Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học tỉnh Vĩnh Phúc (Lần 2) với 8 mã đề cùng đáp án đi kèm là bộ đề thi thử đại học môn Sinh được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải. Đề thi có 50 câu hỏi trắc nghiệm có cấu trúc và độ khó tương đương đề thi THPT Quốc gia chính thức của Bộ GD&ĐT, mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2)

Phương pháp ôn luyện đạt điểm cao môn Sinh học kỳ thi THPT quốc gia 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội

SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC
(Đề thi gồm 06 trang)

Mã đề thi 132

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 2
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
(50 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Cho các nhận định sau:

(1) Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ ở cây giao phấn sẽ thu được các dòng thuần chủng.

(2) Giao phấn giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau sẽ tạo được kiểu gen dị hợp.

(3) Tự thụ phấn chỉ xảy ra ở cây có hoa lưỡng tính.

(4) Thụ phấn chéo làm tăng tính đa dạng di truyền trong quần thể.

Trong các nhận định trên, số nhận định đúng là

A. 1.               B. 4.                C. 3.               D. 2.

Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với Timin sẽ gây đột biến thay thế cặp nuclêôtit.

B. Dung dịch cônsixin gây ra đột biến mất cặp nuclêôtit.

C. Đột biến gen gây hậu quả nặng nề hơn so với đột biến NST.

D. Chất 5-BU gây đột biến thay thế cặp A-T thành G-X qua 2 lần tái bản ADN.

Câu 3: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A, a; B, b; D, d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen, nếu cứ một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho đời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ

A. 3/32.             B. 15/64.             C. 1/64.              D. 5/64.

Câu 4: Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Xác suất để người III2 không mang gen bệnh là bao nhiêu?

A. 1/3.              B. 2/3.               C. 3/4.                D. 1/4.

Câu 5: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số 24%. Theo lí thuyết, phép lai: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học cho đời con có tỉ lệ kiểu hình trội về cả bốn tính trạng trên là

A. 19,29%.           B. 10,25%.           C. 21,09%.            D. 7,29%.

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Cơ thể các sinh vật đều cấu tạo từ tế bào.

B. Ti thể, lục lạp được tiến hoá từ vi khuẩn.

C. Cơ quan thoái hoá không gây hại gì cho cơ thể sinh vật.

D. Các sinh vật đều có ADN, prôtêin giống nhau.

Câu 7: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là

A. 105: 35: 9: 1.        B. 105: 35: 3: 1.       C. 35: 35: 1: 1.          D. 33: 11: 1: 1.

Câu 8: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; Chiều cao cây do hai cặp gen B, b và D, d cùng quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp về cả ba cặp gen (kí hiệu là cây M) lai với cây đồng hợp lặn về cả ba cặp gen trên, thu được đời con gồm: 140 cây thân cao, hoa đỏ: 360 cây thân cao, hoa trắng: 640 cây thân thấp, hoa trắng: 860 cây thân thấp, hoa đỏ. Kiểu gen của cây M có thể là

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Câu 9: Trong thí nghiệm của mình, để xác định kiểu gen của các cơ thể có kiểu hình trội ở thế hệ F2, Menđen đã cho các cây này

A. lai phân tích.       B. lai thuận nghịch.      C. tự thụ phấn.       D. tạp giao.

Câu 10: Để tạo ra các giống thuần chủng về tất cả các gen, người ta sử dụng phương pháp

A. nuôi tế bào tạo mô sẹo.

B. dung hợp tế bào trần.

C. nuôi hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh.

D. tạo giống bằng chọn lọc dòng tế bào xoma có biến dị.

Câu 11: Cho các thành tựu sau:

(1) Tạo chủng vi khuẩn Ê.coli sản xuất prôtêin bò.

(2) Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm luợng đường cao.

(3) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao hơn dạng lưỡng bội bình thường.

(4) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β-carôten (tiền vitamin A) trong hạt.

(5) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.

Trong các thành tựu trên, có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng của kĩ thuật di truyền?

A. 4.                B. 5.                C. 3.              D. 2.

Câu 12: Ở một loài thực vật, xét một gen có hai alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 hoa đỏ:1 hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ P là

A. 0,3AA + 0,6Aa + 0,1aa = 1.         B. 0,6AA + 0,3Aa + 0,1aa = 1.

C. 0,1AA + 0,6Aa + 0,3aa = 1.         D. 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1.

Câu 13: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

B. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

C. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.

D. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.

Câu 14: Thí nghiệm của S.Milơ năm 1953 đã chứng minh

A. các chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ trong điều kiện nguyên thuỷ của Trái đất.

B. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ nhờ nguồn năng lượng sinh học.

C. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ của Trái đất bằng con đường tổng hợp sinh học.

D. ngày nay các phân tử prôtêin và axit nuclêic vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hoá học trong tự nhiên.

Câu 15: Nhận xét nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?

A.Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3'→5'.

B. Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3'→5'.

C. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5'→3'.

D. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN có chiều 3'→5' là liên tục, còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN có chiều 5'→3' là không liên tục (gián đoạn).

Câu 16: Ở phép lai Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học, nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới, mỗi gen quy định một tính trạng và các gen trội lặn hoàn toàn. Nếu không xét đến kiểu hình giới, tính theo lí thuyết thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là

A. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.        B. 40 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình.

C. 20 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.       D. 20 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.

Câu 17: Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh được hai người con, người con đầu của họ là trai nhóm máu O, người con thứ là gái nhóm máu A. Người con gái của họ lớn lên kết hôn với người chồng nhóm máu AB. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 người con không cùng giới tính và không cùng nhóm máu là bao nhiêu?

A. 9/16.            B. 11/36.               C. 9/32.               D. 5/36.

Câu 18: Ở ruồi giấm, xét phép lai Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và các gen trội, lặn hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, nếu ở F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả ba tính trạng là 1,25% thì tần số hoán vị gen là

A. 40%.             B. 20%.               C. 35%.               D. 30%.

Câu 19: Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe thực hiện giảm phân, biết quá trình giảm phân không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể tạo ra là

A. 2 và 6.           B. 1 và 6.              C. 2 và 16.            D. 1 và 16.

Câu 20: Màu hoa của một loài thực vật chịu sự chi phối của 2 cặp gen phân li độc lập (Aa, Bb). Sự có mặt của 2 alen trội (A-B-) quy định hoa màu đỏ; kiểu gen chỉ chứa alen trội A (A-bb) quy định hoa màu vàng; các kiểu gen còn lại quy định hoa màu trắng. Cho cây (P) AaBb tự thụ phấn thu được F1. Nhận định nào sau đây đúng? Biết rằng không xảy ra đột biến.

A. Tỉ lệ cây hoa màu đỏ và hoa màu vàng ở F1 là như nhau.

B. Các cây hoa màu đỏ ở F1 có tối đa 5 loại kiểu gen khác nhau.

C. Nếu tiếp tục cho các cây hoa màu vàng và cây hoa màu trắng ở F1 tự thụ phấn sẽ thu được cây hoa màu đỏ ở thế hệ sau.

D. Ở F1 các cây hoa màu trắng có nhiều loại kiểu gen hơn các cây hoa màu vàng.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Đáp án mã đề 132

1

C

11

D

21

D

31

A

41

B

2

A

12

A

22

C

32

A

42

D

3

B

13

C

23

B

33

B

43

D

4

A

14

A

24

C

34

B

44

C

5

A

15

B

25

A

35

D

45

D

6

D

16

A

26

B

36

C

46

D

7

B

17

B

27

C

37

D

47

B

8

C

18

B

28

C

38

A

48

D

9

A

19

A

29

A

39

D

49

C

10

C

20

D

30

C

40

B

50

A

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm