Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học Sở GD&ĐT Đồng Tháp. Qua việc tham khảo đề thi các bạn học sinh sẽ được làm quen với cấu trúc đề, rèn thêm khả năng làm bài tập Sinh học của mình, từ đó giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình luyện thi THPT. Chúc các bạn thành công!

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học Sở GD&ĐT Ninh Bình

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai (Lần 2)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐỒNG THÁP
THI DIỄN TẬP THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2016 - 2017
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Ngày thi: 16/ 5/2017
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Đề thi gồm có: 06 trang)
Mã đề thi 132

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự cạnh tranh giữa các loài là do chúng

A. cùng sống trong một nơi ở.
B. có ổ sinh thái trùng lặp nhau.
C. có mùa sinh sản trùng nhau.
D. có thời gian hoạt động kiếm ăn trùng nhau.

Câu 2: Biện pháp nào sau đây tạo được loài mới?

A. Nuôi cấy hạt phấn tạo thành dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa và nhân giống vô tính invitro.
B. Chọn dòng tế bào soma có biến dị, nuôi cấy thành cây hoàn chỉnh và nhân lên thành dòng.
C. Dung hợp tế bào trần, nuôi tế bào lai phát triển thành cây, tách các tế bào từ cây lai và nhân giống vô tính invitro.
D. Gây đột biến gen, chọn lọc dòng đột biến mong muốn, tách các tế bào từ cây lai và nhân giống vô tính invitro.

Câu 3: Theo dõi về giới hạn chịu nhiệt của cá chép và cá rô phi ở Việt Nam, người ta thu được bảng số liệu sau:

Loài

Điểm chết dưới (0C)

Điểm cực thuận(0C)

Điểm chết trên(0C)

Cá chép

2

28

44

Cá rô phi

5,6

30

42

Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

A. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có điểm cực thuận cao hơn.
B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.
C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.

Câu 4: Cặp cấu trúc nào dưới đây là cơ quan tương đồng?

A. Cánh của chim và cánh của côn trùng.
B. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.
C. Cánh của dơi và chi trước của ngựa.
D. Mang của cá và mang của tôm.

Câu 5: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật di cư lên cạn là đặc điểm sinh vật điển hình ở

A. kỉ Tam điệp. B. kỉ Silua.
C. kỉ Phấn trắng. D. kỉ Đệ tam.

Câu 6: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
B. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.
C. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
D. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau.

Câu 7: Bảng sau đây cho biết một số thông tin về công nghệ gen

A

B

1- ADN tái tổ hợp

a- là phân tử ADN vòng có trong tế bào vi khuẩn.

2- Thể truyền plasmit

b- nối gen cần chuyển vào thể truyền.

3- Sinh vật có gen bị bất hoạt

c- gồm ADN thể truyền và gen cần chuyển.

4- Enzim ligaza được dùng để

d- là sinh vật biến đổi gen.

Các tổ hợp ghép đôi nào sau đây là đúng?

A. 1 - c, 2 - b, 3 - d, 4 - a B. 1 - c, 2 - a, 3 - c, 4 - b
C. 1 - c, 2 - a, 3 - d, 4 - b D. 1 - d, 2 - c, 3 - a, 4 - b

Câu 8: Vai trò của nhân tố tiến hóa nào sau đây là sai?

A. Di – nhập gen có thể mang đến những alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.
B. Đột biến tạo ra alen mới làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
C. Giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên làm cho một alen có lợi bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.

Câu 9: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li trước hợp tử?

(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau không giao phối với nhau do có tập tính sinh sản khác nhau.

Phương án đúng là:

A. (3) và (4). B. (2) và (4). C. (2) và (3). D. (1) và (3).

Câu 10: Cho các ví dụ

(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.
(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng.
(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.
(4) Nấm sợi và vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y.

Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là

A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (3) và (4). D. (1) và (2).

Câu 11: Các cây cùng loài mọc chụm trên đồi trọc chịu đựng được gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẽ. Ví dụ này phản ánh hiện tượng nào sau đây?

A. Hiệu quả nhóm. B. Quan hệ hợp tác.
C. Cạnh tranh cùng loài. D. Khống chế sinh học.

Câu 12: Thuật ngữ mô tả cho sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể được gọi là

A. vốn gen. B. tiến hóa nhỏ.
C. sự hình thành loài. D. tiến hóa lớn.

Câu 13: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 16, một loài thực vật khác có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 18. Theo lí thuyết, giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường ở thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng nhiễm sắc thể là:

A. 15. B. 16. C. 17. D. 18.

Câu 14: Trong quá trình nguyên phân của cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBbDd, ở một tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân li, cùng đi về một cực của tế bào. Theo lí thuyết, hai tế bào con được hình thành từ quá trình nguyên phân của tế bào trên có kiểu gen là

A. AaBbDDdd và AaBb B. AaBbDDDd và AaBbDD
C. AAaaBBbbDDdd và AaBb D. AAaaBbDDdd và AaaaBbDD

Câu 15: Loại đột biến làm thay đổi số lượng gen trên một nhiễm sắc thể là

A. lệch bội. B. mất đoạn. C. đa bội. D. đảo đoạn.

Câu 16: Khi nói về điều hòa hoạt động gen, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Điều hòa hoạt động gen là quá trình điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra trong tế bào.
B. Để điều hòa được quá trình phiên mã thì mỗi gen ngoài vùng mã hóa cần có các vùng điều hòa.
C. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã.
D. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn dịch mã.

Câu 17: Khi nói về đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Làm tăng hoặc giảm sự biểu hiện của tính trạng.
B. Làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
C. Làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
D. Có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 18: Lưới thức ăn trong một quần xã được miêu tả bằng sơ đồ sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học

A. gồm tối đa 5 bậc dinh dưỡng.
B. gồm 5 chuỗi thức ăn khác nhau.
C. có 3 loài sinh vật tiêu thụ.
D. có 4 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.

Câu 19: Cho thông tin về các loài trong một chuỗi thức ăn trong bảng sau:

Bậc dinh dưỡng

Năng suất sinh học

Cỏ

2,2 x 106 calo

Thỏ

1,1 x 104 calo

Cáo

1,25 x 103 calo

Hổ

0,5 x 102 calo

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Năng lượng tích lũy cao nhất là ở bậc dinh dưỡng bậc 3.
B. Chuỗi thức ăn này có 4 bậc dinh dưỡng.
C. Năng lượng thất thoát cao nhất là ở bậc dinh dưỡng bậc 2.
D. Cáo được gọi là động vật ăn thịt bậc 2.

Câu 20: Cho các thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực như sau:

A

B

1- Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X

a- di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.

2- Gen nằm ngoài nhân

b- có hiện tượng di truyền chéo.

3- Các gen cùng nằm trên 1 NST

c- làm tăng biến dị tổ hợp.

4- Hiện tượng trao đổi chéo

d- chủ yếu do kiểu gen quy định.

5- Tính trạng có hệ số di truyền cao

e- di truyền theo dòng mẹ.

Tổ hợp ghép đôi giữa mỗi thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B nào sau đây đúng?

A. 1-b, 2-e, 3-c, 4-a, 5-d B. 1-b, 2-e, 3-a, 4-d, 5-c
C. 1-b, 2-e, 3-a, 4-c, 5-d D. 1-b, 2-d, 3-a, 4-c, 5-e

Câu 21: Trong các nội dung thực hành về quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định sau đây:

(1) Bước đầu tiên là đặt tiêu bản lên kính hiển vi và điều chỉnh mẫu vật vào giữa vùng sáng.
(2) Khi quan sát đột biến số lượng nhiễm sắc thể, người ta quan sát dưới vật kính 10x để quan sát sơ bộ sau đó mới chuyển sang quan sát dưới kính 40x.
(3) Hóa chất oocxêin axêtic 4- 5% là chất giúp nhuộm màu nhiễm sắc thể trong thời gian 15 đến 20 phút.
(4) Trong cách tiến hành làm tiêu bản tạm thời và quan sát nhiễm sắc thể, lúc đầu dùng bội giác lớn để xác định, sau đó dùng bội giác nhỏ.

Số nội dung đúng là:

A. 2. B. 1. C. 3. D. 2.

Câu 22: Bảng sau cho biết một số thông tin về sự di truyền các gen trong tế bào động vật:

A

B

1- Các gen trên 1 NST

a- có thể dẫn đến hoán vị gen.

2- Tiếp hợp và trao đổi chéo NST

b- có hiện tượng di truyền chéo.

3-Thực chất của tương tác gen là sự tương tác

c- tạo thành nhóm gen liên kết.

4- Gen ở vùng không tương đồng của NST X

d- giữa các sản phẩm của gen.

5- Đột biến gen

e- tạo ra các alen mới.

Các tổ hợp ghép đôi nào sau đây đúng?

A. 1-c, 2-a, 3-d, 4-b, 5-e B. 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a
C. 1-c, 2-e, 3-a, 4-b, 5-d D. 1-c, 2-b, 3-d, 4-a, 5-e

Câu 23: Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây sai?

A. Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, cơ thể mang đột biến gen trội luôn được gọi là thể đột biến.
B. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau.
C. Tần số đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
D. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

Câu 24: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã?

A. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ.
B. Quần thể cá chép và quần thể cá mè.
C. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào.
D. Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)?

A. Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là ở các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp.
B. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp.
C. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật.
D. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô cộng với phần hô hấp của thực vật.

Câu 26: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tê bào nhân thực, xét các phát biểu sau đây:

(1) Enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
(2) Enzim ligaza vừa có tác dụng kéo dài mạch mới vừa có tác dụng nối các đoạn Okazaki thành mạch liên tục.
(3) Có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
(4) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị sao chép (tái bản).
(5) Diễn ra ở pha S của chu kỳ tế bào.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

Câu 27: Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kỳ sau của quá trình nguyên phân là

A. 44. B. 20. C. 80. D. 22.

Câu 28: Ba quần thể cá chép trong 3 hồ cá có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

Quần thể

Số lượng cá thể

Nhóm tuổi trước sinh sản

Nhóm tuổi đang sinh sản

Nhóm tuổi sau sinh sản

(a)

1500

1495

1210

(b)

2500

700

250

(c)

500

1250

1550

Trong các dự đoán sau về các quấn thể trên, dự đoán nào đúng, dự đoán nào sai?

(1) Quần thể (a) có kích thước ổn định theo thời gian.
(2) Quần thể (b) là quần thể đang suy thoái.
(3) Quần thể (c) bị khai thác quá tiềm năng.
(4) Quần thể (b) đang tăng trưởng, quần thể (c) đang suy thoái.

A. (1) sai, (2) sai, (3) đúng, (4) đúng. B. (1) đúng, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng.
C. (1) đúng, (2) sai, (3) sai, (4) đúng. D. (1) đúng, (2) sai, (3) sai, (4) sai.

Câu 29: Ở ruồi giấm, tiến hành phép lai thuận nghịch và thu được kết quả như sau:

P thuần chủng

Lai thuận

Lai nghịch

ruồi ♀ mắt đỏ x ruồi ♂ mắt trắng

ruồi ♀ mắt trắng x ruồi ♂ mắt đỏ

F1

toàn ruồi mắt đỏ

1 ruồi ♀ mắt đỏ : 1 ruồi ♂ mắt trắng

F2

2 ruồi ♀ mắt đỏ : 1 ruồi ♂ mắt đỏ : 1 ruồi ♂ mắt trắng

1 ruồi ♀ mắt đỏ : 1 ruồi ♀ mắt trắng : 1 ruồi ♂ mắt đỏ : 1 ruồi ♂ mắt trắng

Các ruồi F2 có tối đa bao nhiêu kiểu gen?

A. 7. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 30: Ở một loài động vật, màu lông do các alen thuộc một locus gen quy định. Người ta đã thực hiện 4 phép lai và thu được kết quả như sau:

Số thứ tự phép lai P

Phép lai P

Kiểu hình ở F1

Đốm

Nâu

Xám

Vàng

1

Nâu × Nâu

0

250

0

82

2

Nâu × Vàng

0

320

316

0

3

Nâu × Đốm

160

325

0

159

4

Đốm × Xám

339

0

0

0

Các kết luận sau:

(1) Thứ tự các alen từ trội đến lặn là: nâu đốm xám vàng.
(2) Tỉ lệ kiểu gen của F1 ở phép lai (1) là 1: 1.
(3) Nếu cho các con đực và cái F1 ở phép lai (1) giao phối với nhau, theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen ở F2 phân li theo tỉ lệ: 1: 2: 1.
(4) Nếu cho các con đực và cái F1 ở phép lai (3) giao phối với nhau, theo lí thuyết ở F2 phân li theo tỉ lệ kiểu hình: 7 nâu: 5 đốm: 4 vàng.

Có bao nhiêu khẳng định sai?

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 31: Ở một loài cây, alen trội A quy định hoa đỏ, alen lặn a quy định hoa vàng; alen trội B quy định quả chín sớm, alen lặn b quy định quả chín muộn. Lai cây K của loài này với 3 cây khác cùng loài, thu được kết quả sau:

Phép lai (P)

Tỉ lệ kiểu hình F1

Cây K x cây I

3 cây quả đỏ, chín sớm : 3 cây quả đỏ, chín muộn : 1 cây quả vàng, chín sớm : 1 cây quả vàng, chín muộn

Cây K x cây II

3 cây quả đỏ, chín sớm : 3 cây quả vàng, chín sớm : 1 cây quả đỏ, chín sớm : 1 cây quả vàng, chín muộn

Cây K x cây III

1 cây quả đỏ, chín sớm : 1 cây quả đỏ, chín muộn : 1 cây quả vàng, chín sớm : 1 cây quả vàng, chín muộn

Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?

(1) Hai cặp gen đang xét có thể phân li độc lập hoặc hoán vị với tần số 50%.
(2) Cây I tự thụ phấn tạo ra F1 có tỉ lệ kiểu hình là 1:1.
(3) Cây I lai với cây II tạo ra F1 có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.
(4) Cây I lai với cây III và cây II lai với cây III đều cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3:1.

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 32: Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thể hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền 0,5AA + 0,4Aa + 0,1 aa = 1. Khi P tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ, theo lý thuyết, trong tổng số cây thân cao ở F3, cây mang kiểu gen dị hợp tử chiếm tỷ lệ:

A. 5,0%. B. 6,9%. C. 13,3%. D. 7,41%.

Câu 33: Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X tại vùng không tương đồng với nhiễm sắc thể Y gây ra. Giả sử trong một quần thể, người ta thống kê được số liệu như sau: 952 phụ nữa có kiểu gen XD XD, 355 phụ nữ có kiểu gen XD Xd, 1 phụ nữ có kiểu gen Xd Xd, 908 nam giới có kiểu gen XD Y, 3 nam giới có kiểu gen Xd Y. Tần số alen gây bệnh (Xd) trong quần thể trên là bao nhiêu?

A. 0,102. B. 0,081. C. 0,162. D. 0,008.

Câu 34: Hãy thử tưởng tượng một trường hợp như sau: Một trận bão lớn đã thổi bay một số cá thể của quần thể ở đất liền ra một hòn đảo tương đối xa so với đất liền. Các cá thể đó đã thích nghi với cuộc sống ở đảo và hình thành nên quần thể mới cách li với quần thể gốc ở đất liền. Trải qua hàng nghìn năm, mực nước biển hạ thấp và nối liền đảo đó với đất liền khiến các chim sẻ trên đảo và chim sẻ ở đất liền tự do tiếp xúc với nhau. Quan sát nào sau đây giúp ta có thể kết luận chúng đã trở thành hai loài khác nhau?

A. Con lai của chúng yếu ớt và chết trước khi thành thục sinh dục.
B. Chúng có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau.
C. Chúng ăn các loại thức ăn khác nhau.
D. Con lai chúng có kiểu hình khác với cả hai dạng bố mẹ.

Câu 35: Một số đột biến ở ADN ti thể có thể gây bệnh ở người gọi là bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON). Bệnh này đặc trưng bởi chứng mù đột phát ở người lớn. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Mẹ khỏe mạnh, bố bị bệnh có thể sinh người con không bị bệnh LHON.
B. Cả nam và nữ đều có thể bị bệnh LHON.
C. Một người sẽ bị bệnh LHON nếu người mẹ bị bệnh nhưng cha khỏe mạnh.
D. Một người sẽ bị bệnh LHON khi cả bố và mẹ đều phải bị bệnh.

