Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội (Lần 3) là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh khối B hữu ích dành cho các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức, hi vọng sẽ giúp các em luyện thi đại học môn Sinh đạt kết quả tốt. Mời các em cùng tham khảo.
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học - Số 2
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Sư phạm, Hà Nội
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội (Lần 3)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội (Lần 4)
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 06 trang) | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA ĐỢI III NĂM 2015 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm) |
Mã đề thi 341
ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1. Tạo sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp nào sau đây:
- Đưa thêm gen lạ vào hệ gen.
- Thay thế nhân tế bào
- Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen
- Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng
- Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen Phương án đúng là:
A. 1, 3, 5 B. 1, 2, 3 C. 3, 4, 5 D. 2, 4, 5
Câu 2. Bạn nhận được một phần tử axit nucleic mà bạn nghĩ là mạch đơn ADN. Nhưng bạn không chắc. Bạn phân tích thành phần nucleotit của phân tử đó. Thành phần nucleotit nào sau sau đây khẳng định dự đoán của bạn là đúng?
A. Adenin 22% - Xitozin 32% - Guanin 17% - Uraxin 29%
B. Adenin 22% - Xitozin 32% - Guanin 17% - Timin 29%
C. Adenin 38% - Xitozin 12% - Guanin 12% - Traxin38%
D. Adenin 38% - Xitozin 12% - Guanin 12% - Uraxin 38%
Câu 3. Câu nào dưới đây mô tả về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi là đúng?
A. Quần thể của con mồi tăng trưởng theo đồ thị chữ J còn quần thể vật dữ tăng trưởng theo hình chữ S
B. Vật ăn thịt luôn có kích thước hớn hơn con mồi nhưng số lượng luôn ít hơn số lượng con mồi
C. Vật ăn thịt luôn có kích thước nhỏ hơn con mồi nhưng số lượng luôn ít hơn số lượng con mồi
D. Vật ăn thịt luôn ăn các con mồi già yếu và do vậy giúp con mồi ngày càng có nhiều con khỏe mạnh hơn.
Câu 4. Năm 2004, các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch của loài người lùn nhỏ bé H.floresiensis tồn tại cách đây khoảng 1800 năm trên hòn đảo của Indonexia. Loài người này chỉ cao khoảng 1m và được cho là phát sinh từ loài?
A. Homo habilis B. Homo neanderthalensis
C. Homo erectus D. Homo sapiens
Câu 5. Xét tổ hợp lai phân gen ; nếu tần số hoán vị gen là 18% thì tỉ lệ % các loài giao tử hoán vị của tổ hợp gen này là:
A. ABD = Abd = aBD = 4,5% B. ABD = Abd = aBD = abd = 9,0%
C. ABD = ABd = abd = 4,5% D. ABD = ABd = abD = abd = 9,0%
Câu 6. Ở một loài thực vật, gen A – trội hoàn toàn quy định màu hoa đỏ; gen lặn a – hoa trắng. Biết rằng hạt phấn (n + 1) của cây thể ba (2n + 1) không tham gia thụ tinh. Phép lai nào sau đây tạo ra kết tủa ở đời sau có các cây (3n + 1) toàn ra hoa đỏ?
A. ♀(2n + 1) AAa x ♂ (4n) Aaaa B. ♀ (2n +1) Aaa x ♂ (4n) Aaaa
C. ♂(2n + 1) Aaa x ♀ (4n) AAaa D. ♂ (2n + 1) Aaa x ♀ (4n) AAAA
Câu 7. F1 có kiểu gen ; các gen tác động riêng rẽ, trội hoàn toàn, xảy ra trao đổi chéo ở hai giới. Cho F1 x F1. Số kiểu gen ở F2 là:
A. 100 B. 20 C. 256 D. 81
Câu 8. Phân tử mARN của virut khảm thuốc lá có 70% U và 30% X. Tỉ lệ các bộ ba mã sao chứa 2U và 1X trên mARN là:
A. 44,1% B. 18,9% C. 2,7% D. 34,3%
Câu 9. Trong các phép lai khác dòng dưới đây, ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở đời con của phép lai nào?
A. AAbbDDEE x aaBBDDee B. AAbbDDee x aaBBddEE
C. AAbbddee x AAbbDDEE D. AABBDDee x AAbbddee
Câu 10.Tại sao gen đột biến lặn trên NST X của người lại dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến nằm trên NST thường?
A. Vì phần lớn các gen trên NST X không có alen tương ứng trên Y
B. Vì tần số đột biến gen trên NST X thường cao hơn so với trên NST Y
C. Vì gen đột biến trên NST X thường là gen trội
D. Vì chỉ có một trong hai NST X của giới nữ hoạt động
Câu 11. Mèo man-xo có kiểu hình cụt đuôi. Kiểu hình này do 1 alen gây chết ở trạng thái đồng hợp tử quy định. Giả sử có 1 quần thể mèo trên mới được hình thành trên một hòn đảo với tần số alen trong quần thể xuất phát (thế hệ 0) là 0,2. Tần số alen này qua 5 thế hệ là bao nhiêu?
A. 0,75 B. 0,1 C. 0,05 D. 0,00
Câu 12. Các bằng chứng hóa thạch cho thấy, quá trình tiến hóa hình thành nên các loài trong chi Homo diễn ra theo trình tự đúng là:
A. Homo habilis → Homo erectus → Homo sapiens.
B. Homo habilis → Homo neanderthalensis → Homoeretus → Homo sapiens
C. Homo erectus → Homohabilis → Homo sapiens
D. Homo habilis → Homo erectus → Homo neanderthalensis → Homo sapiens
Câu 13. Một enzm sẽ chắc chắn mất hết chức năng sinh học khi gen quy định cấu trúc enzim xảy ra đột biến thay thế ở bộ ba
A. 5/– TTA – 3/ B. 5/– XAA – 3/ C. 5/– XAT – 3/ D. 5/– TAX – 3/
Câu 14. Ở một loài thực vật, cho cây thân cao, hoa trắng thuần chủng lai với cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng, F1 thu được toàn cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn; ở F2 thu được 4 kiểu hình trong đó kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 24%. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn giống nhau đồng thời không có đột biến phát sinh. Tỉ lệ kiểu hình thân cây cao hoa đỏ là:
A. 0,51 B. 0,62 C. 0,01 D. 0,24
Câu 15. Menden nghiên cứu quy luật di truyền của 12 tính trạng khác nhau ở đậu Hà Lan. Ông đã chắc chắn về sự phân ly độc lập của 7 trong số 12 tính trạng đó. Vậy ta rút ra được điều gì?
A. Cây đậu Hà Lan có thể có tối đa 7 cặp nhiễm sắc thể
B. Cây đậu Hà Lan có ít nhất 7 cặp nhiễm sắc thể
C. Cây đậu Hà Lan có chính xác 7 cặp nhiễm sắc thể
D. Cây đậu Hà Lan có số nhiễm sắc thể đơn bội giữa 7 và 12
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
1.A | 2.B | 3.B | 4.C | 5.C | 6.D | 7.A | 8.A | 9.B | 10.A |
11.B | 12.A | 13.C | 14.A | 15.B | 16.D | 17.C | 18.D | 19.D | 20.B |
21.C | 22.B | 23.D | 24.C | 25.A | 26.D | 27.C | 28.A | 29.C | 30.D |
31.A | 32.B | 33.A | 34.A | 35.D | 36.C | 37.D | 38.C | 39.B | 40.B |
41.C | 42.B | 43.D | 44.D | 45.C | 46.D | 47.B | 48.B | 49.A | 50.B |