Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, Tây Ninh là tài liệu tham khảo, luyện thi đại học môn Địa lý, ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý theo hình thức trắc nghiệm, có đáp án đi kèm dành cho các bạn và thầy cô giáo tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 bài thi Khoa học xã hội - môn Địa lý trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 1)

40 câu trắc nghiệm Địa lý Việt Nam

Trắc nghiệm địa lý 12: Vị trí địa lí – Phạm vi lãnh thổ - Đất nước nhiều đồi núi

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖI

--------------------------

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2017

MÔN: ĐỊA LÝ

THỜI GIAN: 50 phút

(Không kể thời gian giao đề)

---------------------------------------

Câu 1: Phần đất liền nước ta nằm trong hệ tọa độ địa lí:

A. 23020'B - 8030'B và 102009'Đ - 109024'Đ. B. 23023'B - 8034'B và 102009'Đ - 109020'Đ.

C. 23023'B - 8034'B và 102009'Đ - 109024'Đ D. 23023'B - 8030'B và 102009'Đ - 109024'Đ

Câu 2: Nhìn vào Atlat trang 4, 5. Cho biết Việt Nam có đường biên giới cả trên đất liền và trên biển với quốc gia nào?

A. Trung Quốc, Lào, Campuchia B. Trung Quốc, Campuchia

C. Lào, Campuchia, Mianma D. Lào, Campuchia

Câu 3: Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây?

A. Á và TBD B. Á và Ấn độ dương C. Á-Âu, TBD, ÂĐD D. Á-Âu và TBD

Câu 4: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí:

A. Nằm ở bán cầu Đông. B. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.

C. Nằm trong vùng nội chí tuyến. D. Nằm ở bán cầu Bắc.

Câu 5: Nhìn vào Atlat ĐLVN trang 4, 5. Cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt - Lào:

A. Lao Bảo

B. Vĩnh Xương

C. Lào Cai

D. Mộc Bài

Câu 6: Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường nhập cư,...là vùng:

A. Vùng đặc quyền về kinh tế B. Thềm lục địa

C. Lãnh hải D. Tiếp giáp lãnh hải

Câu 7: Địa danh nào sau đây đúng với tên gọi của vùng núi có các bộ phận: phía đông là dãy núi cao, đồ sộ; phía tây là các dãy núi trung bình; ở giữa là các dãy núi thấp xen với các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi:

A. Nam Trường Sơn. B. Vùng núi Đông Bắc.

C. Vùng núi Tây Bắc. D. Bắc Trường Sơn.

Câu 8: Hiện nay rừng ngập mặn bị thu hẹp, chủ yếu là do:

A. Chiến tranh

B. Khai thác lấy gỗ

C. Phá để nuôi tôm.

D. Lấy đất để trồng lúa.

Câu 9: Nhìn vào Atlat ĐLVN trang 9. Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc nước ta là:

A. Hoạt động của gió mùa Tây Nam thổi từ nửa cầu Nam lên.

B. Hoạt động của gió mùa Tây Nam thổi từ nửa cầu Nam và của dải hội tụ nhiệt đới.

C. Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.

D. Hoạt động của gió mùa Tây Nam xuất phát vịnh Tây Ben gan và dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 10: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình hiện tại của nước ta là:

A. Xâm thực – bồi tụ

B. Bồi tụ

C. Xâm thực.

D. Bồi tụ - xâm thực.

Câu 11: Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa là do:

A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn.

C. Trong năm có hai mùa mưa, khô đắp đổi nhau.

D. Diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều.

Câu 12: Nguyên nhân nào làm cho đất đai ở nước ta dễ bị suy thoái?

A. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp.

B. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi.

C. Mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi.

D. Địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung vào một mùa.

Câu 13: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là:

A. Cận xích đạo gió mùa.

B. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

C. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.

D. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.

Câu 14: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm của đai nhiệt đới gió mùa chân núi?

A. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình trên 250C.

B. Độ ẩm thay đổi tùy nơi, từ khô đến ẩm ướt.

C. Tổng nhiệt độ năm trên 75000C.

D. Rừng kém phát triển, đơn giản về thành phần loài.

Câu 15: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là?

A. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

B. Thời tiết không ổn định.

C. Bão, lũ, trượt lở đất.

D. Hạn hán, bão, lũ.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

1

C

8

B

15

A

22

C

29

B

36

C

2

B

9

B

16

C

23

C

30

B

37

A

3

D

10

A

17

A

24

C

31

C

38

C

4

C

11

B

18

C

25

B

32

D

39

C

5

A

12

B

19

A

26

C

33

D

40

B

6

D

13

B

20

C

27

B

34

C

7

C

14

D

21

D

28

A

35

B

Mời các bạn tải về để xem file đầy đủ.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!