Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Lịch sử Địa lý
Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa học kì 1 Cánh Diều năm 2023 để các em học sinh nắm được cấu trúc đề thi lên kế hoạch ôn tập, chuẩn bị cho bài thi giữa kì 1 lớp 6 đạt kết quả cao.
>> Tham khảo đề thi mới nhất
- Đề thi giữa kì 1 Lịch sử và Địa lý lớp 6 sách mới
- Đề thi Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa học kì 1 năm 2023
1. Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 6 Cánh diều - Đề 1
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Lịch sử được hiểu là
A. những chuyện cổ tích được kể truyền miệng.
B. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
C. những bản ghi chép hay tranh, ảnh còn được lưu giữ lại.
D. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử?
A. Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
B. Hiểu được quá trình lao động và chiến đấu để dựng nước và giữ nước của cha ông.
C. Hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng xã hội văn minh.
D. Biết được tất cả các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ.
Câu 3. Tư liệu hiện vật là
A. những truyền thuyết… được truyền từ đời này sang đời khác.
B. các bản ghi chép, sách, báo, nhật kí… phản ánh các sự kiện lịch sử.
C. những di tích, công trình hay đồ vật (như văn bía, trống đồng, đồ gốm…).
D. các câu ca dao, dân ca... có chứa đựng thông tin phản ánh về sự kiện lịch sử.
Câu 4. Truyền thuyết “Thánh Gióng” thuộc loại hình tư liệu nào dưới đây?
A. Tư liệu chữ viết.
B. Tư liệu hiện vật.
C. Tư liệu gốc.
D. Tư liệu truyền miệng.
Câu 5. Âm lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của
A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng.
C. Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.
D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
Câu 6. Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng
A. 600 000 năm trước.
B. 700 000 năm trước.
C. 800 000 năm trước.
D. 900 000 năm trước.
Câu 7. So với Người tối cổ, Người tinh khôn đã biết
A. chế tác cung tên, đồ gốm.
B. dùng lửa để nấu chín thức ăn.
C. ghè đẽo thô sơ các mảnh đá để làm công cụ.
D. dùng lửa để sưởi ấm và xua đuổi thú dữ.
Câu 8. Công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Lưỡng Hà là
A. Kim tự tháp Kê-ốp.
B. Vườn treo Ba-bi-lon.
C. Đấu trường Cô-li-dê.
D. Vạn Lý Trường Thành.
Câu 9. Chữ viết phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại là
A. chữ Hán.
B. chữ hình nêm.
C. chữ Nôm.
D. chữ Phạn.
Câu 10. Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, chế độ đẳng cấp Vác-na là chế độ phân biệt về
A. chủng tộc và màu da.
B. tôn giáo.
C. khu vực địa lí.
D. tôn giáo và màu da.
Câu 11. Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên
A. đất sét, gỗ.
B. mai rùa, thẻ tre, gỗ.
D. gạch nung, đất sét.
C. giấy Pa-pi-rút, đất sét.
Câu 12. Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến Trung Quốc từ thời Tần đến thời Tùy là gì?
A. Giữ quan hệ hữu hảo, thân thiện với các nước láng giềng.
B. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.
C. Chinh phục thế giới thông qua “con đường tơ lụa”.
D. Thực hiện triều cống, thần phục các nước lớn.
Câu 13. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường
A. kinh tuyến.
B. kinh tuyến gốc.
C. vĩ tuyến.
D. vĩ tuyến gốc.
Câu 14. Dạng kí hiệu nào sau đây không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu?
A. Hình học.
B. Chữ.
C. Tượng hình.
D. Tượng thanh.
Câu 15. Kho dữ liệu có cả hình ảnh, video và kiến thức phong phú là
A. bản đồ.
B. GPS.
C. bảng, biểu.
D. Internet.
Câu 16. Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?
