Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên. Đề thi bám sát cấu trúc đề của Bộ GD&ĐT với 40 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian làm bài là 50 phút. Phần đáp án đã được chúng tôi cập nhật đầy đủ và chính xác để gửi tới các bạn học sinh.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Tĩnh (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT chuyên Bắc Kạn (Lần 1)

SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN
TRƯỜNG CHUYÊN
LƯƠNG VĂN CHÁNH
Tổ Sử - Địa - GDCD
THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Tên môn thi. LỊCH SỬ
Thời gian làm bài. 50 phút
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi: 012

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh............................ SBD ............

Câu 1. Công cụ để duy trì trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Hội quốc liên. B. trật tự Ianta.
C. Liên hợp quốc. D. Bản Hiến chương của Liên hợp quốc.

Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 - 1929), thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực nào?

A. Giao thông vận tải. B. Nông nghiệp.
C. Thương nghiệp. D. Công nghiệp.

Câu 3. Từ năm 1941, để xây dựng lực lượng chính trị chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, Đảng đã vận động các tầng lớp nhân dân tham gia

A. Mặt trận phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. D. Mặt trận Cứu quốc.

Câu 4. Ngày 12.3.1947, tại Quốc hội Mĩ, Tổng thống Truman đề nghị viện trợ 400 USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì nhằm

A. giúp Tây Âu khôi phục kinh tế.
B. khôi phục kinh tế cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
C. biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên xô và Đông Âu.
D. chuẩn bị thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Câu 5. Chủ trương đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám 1945 được Đảng ta xác định từ

A. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (2.1943).
B. Đại hội Quốc dân Tân Trào (8.1945).
C. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4.1945).
D. Hội nghị lần thứ 8 của Đảng (5.1941).

Câu 6. Thủ đô của Khu giải phóng Việt Bắc được Đảng và Hồ Chí Minh chọn là

A. Tân Trào (Tuyên Quang). B. Định Hoá (Thái Nguyên).
C. Bắc Sơn (Lạng Sơn). D. Pác Bó (Cao Bằng).

Câu 7. "Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình". Đây là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi

A. Nguyễn Ái Quốc thực sự trở thành chiến sĩ cộng sản.
B. Bản yêu sách của nhân dân An Nam không được Hội nghị Vecxai chấp nhận.
C. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của Lênin.
D. Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.

Câu 8. Lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước được Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc chính thức ban bố vào thời điểm nào?

A. Quân Đồng minh sắp thắng phát xít, Nhật Bản sắp đầu hàng.
B. Quân Đồng minh sắp thắng phát xít, Nhật Bản đã đầu hàng.
C. Quân Đồng minh đã thắng phát xít, Nhật Bản đã đầu hàng.
D. Quân Đồng minh đã thắng phát xít, Nhật Bản sắp đầu hàng.

Câu 9. Từ năm 1929, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ khắp cả nước. Đó là kết quả của việc Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

A. tuyên truyền thông qua tác phẩm "Đường Kách mệnh".
B. mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ.
C. tuyên truyền thông qua báo Thanh niên.
D. thực hiện chủ trương "vô sản hoá".

Câu 10. Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1919 – 1929 đã khiến cho những giai cấp nào phát triển nhanh về số lượng?

A. Tiểu tư sản và công nhân. B. Công nhân và nông dân.
C. Địa chủ và tư sản. D. Tư sản và tiểu tư sản.

Câu 11. Mục đích chính của sự ra đời Tổ chức Hiệp ước Vacsava (5.1955) là

A. tạo sự đối lập với khối quân sự NATO.
B. tăng cường sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. bảo vệ hoà bình, an ninh ở châu Âu.
D. tăng cường tình đoàn kết giữa Liên xô với Đông Âu.

Câu 12. Nửa sau những năm 20 của thế kỉ XX, tư sản Việt Nam đã thành lập một chính đảng là

A. Việt Nam nghĩa đoàn. B. Đảng Lập hiến.
C. Tân Việt Cách mạng đảng. D. Việt Nam Quốc dân đảng.

Câu 13. Sau khi nhảy vào Đông Dương (9.1940), phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của thực dân Pháp vì

A. Nhật chưa thể đánh bại hoàn toàn Pháp.
B. Nhật không muốn làm xáo trộn tình hình Đông Dương.
C. Nhật muốn dùng nó để phục vụ cho mình.
D. Nhật muốn hoà hoãn với Pháp ở Đông Dương.

Câu 14. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là

A. độc lập và tự do. B. tự do và dân chủ.
C. bình đẳng và bác ái. D. độc lập và hoà bình.

Câu 15. Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2.1930) là do

A. bị động, chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
B. Pháp tiến hành khủng bố, đàn áp dã man.
C. không có mục tiêu rõ ràng.
D. lực lượng binh lính nhanh chóng đầu hàng.

Câu 16. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập với sự tham gia của đại biểu các tổ chức

A. An Nam Cộng sản đảng và Việt Nam Quốc dân đảng.
B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn và An Nam Cộng sản đảng.
C. Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.

Câu 17. Tổ chức ASEAN được thành lập với mục tiêu ban đầu là gì?

A. Duy trì hoà bình, an ninh khu vực. B. Thống nhất thị trường, tiền tệ.
C. Liên kết chính trị - quốc phòng. D. Phát triển kinh tế - văn hoá.

Câu 18. Để đi đến thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, sự kiện nào sau đây được coi là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định?

A. Thành lập khu căn cứ Việt Bắc.
B. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5.1941).

Câu 19. Sự kiện nào chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc thực sự trở thành chiến sĩ cộng sản?

A. Gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
B. Tham gia Đảng Xã hội Pháp.
C. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
D. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Câu 20. Chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, coi đó là mục tiêu số 1 của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939 – 1945 được Đảng ta đề ra từ

A. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc kì (4.1945).
B. Hội nghị 8 BCHTU Đảng (5.1941).
C. Hội nghị 6 BCHTU Đảng (11.1939).
D. Hội nghị 7 BCHTU Đảng (11.1940).

Câu 21. Để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân, từ cuối năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã

A. mở các lớp học lí luận cách mạng. B. xuất bản tác phẩm "Đường Kách mệnh".
C. thực hiện chủ trương "vô sản hoá". D. xuất bản báo chí để tuyên truyền.

Câu 22. Dựa vào điều kiện nào để Đảng ta xác định hình thức đấu tranh trong giai đoạn 1936 – 1939 là công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp?

A. Chính phủ Pháp cho thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
B. Lực lượng chính trị ở Việt Nam đã trở thành một lực lượng hùng hậu.
C. Chủ nghĩa phát xít đang chạy đua vũ trang, chuẩn bị gây chiến tranh.
D. Quốc tế Cộng sản xác định mục tiêu đấu tranh là đòi hoà bình, dân chủ.

Câu 23. "Cương lính chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo...". Sự sáng tạo đó được thể hiện rõ ở việc

A. xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng.
B. xác định mâu thuẫn cơ bản trong xã hội.
C. xác định lực lượng cách mạng.
D. xác định kẻ thù của dân tộc.

Câu 24. Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 của nhân dân ta diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu là do

A. Đảng ta chọn đúng thời cơ phát động khởi nghĩa.
B. Đảng đã có sự chuyển hướng chiến lược kịp thời.
C. chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
D. quân Đồng minh tiến công mạnh vào quân Nhật ở châu Á.

Câu 25. Ngay sau khi giành độc lập, để phát triển kinh tế, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đều tiến hành

A. đẩy mạnh sản xuất, tăng cường xuất khẩu.
B. công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
C. đẩy mạnh sản xuất, hạn chế nhập khẩu.
D. tăng cường nhập khẩu.

Câu 26. Căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta do Nguyễn Ái Quốc xây dựng là

A. Bắc Kạn. B. Hà Giang. C. Tuyên Quang. D. Cao Bằng.

Câu 27. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7.1936) đã xác định đối tượng đấu tranh trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương là

A. thế lực phong kiến. B. chủ nghĩa đế quốc.
C. bọn phản động thuộc địa. D. chính phủ Pháp.

Câu 28. Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1949) đã có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới?

