Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học có đáp án

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học trường THPT Tây Ninh năm 2015 gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh có đáp án, giúp các bạn học sinh luyện tập và củng cố kiến thức, từ đó chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia, luyện thi Đại học, Cao đẳng khối B hiệu quả.

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học tỉnh Bắc Ninh

TRƯỜNG THPT TÂY NINH

(Đề thi có 6 trang)

 

ĐỀ THI THAM KHẢO – KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015

Môn: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần:
thể?

A. Giao phối không ngẫu nhiên.         B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến.                         D. Cách li địa lí.

Câu 2: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình?

A. Aabb × AaBb và AaBb × AaBb.       B. Aabb × aabb và Aa × aa.
C. Aabb × aaBb và AaBb × aabb.       D. Aabb × aaBb và Aa × aa.

Câu 3: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau:

  • Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1.
  • Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình.

Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:

A. AaBb, Aabb, AABB.               B. AaBb, aaBb, AABb.
C. AaBb, aabb, AABB.               D. AaBb, aabb, AaBB.

Câu 4: Ở người, một gen trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này.

Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là:

A. 37,5%.          B. 50%.          C. 43,75%.           D. 62,5%.

Câu 5: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX - Pro; GXU - Ala; XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5'AGXXGAXXXGGG3'. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là:

A. Pro-Gly-Ser-Ala.                  B. Ser-Ala-Gly-Pro.
C. Gly-Pro-Ser-Arg.                  D. Ser-Arg-Pro-Gly.

Câu 6: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.
B. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.
C. Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất.
D. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.

Câu 7: Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
D. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.

Câu 8: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là:

A. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
B. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
C. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.
D. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.

Câu 9: Đầu kỉ Cacbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc điểm của sinh vật điển hình ở kỉ này là:

A. dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.
B. cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
C. cây hạt trần ngự trị, bò sát ngự trị, phân hóa chim.
D. xuất hiện thực vật có hoa, cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ.

Câu 10: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên

A. các tế bào nhân thực.            B. các đại phân tử hữu cơ.
C. các giọt côaxecva.               D. các tế bào sơ khai.

Câu 11: Một trong những đặc điểm của các gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực là

A. không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.
B. không được phân phối đều cho các tế bào con.
C. luôn tồn tại thành từng cặp alen.
D. chỉ mã hóa cho các prôtêin tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.

Câu 12: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.
B. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi.
C. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

1. D

2. A

3. C

4. D

5. A

6. B

7. C

8. B

9. A

10. B

11. B

12. D

13. D

14. D

15. D

16. A

17. B

18. C

19. B

20. C

21. C

22. C

23. C

24. A

25. C

26. A

27. D

28. B

29. D

30. A

31. D

32. C

33. B

34. A

35. B

36. C

37. D

38. B

39. C

40. D

41. A

42. D

43. C

44. B

45. B

46. C

47. C

48. B

49. D

50. B

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm