Đề thi thử nghiệm THPT Quốc gia môn Văn

Chiều 20/1, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố bộ đề thi thử nghiệm 14 môn thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để thí sinh và các nhà trường có thêm cơ sở tham khảo, vận dụng trong dạy học và ôn tập. Sau đây là đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ Văn mới nhất. Mời các thầy cô cùng các bạn học sinh cùng tham khảo.

Đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán

Đề thi minh họa và đáp án kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Tiếng Anh

Đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lý

Đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 - Tất cả các môn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017

ĐỀ THI THỬ NGHIỆM Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...

Ta lớn lên khao khát những chân trời
Những mảnh đất chân mình chưa bén được
Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực
Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh

(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36)

Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích được lấy từ chất liệu văn học dân gian?

Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: "Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa"?

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp điệp từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối đoạn trích.

Câu 4. Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh niềm tin trong cuộc sống được gợi ra từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu.

Câu 2. (5,0 điểm)

"Sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ mang vẻ đẹp trời phú mà còn ánh lên vẻ đẹp của con người" (Lê Uyển Văn - Báo điện tử Thể thao và Văn hóa ngày 27-8-2008).

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ngữ văn 12, tập 1) để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!