Câu 36: Cho các phát biểu sau:

(1) Mỗi kiểu gen luôn có thể điều chỉnh kiểu hình của mình không giới hạn.
(2) Mỗi gen có một mức phản ứng riêng.
(3) Mức phản ứng về mỗi tính trạng thay đổi tùy kiểu gen của từng cá thể.
(4) Mức phản ứng không di truyền được.
(5) Kĩ thuật sản xuất quy định khả năng về năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 37: Phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một gen có 2 alen quy định. Cho biết không phát sinh đột biến mới. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học

(1) Alen gây bệnh là alen trội.
(2) Người số 8, 16 có kiểu gen đồng hợp lặn.
(3) Người số 13, 17 có kiểu gen đồng hợp trội hoặc dị hợp.
(4) Gen gây bệnh nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X.

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 38: Giả sử có hai quần thể gà rừng ở trạng thái cân bằng di truyền đang sống ở hai bên sườn núi của dãy Hoàng Liên Sơn. Quần thể 1 sống ở sườn phía Đông, quần thể 2 sống ở sườn phía Tây. Quần thể 1 có tần số alen lặn rất mẫn cảm với nhiệt độ (kí hiệu là tsL) là 0,8 ; trong khi ở quần thể 2 không có alen này. Sau một đợt lũ lớn, một hẻm núi hình thành và nối thông hai sườn dãy núi. Do nguồn thức ăn ở sườn phía Tây phong phú hơn, một số lượng lớn cá thể từ quần thể 1 đã di cư sang quần thể 2 và chiếm 30% số cá thể đang sinh sản ở quần thể mới. Tuy nhiên, do nhiệt độ trong môi trường sống ở sườn phía Tây thay đổi nên alen tsL trở thành một alen gây chết phôi khi ở trạng thái đồng hợp tử. Mặc dù, alen này không làm thay đổi khả năng thích nghi của các cá thể dị hợp tử cũng như của các cá thể đồng hợp tử trội trưởng thành di cư từ quần thể 1 sang. Tần số alen tsL ở quần thể mới phía Tây là

A. 0,56. B. 0,11. C. 0,80. D. 0,24.

Câu 39: Có ba dòng thuần chủng khác nhau về màu hoa: hoa đỏ, hoa vàng và hoa trắng. Cho các dòng khác nhau lai với nhau, kết quả thu được như sau:

P thuần chủng

F1

F2 (khi F1 tự thụ phấn)

Đỏ x Vàng

100% đỏ

74 đỏ : 24 vàng

Đỏ x Trắng

100% đỏ

145 đỏ : 97 vàng : 16 trắng

Vàng x Trắng

100% vàng

63 vàng : 20 trắng

Kiểu gen của các dòng thuần chủng hoa đỏ, hoa vàng, hoa trắng lần lượt là

A. AABB, AAbb và aaBB
B. aaBB, AAbb và aabb
C. AABB, AAbb và aabb
D. AABB, aaBB và aabb

Câu 40: Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây:

(1) AAaaBBbb x AAAABBBb
(2) AaaaBBbb x AaaaBBbb
(3) AaaaBBbb x AAAaBbbb
(4) AAAaBBbb x Aaaabbbb
(5) AAaaBBbb x AAaabbbb

Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Có 2 phép lai cho 9 kiểu gen và 4 kiểu hình.
(2) Có 3 phép lai cho 2 kiểu hình.
(3) Có 2 phép lai cho 15 kiểu gen và 4 kiểu hình.
(4) Có 2 phép lai cho 12 kiểu gen và 2 kiểu hình.

A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

----------- HẾT ----------

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

B

11

A

21

D

31

B

2

C

12

B

22

A

32

B

3

C

13

C

23

B

33

A

4

C

14

A

24

D

34

A

5

B

15

B

25

C

35

D

6

A

16

D

26

D

36

A

7

C

17

B

27

A

37

A

8

D

18

A

28

C

38

D

9

B

19

D

29

D

39

C

10

C

20

C

30

B

40

D

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm