Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp (Lần 1) được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải, gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm, giúp các bạn thí sinh luyện tập và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia, xét tuyển Đại học, Cao đẳng khối B năm 2016 sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Chuyên Lào Cai

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học tỉnh Thanh Hóa

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NGUYỄN QUANG DIÊU

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1-2016

MÔN: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 132

(Đề thi gồm 07 trang)

Câu 1: Nhiễm sắc thể dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào, nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân vì

A. đường kính của nó rất nhỏ.
B. nó được cắt thành nhiều đoạn.
C. nó được dồn nén lai thành nhân con.
D. nó được đóng xoắn ở nhiều cấp độ.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của giao phối đối với quá trình tiến hoá?

A. Giao phối trung hoà tính có hại của đột biến.
B. Giao phối tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá.
C. Giao phối phát tán đột biến trong quần thể.
D. Giao phối tạo alen mới trong quần thể.

Câu 3: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam điệp (Triat) có lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:

A. Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.
B. Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hoá chim.Xuất hiện loài linh trưởng.
C. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
D. Phân hoá cá xương. Phát sinh lưỡng cư và côn trùng. Phát sinh bò sát.

Câu 4: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBbbDdddEeee tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là

A. (35:1).(35:1).(3:1).(3:1).
B. (3:1).(35:1).(35:1).(35:1).
C. (35:1).(35:1).(1:1).(3:1).
D. (35:1).(3:1).(3:1).(3:1).

Câu 5: Cây có mạch và động vật lên cạn vào kỉ nào?

A. Silua B. Cacbon C. Đêvôn D. Pecmi

Câu 6: Cho các phương pháp sau:

(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.

Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:

A. (1), (3). B. (2), (3). C. (1), (4). D. (1), (2).

Câu 7: Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?

A. Vùng vận hành (O).
B. Các gen cấu trúc (Z, Y, A).
C. Vùng khởi động (P).
D. Gen điều hoà (R).

Câu 8: Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một số loài cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí đúng?

A. Cá mún mắt xanh × Cá khổng tước đực có vây lưng hình dải dài.
B. Cá kiếm mắt đen × cá khổng tước cái không có vây lưng hình dải dài..
C. Cá khổng tước có chấm màu × Cá kiếm mắt đen.
D. Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu.

(Còn tiếp)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

1. D

2. D

3. A

4. A

5. A

6. C

7. D

8. D

9. D

10. D

11. A

12. A

13. A

14. C

15. A

16. C

17. B

18. A

19. A

20. B

21. C

22. A

23. D

24. C

25. B

26. D

27. B

28. C

29. B

30. B

31. B

32. B

33. C

34. C

35. C

36. B

37. A

38. A

39. A

40. A

41. D

42. C

43. D

44. D

45. B

46. D

47. D

48. C

49. A

50. A

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!