ngẫu nhiên 2 giao tử thì xác suất để thu được một giao tử mang gen AbD là bao nhiêu?

A. 0,01. B. 0,18. C. 0,09. D. 0,08.

Câu 2: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc hai cặp tương đồng số 2 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết tỉ lệ giao tử không mang NST đột biến trong tổng số giao tử là

A. 1/2 B. 1/4 C. 1/8 D. 1/16

Câu 3: Ở ruồi giấm, màu sắc thân do một cặp gen quy định, chiều dài cánh do một cặp gen khác quy định. Cho ruồi thân xám cánh dài giao phối với ruồi thân đen cánh cụt được F1 có 100% thân xám cánh dài. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 gồm có 4 kiểu hình trong đó thân xám cánh dài chiếm tỷ lệ 70%. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng về phép lai trên?

(1) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
(2) Ở F2 số cá thể có kiểu gen giống F1 chiếm tỷ lệ 40%.
(3) Ở F2 có 4 kiểu gen cùng quy định thân xám, cánh dài.
(4) Có 10% số cá thể mang biến dị tổ hợp.

A. 1,2,3 B. 1,2,3,4. C. 1,3. D. 1,2,4.

Câu 4: Đặc điểm của hệ thực vật ở kỉ Silua?

A. Xuất hiện thực vật ở cạn đầu tiên là quyết trần.
B. Thực vật di cư lên cạn hàng loạt, động vật lên cạn.
C. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện.
D. Sự sống tập trung ở dưới biển, tảo lục và tảo nâu chiếm ưu thế.

Câu 5: Ở ruồi giấm, mỗi gen qui định một tính trạng trội lặn hoàn toàn. Cho phép lai sau: P : Ab//aB De//dE XHXh x Ab//aB De//dE XhY. Ở F1 thu được số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là:

A. 196 và 64. B. 196 và 48. C. 196 và 36. D. 400 và 64.

Câu 6: Cho biết một số hệ quả của các dạng đột biến cấu trúc NST như sau :

(1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
(2) Làm giảm hoặc làm tăng số lượng gen trên NST.
(3) Làm thay đổi thành phần gen giữa các nhóm gen liên kết.
(4) Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
(5) Làm tăng sự sai khác giữa các nòi trong loài.
(6) Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.

Trong các hệ quả nói trên thì đột biến đảo đoạn NST có bao nhiêu hệ quả?

A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.

Câu 7: Ở một quần thể người đang cân bằng di truyền về tính trạng màu mắt thấy có 64% người mắt nâu. Một người phụ nữ mắt nâu có bố mẹ mắt nâu và em gái mắt đen. Người phụ nữ lấy chồng trong quần thể này có mắt nâu. Xác suất để họ sinh được 3 đứa con có cả trai lẫn gái và đều có mắt nâu là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến xảy ra. Gen trội lặn hoàn toàn.

A. 71,09%. B. 53,32%. C. 85,94%. D. 67,48%.

Câu 8: Trong các loại nucleotit sau, loại nucleotit nào không phải là đơn phân cấu tạo nên tARN?

A. Ađenin. B. Xitozin. C. Guanin. D. Timin.

Câu 9: Tìm câu có nội dung sai:

A. Kiểu phân bố cá thể trong quần thể phổ biến nhất là phân bố theo nhóm như cỏ lào, giun đất...
B. Các loài cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới thuộc loại phân bố ngẫu nhiên.
C. Đàn trâu rừng thường phân bố đồng đều để giảm mức độ cạnh tranh, tăng cường sự hỗ trợ bầy đàn.
D. Các loài sâu sống trên tán lá cây thường không có sự cạnh tranh gay gắt vì điều kiện sống được phân bố đều.

Câu 10: Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, những kết luận nào không đúng về kết quả của phép lai: AaBbDdEe x AaBbDdEe?

(1) Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ 9/256
(2) Có 16 dòng thuần được tạo ra từ phép lai trên
(3) Tỉ lệ con có kiểu gen giống bố mẹ là 1/16
(4) Tỉ lệ con có kiểu hình khác bố mẹ 3/4
(5) Có 256 tổ hợp được hình thành từ phép lai trên
(6) Kiểu hình mang nhiều hơn 1 tính trạng trội ở đời con chiếm tỉ lệ 13/256

A. 2 B. 5 C. 4 D. 3

Câu 11: Một cá thể có kiểu gen Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học. Nếu xảy ra hoán vị gen trong giảm phân ở cả hai cặp NST tương đồng thì qua tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dạng dòng thuần?

A. 4 B. 9 C. 8 D. 16

Câu 12: Điều không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến là

A. tao dòng thuần.
B. chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
C. tạo các cá thể có kiểu gen dị hợp.
D. xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.

Câu 13: Điều không đúng về di truyền qua tế bào chất là gì?

A. Vật chất di truyền và tế bào chất được chia đều cho các tế bào con.
B. Kết quả lai thuận nghịch khác nhau trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ và vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái.
C. Các tính trạng di truyền không tuân theo các quy luật di truyền nhiễm sắc thể.
D. Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc khác.

Câu 14: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là:

A. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa. B. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
C. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa. D. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.

Câu 15: Hội chứng Đao ở người xảy ra do

A. thể ba nhiễm của NST 21. B. thể ba nhiễm của NST giới tính XXX.
C. thể một nhiễm của NST giới tính XO. D. thể ba nhiễm của NST giới tính XXY.

Câu 16: Cho các nhận xét sau:

(1) Trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại, không cạnh tranh với nhau.
(2) Cùng một nơi ở chỉ có một ổ sinh thái.
(3) Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là những nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ.
(4) Khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 200C gọi là khoảng thuận lợi của cá rô phi.
(5) Nhân tố sinh thái là những nhân tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh vật.

Có bao nhiêu nhận xét đúng?

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 17: Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:

Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal.

Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.

Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal.

Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal.

Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:

A. 10% và 9%. B. 12% và 10%. C. 10% và 12%. D. 9% và 10%.

Câu 18: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, trong các kết luận sau đây có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
(2) Enzim ADN-polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
(3) Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.
(4) Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5' - 3' thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
(5) Sự nhân đôi ADN diễn ra vào pha G1 của chu kì tế bào.

A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

Câu 19: Một quần thể cá trong một hồ cá tự nhiên sau khi khảo sát thì thấy có 10% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 40% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 50% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Kết luận nào đúng?

A. Quần thể có xu hướng tăng số lượng cá thể.
B. Quần thể có cấu trúc tuổi ổn định.
C. Quần thể đang suy thoái và số lượng cá thể đang giảm..
D. Quần thể thuộc dạng đang phát triển.

Câu 20: Điểm chung của di truyền độc lập và di truyền liên kết không hoàn toàn( hoán vị gen) là

A. tạo nguồn biến dị di truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
B. các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng.
C. đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
D. làm giảm khả năng xuất hiện biến dị tổ hợp.

Câu 21: Khi nói về chọn lọc tự nhiên(CLTN), kết luận nào sau đây sai?

A. CLTN không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải những kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi.
B. CLTN tác động đào thải alen trội sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gen nhanh hơn so với đào thải alen lặn.
C. Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lí được CLTN tích lũy các biến dị theo một hướng.
D. CLTN trực tiếp loại bỏ các kiểu hình kém thích nghi chứ không trực tiếp loại bỏ kiểu gen.

Câu 22: Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?

A. Giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách li
B. Đột biến và di - nhập gen
C. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên
D. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên

Câu 23: Bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 24. Có bao nhiêu trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến; thể 0 nhiễm kép, thể 1 và thể 3?

A. 12 B. 35 C. 1728 D. 5940

Câu 24: Luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn trong họ hàng gần dựa trên cơ sở di truyền học nào ?

A. Dễ làm xuất hiện các gen đột biến trội có hại gây bệnh.
B. Thế hệ sau xuất hiện các biểu hiện bất thường.
C. Dễ làm xuất hiện các gen đột biến lặn có hại gây bệnh.
D. Gen lặn có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra các bệnh tật ở người.

Câu 25: Khi nói về đột biến gen, trong các kết luận sau đây có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
(2) Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.
(3) Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho thế hệ sau.
(4) Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa và chọn giống.
(5) Tác nhân đột biến tác động vào pha S của chu kì tế bào thì sẽ gây đột biến gen với tần số cao hơn so với lúc tác động vào pha G2.

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 26: Ở cà độc dược có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Số NST ở thể ba là

A. 48. B. 36. C. 25 D. 12.

Câu 27: Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người trong hệ sinh thái nào trong 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất?

A. Tảo đơn bào -----> cá ----> người
B. Tảo đơn bào -----> thân mềm -----> cá ---> người
C. Tảo đơn bào ----> động vật phù du -----> giáp xác -----> cá ----> chim ----> người
D. Tảo đơn bào ----> động vật phù du -----> cá -----> người

Câu 28: Gen A có 540 Guanin và gen a có 450 Guanin. Cho hai cá thể F1 đều có kiểu gen Aa lai với nhau, đời F2 thấy xuất hiện loại hợp tử chứa 1440 Xytôzin. Kiểu gen của loại hợp tử F2 nêu trên là

A. AAa B. AAaa C. Aaaa D. Aaa

Câu 29: Nhận định nào dưới đây sai?

A. Hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường mà nó tồn tại.
B. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái giảm dần qua các bậc dinh dưỡng.
C. Hệ sinh thái là một cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, là một hệ thống kín và tự điều chỉnh.
D. Hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra và phục vụ cho mục đích của con người.

Câu 30: Cho một hệ sinh thái rừng gồm các loài và nhóm loài sau: nấm, vi khuẩn, trăn, diều hâu, quạ, mối, kiến, chim gõ kiến, thằn lằn, sóc, chuột, cây gỗ lớn, cây bụi, cỏ nhỏ. Các loài nào sau đây có thể xếp vào bậc dinh dưỡng 2?

A. Kiến, thằn lằn, chim gõ kiến, diều hâu. B. Nấm, mối, sóc, chuột, kiến.
C. Chuột, quạ, trăn, diều hâu, vi khuẩn. D. Chuột, thằn lằn, trăn, diều hâu.

Câu 31: Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa axit amin được gọi là

A. gen phân mảnh. B. đoạn intron. C. đoạn êxôn. D. vùng vận hành.

Câu 32: Cho các hoạt động của con người sau đây:

(1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.
(2) Bảo tồn đa dạng sinh học.
(3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.
(4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.

Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động:

A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (2) và (3). D. (1) và (3).

Câu 33: Xét các kết luận sau đây:

(1) Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST giới tính quy định.
(2) Bệnh máu khó đông và bệnh mù màu biểu hiện chủ yếu ở nam mà ít gặp ở nữ.
(3) Bệnh phenilketo niệu được biểu hiện chủ yếu ở nữ mà ít gặp ở nam.
(4) Hội chứng Tơcnơ do đột biến số lượng NST dạng thể một.

Có bao nhiêu kết luận đúng

A. 1 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 34: Sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền của một bệnh ở người. Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Xác suất người số 18 mang alen gây bệnh là 66,67%.
(2) Có thể xác định được kiểu gen của cặp vợ chồng 5 và 6 cùng các con của họ.
(3) Tất cả các cá thể bị bệnh đều có thể xác định được kiểu gen nhờ các thông tin trên phả hệ.
(4) Cặp vợ chồng 22-23 sinh con thứ 4 là nữ, lành bệnh có xác suất là 16,67%.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 35: Những thành tựu nào đạt được do ứng dụng kĩ thuật chuyển gen

(1) Tạo chủng vi khuẩn Ecoli sản xuất insulin của người.
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.

A. (3), (4). B. (1), (4). C. (1), (3). D. (1), (2).

Câu 36: Các bộ ba đóng vai trò kết thúc quá trình dịch mã trên mARN là

A. 3'UAG5'; 3'UAA5'; 3'UGA5'. B. 3'GAU5'; 3'AAU5'; 3'AGU5'.
C. 3'GAU5'; 3'AAU5'; 3'AUG5'. D. 3'UAG5'; 3'UAA5'; 3'AGU5'.

Câu 37: Có một đột biến lặn ở một gen nằm trên NST thường quy định. Ở một phép lai, trong số các loại giao tử đực thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 15%; trong số các giao tử cái thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 20%. Theo lý thuyết, trong số các cá thể đột biến ở đời con, thể đột biến có tỉ lệ

A. 3/32. B. 8/25. C. 3/100. D. 4/25.

Câu 38: Cho các bước tạo động vật chuyển gen:

(1) Lấy trứng ra khỏi con vật.
(2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.
(3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.
(4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi.

Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là:

A. (1) → (3) → (4) → (2). B. (2) → (3) → (4) → (1).
C. (1) → (4) → (3) → (2). D. (3) → (4) → (2) → (1).

Câu 39: Nội dung nào sau đây nói về cách li sau hợp tử?

A. Các cá thể có những tập tính giao phối riêng, nên thường không giao phối với nhau.
B. Các cá thể giao phối với nhau tạo ra các hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển thành con lai.
C. Các cá thể sống ở những sinh cảnh khác nhau, nên không giao phối với nhau.
D. Các cá thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, nên không giao phối với nhau.

Câu 40: Quần thể giao phối có tính đa dạng về di truyền là vì

A. các cá thể giao phối tự do nên đã tạo đều kiện cho đột biến được nhân lên.
B. quần thể dễ phát sinh các đột biến nên tạo ra tính đa dạng về di truyền.
C. các cá thể giao phối tự do nên các gen được tổ hợp với nhau tạo ra nhiều loại kiểu gen.
D. quần thể là đơn vị tiến hóa của loài nên phải có tính đa dạng di truyền.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Câu 1, B
Câu 2, B
Câu 3, B
Câu 4, B
Câu 5, C
Câu 6, A
Câu 7, B
Câu 8, D
Câu 9, C
Câu 10, D
Câu 11, D
Câu 12, C
Câu 13, A
Câu 14, D
Câu 15, A
Câu 16, D
Câu 17, B
Câu 18, A
Câu 19, C
Câu 20, A
Câu 21, C
Câu 22, B
Câu 23, D
Câu 24, D
Câu 25, A
Câu 26, C
Câu 27, C
Câu 28, D
Câu 29, C
Câu 30, B
Câu 31, B
Câu 32, A
Câu 33, D
Câu 34, A
Câu 35, C
Câu 36, B
Câu 37, A
Câu 38, A
Câu 39, B
Câu 40, C

Để xem hướng dẫn giải chi tiết, mời các bạn tải về

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!