A. Tăng cường sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
B. Xoá bỏ hoàn toàn tàn dư phong kiến.
C. Đưa Trung Quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc.

Câu 29. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập năm 1945 là nhà nước của

A. công, nông, binh. B. toàn thể nhân dân.
C. công nhân và nông dân. D. công, nông, trí thức.

Câu 30. Bước sang thế kỉ XXI, xu thế mới của thế giới được các dân tộc kì vọng là

A. hoà bình, hợp tác, bình đẳng. B. hoà bình, hợp tác, phát triển.
C. hoà bình, dân chủ, văn minh. D. hoà bình, ổn định,hợp tác.

Câu 31. Mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong xã hội Việt Nam giai đoạn 1936 – 1939 là mâu thuẫn giữa

A. nhân dân ta với thực dân Pháp. B. tư sản với công nhân.
C. nhân dân ta với phát xít Nhật. D. nông dân với địa chủ.

Câu 32. Yếu tố nào quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
C. Sự suy yếu của các nước đế quốc.
D. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh.

Câu 33. Chỉ thị "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" được Đảng ta đề ra trong bối cảnh nào?

A. Nhật đã chính thức độc chiếm Đông Dương.
B. Mâu thuẫn Nhật – Pháp ở Đông Dương đang gay gắt.
C. Nhật đang đảo chính Pháp.
D. Quân Đồng minh đang tấn công quân Nhật ở Đông Dương.

Câu 34. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX là

A. sự ra đời của các khối quân sự đối lập. B. cục diện "Chiến tranh lạnh".
C. xu thế toàn cầu hoá. D. xu thế hợp tác, phát triển.

Câu 35. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu nhận viện trợ từ Mĩ trong khuôn khổ "Kế hoạch Mácsan" nhằm mục đích

A. trở thành đồng minh của Mĩ. B. củng cố quốc phòng.
C. khôi phục kinh tế. D. cạnh tranh với các nước Đông Âu.

Câu 36. Sự kiện nào chứng tỏ chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ?

A. Ta giành được chính quyền ở Hà Nội (19.8.1945).
B. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị (30.8.1945).
C. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập (2.9.1945).
D. Ta giành được chính quyền trong cả nước (28.8.1945).

Câu 37. Đâu là thách thức lớn nhất đối với hoà bình, an ninh thế giới ở đầu thế kỉ XXI này?

A. Xung đột sắc tộc. B. Chủ nghĩa khủng bố.
C. Chủ nghĩa li khai. D. Mâu thuẫn tôn giáo.

Câu 38. Khối liên minh công – nông ở nước ta được hình thành khi nào?

A. Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931.
B. Sau khi Xô viết Nghệ - Tĩnh tan rã.
C. Trong phong trào dân chủ 1936 -1939.
D. Sau Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 39. Thành công lớn nhất mà phong trào dân chủ 1936 – 1939 đạt được là

A. khối liên minh công – nông được củng cố vững chắc.
B. Đảng đã có một cuộc tập dượt chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa.
C. buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách.
D. Đảng đã tập hợp được lực lượng chính trị hùng hậu cho cách mạng.

Câu 40. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là

A. chống bọn phản động thuộc địa, thực hiện dân sinh, dân chủ.
B. chống phong kiến để chia ruộng đất cho dân cày.
C. chống phát xít, góp phần giữ gìn anh ninh thế giới.
D. chống đế quốc để giải phóng dân tộc.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử

1, C

2, B

3, B

4, C

5, D

6, A

7, B

8, D

9, D

10, A

11, C

12, B

13, C

14, A

15, A

16, D

17, D

18, B

19, D

20, C

21, C

22, A

23, C

24, A

25, C

26, D

27, C

28, A

29, B

30, B

31, A

32, B

33, A

34, B

35, C

36, B

37, B

38, A

39, D

40, D

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên - Đề 1 trực tuyến

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!