A. Điểm.
B. Hình học.
C. Đường.
D. Diện tích.
Câu 17. Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng
A. 900.
B. 00.
C. 1800.
D. 300.
Câu 18. Lược đồ trí nhớ phản ánh sự cảm nhận của con người về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với
A. tổ chức.
B. cá nhân.
C. tập thể.
D. quốc gia.
Câu 19. Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây?
A. Tây.
B. Đông.
C. Nam.
D. Bắc.
Câu 20. Có những loại lược đồ trí nhớ cơ bản nào sao đây?
A. Khu vực và quốc gia.
B. Không gian và thời gian.
C. Đường đi và khu vực.
D. Thời gian và đường đi.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Sự xuất hiện của kim loại đã tác động như thế nào đến đời sống kinh tế, xã hội của con người ở cuối thời nguyên thủy?
b. Nguyên liệu đồng hiện nay còn được sử dụng vào những việc gì?
Câu 2 (2,0 điểm).
a) Hãy kể 5 đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích.
b) Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 25 km, thì trên bản đồ có tỉ lệ 1: 500 000, khoảng cách giữa hai địa điểm đó là bao nhiêu?
Đáp án đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 6 Cánh diều
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-B |
2-D |
3-C |
4-D |
5-D |
6-C |
7-A |
8-B |
9-D |
10-A |
11-B |
12-B |
13-A |
14-D |
15-D |
16-A |
17-B |
18-B |
19-C |
20-C |
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 (3,0 điểm) |
- Tác động đến đời sống kinh tế… + Năng suất lao động tăng cao, người nguyên thủy đã tạo ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên. + Con người khai phá được nhiều vùng đất mới, giúp mở rộng địa bàn cư trú và diện tích sản xuất. + Nhiều ngành nghề mới xuất hiện, như: luyện kim, chế tạo công cụ lao động… |
0,5 0,5 0,5 |
- Tác động đến đời sống xã hội… + Xuất hiện tình trạng tư hữu, xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo. + Các gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ. |
0,5 0,25 |
|
- Nguyên liệu đồng hiện nay được sử dụng vào những việc gì? + Sản xuất (lõi) dây điện; que hàn đồng… + Sản xuất một số vật dụng, đồ dùng trong gia đình, đồ thờ cúng. + Sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ làm từ đồng. |
0,25 0,25 0,25 |
|
2 (2,0 điểm) |
a) Một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu - Kí hiệu điểm: Vườn quốc gia, cà phê, cao su, trâu, thiếc, sắt, đô thị… - Kí hiệu đường: Đường máy bay, dòng biển, di cư, hướng di chuyển của bão, ranh giới quốc gia… - Diện tích: Bãi tôm, bãi cá, vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp, mật độ dân số... |
0,5 0,25 0,25 |
2. Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử - Địa lý 6 Cánh diều Đề 2
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về
A. toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
B. quá trình chọn lọc tự nhiên của tất cả các loài động – thực vật trên Trái Đất.
C. sự biến đổi của môi trường, khí hậu, cảnh quan của các khu vực trên Trái Đất.
D. quá trình phát sinh, tồn tại và biến đổi theo thời gian của mọi loài động vật.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử?
A. Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
B. Hiểu được quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
C. Đúc kết kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ hiện tại.
D. Hiểu được quá trình chọn lọc tự nhiên của mọi loài sinh vật.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của tư liệu gốc?
A. Là tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử.
B. Ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện, phản ánh về sự kiện đó.
C. Là các câu truyện, ca dao… được truyền từ đời này sang đời khác.
D. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
Câu 4. Cố đô Huế (Việt Nam) thuộc loại hình tư liệu nào dưới đây? A. Tư liệu chữ viết. B. Tư liệu truyền miệng. C. Tư liệu chữ viết và hiện vật. D. Tư liệu hiện vật. |
Câu 5. Năm đầu tiên của Công nguyên được lấy theo năm ra đời của nhân vật lịch sử nào?
A. Đức Phật Thích Ca.
B. A-lếch-xan-đơ Đại đế.
C. Chúa Giê-su.
D. Tần Thuỷ Hoàng.
Câu 6. Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu?
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Mĩ.
D. Châu Phi.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của bầy người nguyên thủy?
A. Gồm vài gia đình sống cùng nhau.
B. Đã có người đứng đầu mỗi bầy người.
C. Tộc trưởng là người đứng đầu mỗi bầy.
D. Có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
Câu 8. Chữ viết ban đầu của người Ai Cập là loại chữ
A. giáp cốt văn.
B. tượng hình.
C. La-tinh.
D. tiểu triện.
Câu 9. Tác phẩm Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta thuộc thể loại văn học nào?
A. Sử thi.
B. Truyện ngắn.
C. Truyền thuyết.
D. Văn xuôi.
Câu 10. Tôn giáo nào của người Ấn Độ cổ đại có chủ chương tất cả mọi người đều bình đẳng?
A. Hồi giáo.
B. Phật giáo.
C. Ấn Độ giáo.
D. Thiên Chúa giáo.
Câu 11. Người đặt nền móng cho nền sử học ở Trung Quốc là
A. Khổng Tử.
B. Ban Cố.
C. Phạm Diệp.
D. Tư Mã Thiên.
Câu 12. Triều đại nào ở Trung Quốc đã ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất lần đầu tiên trên cả nước?
A. Nhà Tuỳ.
B. Nhà Hán.
C. Nhà Đường.
D. Nhà Tần.
Câu 13. Lược đồ trí nhớ là
A. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách điện tử.
B. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách giáo khoa.
C. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong óc con người.
D. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong máy tính, USB.
Câu 14. Tỉ lệ bản đồ 1: 6.000.000 có nghĩa là
A. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.
B. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.
C. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.
D. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.
Câu 15. Vẽ bản đồ là
A. chuyển mặt cong của hình cầu lên mặt phẳng của giấy.
B. chuyển mặt phẳng của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
C. chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
D. chuyển toàn bộ bề mặt của Trái Đất lên mặt phẳng giấy.
Câu 16. Trung Quốc đã có một phát minh vĩ đại để xác định phương hướng, đó là
A. thuốc nổ.
B. la bàn.
C. địa chấn kế.
D. giấy.
Câu 17. Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây?
A. Tây.
B. Đông.
C. Bắc.
D. Nam.
Câu 18. Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ
A. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít các đối tượng trên quả Địa cầu.
B. độ lớn của các đối tượng trên bản đồ so với ngoài thực địa.
C. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.
D. độ chính xác về vị trí các đối tượng trên bản đồ so với thực địa.
Câu 19. Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ
A. vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.
B. đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.
C. số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.
D. mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Câu 20. Yếu tố nào sau đây là thành phần của tự nhiên?
A. Trường, lớp.
B. Văn hóa.
C. Nhà xưởng.
D. Đất trồng.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Phân tích những chuyển biến về kinh tế - xã hội vào cuối thời nguyên thủy. Phát minh quan trọng nào của người nguyên thủy tạo nên những chuyển biến này?
Câu 2 (2,0 điểm).
a) Khoảng cách thực tế từ Hà Nội đến Hải Phòng là khoảng 120km. Trên một bản đồ hành chính Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 10 cm. Vậy bản đồ có tỉ lên bao nhiêu?
b) So sánh độ dài của các kinh tuyến với nhau và độ dài giữa các vĩ tuyến với nhau.
Mời các bạn xem đáp án trong file tải về
3. Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 6 Cánh diều - Đề 3
A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất, rồi ghi vào giấy làm bài
Câu 1. Học Lịch sử để
A. biết việc làm của người xưa.
B. tô điểm thêm cho cuộc sống.
C. hiểu được cội nguồn của tổ tiên.
D. biết quá khứ của bản thân mình.
Câu 2. Tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về một sự kiện hay biến cố tại thời kì lịch sử nào đó thuộc loại
A. tư liệu hiện vật.
B. tư liệu truyền miệng.
C. tư hiệu chữ viết.
D. tư liệu gốc.
Câu 3. Nối cột A và B cho phù hợp
A |
B |
1. Tư liệu truyền miệng. |
a. Các di tích lịch sử, đồ vật |
2. Tư liệu hiện vật. |
b. Sách vở, bia khắc trên bia đá. |
3. Tư liệu chữ viết |
c. Các câu chuyện kể, lời kể truyền đời. |
A. 1a, 2b, 3c.
B. 1c, 2a, 3b.
C. 1b, 2a, 3c.
D. 1c, 2b, 3a.
Câu 4. Loài người là kết quả của quá trình tiến hoá từ
A. người tối cổ.
B. vượn.
C. vượn người.
D. người tinh khôn.
Câu 5. Loại chữ viết đầu tiên của loài người là
A. chữ tượng hình.
B. chữ tượng ý.
C. chữ giáp cốt.
D. chữ triện.
Câu 6. Văn hoá Ấn Độ được truyền bá và có ảnh hưởng mạnh mẽ sâu rộng nhất ở đâu?
A. Trung Quốc.
B. Các nước Ả Rập.
C. Các nước Đông Nam Á.
D. Việt Nam.
Câu 7. Thành tựu nào sau đây của người Ai Cập cổ đại còn sử dụng đến ngày nay?
A. Chữ tượng hình.
B. Hệ đếm thập phân.
C. Hệ đếm 60.
D. Thuật ướp xác.
Câu 8. Từ rất sớm, người Ấn Độ cổ đại đã có chữ viết riêng, đó là
A. chữ Nho.
B. chữ Phạn.
C. chữ tượng hình.
D. chữ Hin-đu.
Câu 9. Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng
A. 0o
B. 30o
C. 90o
D. 180o
Câu 10. Bản đồ là hình vẽ
A. tương đối chưa chính xác.
B. tuyệt đối chính xác.
C. tương đối chính xác.
D. kém chính xác.
Câu 11. Nếu tỉ lệ bản đồ: 1 : 200 000 thì 5 cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là
A. 100 km.
B. 10 km.
C. 200 km.
D. 20 km.
Câu 12. Bản đồ có tỉ lệ lớn thì đối tượng biểu hiện
A. nhiều đối tượng địa lí hơn.
B. ít đối tượng địa lí hơn.
C. đối tượng địa lí to hơn.
D. đối tượng địa lí nhỏ hơn.
Câu 13. Tọa độ địa lí của một điểm là
A. kinh độ tại một điểm.
B. vĩ độ tại một điểm.
C. kinh độ và vĩ độ tại một điểm.
D. vĩ độ tại đường vĩ tuyến gốc
Câu 14. Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?
A. Đường.
B. Diện tích.
C. Điểm.
D. Hình học.
Câu 15. Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở
A. nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây.
B. nửa cầu Nam và nửa cầu Đông.
C. nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.
D. nửa cầu Nam và nửa cầu Tây.
B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Cho biết những điểm tiến bộ về đời sống của Người tinh khôn so với đời sống của Người tối cổ?
Câu 2. (2,0 điểm) Trình bày những thành tựu chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?
Câu 3. (1,0 điểm) Trên bản đồ hành chính có tỉ lệ 1 : 6 000 000, khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội tới thành phố Hải Phòng và thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) lần lượt là 1,5 cm và 5 cm, vậy trên thực tế hai thành phố đó cách Thủ đô Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét? Nêu cách tính cụ thể?
Chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 6 đầy đủ các môn học sách mới: Toán, Ngữ Văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Tiếng Anh, Tin học,.... liên tục được TimDapAncập nhật các đề thi kèm theo đáp án mới nhất.