Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 được TimDapAnsưu tầm, tổng hợp từ các đề thi chất lượng bao gồm đáp án hướng dẫn giải chi tiết và bảng ma trận đề thi theo Thông tư 22. Đề thi học kì 2 lớp 5 này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi cuối kì 2, cuối năm học đạt kết quả cao.
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 cuối học kì 2
08 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 dưới đây bao gồm chi tiết đáp án cho từng đề. Mỗi đề có các mức chấm điểm chi tiết để các em họ sinh nắm được cấu trúc đề thi lên kế hoạch ôn tập. Các bậc phụ huynh in ra giấy cho các em tự ôn luyện. Đồng thời đây là tài liệu tham khảo cho các thầy cô khi ra đề học kì 2 cho các em học sinh. Sau đây mời các thầy cô cùng các em cùng tham khảo chi tiết lời giải.
I. 04 Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2023 - 2024
1.1 Đề thi cuối kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt Số 1
UBND HUYỆN…...................... TRƯỜNG TIỂU HỌC…………. |
BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM ....... |
A. Phần đọc
I. Đọc thành tiếng:
Học sinh đọc đoạn một trong các bài sau:
1. Trí dũng song toàn (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 28)
Đọc đoạn: Từ Mùa đông năm 1637 ...........bất hiếu với tổ tiên !
2. Phân xử tài tình (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 51)
Đọc đoạn: Đòi người làm chứng nhưng không có ...........cúi đầu nhận tội
3. Nghĩa thầy trò (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 87)
Đọc đoạn: Các môn sinh đồng thanh dạ ran ...........tạ ơn thầy.
4. Một vụ đắm tàu (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 115)
Đọc đoạn: Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên ...........đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng.
5. Tà áo dài Việt Nam (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 127)
Đọc đoạn: Từ những năm 30 của thế kỉ XX ...........thanh thoát hơn.
II. Đọc hiểu
1. Đọc thầm bài văn sau:
ĐỒNG TIỀN VÀNG
Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:
- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
- Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.
Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:
- Thật chứ ?
- Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu.
Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu đồng tiền vàng.
Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:
- Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ?
Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé nói tiếp:
- Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.
Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.
(Theo Truyện khuyết danh nước Anh)
2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật nào?
A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm.
B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.
C. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và Rô-be.
D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm.
Câu 2. Điều gì ở cậu bé bán diêm khiến nhân vật “tôi” tin và giao cho cậu bé đồng tiền vàng?
A. Cậu khoảng mười ba, mười bốn tuổi
B. Cậu gầy gò, rách rưới, xanh xao
C. Nét mặt cương trực và đầy tự hào.
D. Người khách muốn cho tiền cậu bé nghèo.
Câu 3. Vì sao khi trở về nhà, người khách lại ngạc nhiên?
A. Thấy Rô-be đang đợi mình để trả lại tiền thừa.
B. Thấy cậu bé đợi mình rất giống cậu bé nợ tiền.
C. Được biết Rô-be sai em đem trả lại tiền thừa.
D. Cả hai lí do B và C.
Câu 4. Vì sao Rô-be không tự mang trả tiền thừa cho khách?
A. Rô-be bị bệnh đang nằm ở nhà.
B. Rô-be bị tai nạn, đang nằm ở bệnh viện.
C. Rô-be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà.
D. Rô-be không thể mang trả ông khách được.
Câu 5. Câu ghép sau thể hiện quan hệ gì giữa các vế câu?
Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.
A. Nguyên nhân - kết quả.
B. Điều kiện - kết quả
C. Tương phản
D. Hô ứng
Câu 6. Từ “đồng” trong hai câu: “Cái chậu này làm bằng đồng.” và “Đồng tiền vàng rất quý.” quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đồng nghĩa
B. Trái nghĩa
C. Nhiều nghĩa
D. Đồng âm
Câu 7. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “chẳng những … mà…” để nhận xét về việc học tập của một bạn trong lớp em.
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Câu 8. Việc Rô-be trả lại tiền thừa cho khách đáng quý ở điểm nào? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm.
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Câu 9. Nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu: “Hôm qua, chúng em thi văn nghệ.”
Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Câu 10. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
“Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.”
Chủ ngữ là :...............................................................................................
Vị ngữ là: ...................................................................................................
B. Phần viết
I. Chính tả: (20 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết:
Bài: Tà áo dài Việt Nam (Sách HDH Tiếng Việt 5 tập 2B trang 23 )
Viết đoạn: “Từ đầu thế kỷ XIX ... gấp đôi vạt phải.”
II. Tập làm văn: (20 phút)
Viết bài văn tả một người mà em yêu quý nhất.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
A. Phần đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
- Học sinh đọc được văn bản, tốc độ đảm bảo yêu cầu (1,5 điểm)
- Học sinh đọc ngắt nghỉ hơi đúng, hợp lí (1 điểm)
- Học sinh đọc diễn cảm được đoạn đọc (0,5 điểm)
II. Đọc hiểu (7 điểm)
Câu 1: B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu. 0,5 điểm
Câu 2: C. Nét mặt cương trực và đầy tự hào. 0,5 điểm
Câu 3: D. Cả hai lí do B và C. 0,5 điểm
Câu 4: C. Rô-be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà. 0,5 điểm
Câu 5: A. Nguyên nhân - kết quả. 0,5 điểm
Câu 6: D. Đồng âm. 0,5 điểm
Câu 7: (1 điểm)
Ví dụ:
Ngọc chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn rất tích cực giúp các bạn cùng tiến.
- Đặt được câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “chẳng những … mà…” hoặc có thể các em đặt câu ghép sử dụng cặp “ chẳng những … mà còn” (0,5 điểm)
- Nội dung đúng chủ đề: việc học tập (0,5 điểm)
Câu 8: 1 điểm
- Gặp tai nạn vẫn tìm cách giữ đúng lời hứa; ( 0,5 điểm)
- Tuy nghèo mà thật thà, chứng tỏ mình "không phải là một đứa bé xấu". ( 0,5 điểm )
GV chấm linh hoạt các em nêu sát ý trên vẫn cho điểm.
Câu 9: 1 điểm
Tác dụng của dấu phẩy : Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
Câu 10: 1 điểm
- Chủ ngữ: Chủ ngữ 1: anh cháu; Chủ ngữ 2: anh ấy
- Vị ngữ: Vị ngữ 1: không thể mang trả ông được
Vị ngữ 2: bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.
(Mỗi chủ ngữ, vị ngữ xác định đúng được 0,25 điểm)
B. Phần Viết:
I. Chính tả (2 điểm)
- Trình bày và viết đúng, đủ đoạn văn (1 điểm) (Trình bày không đúng quy định và viết không đủ đoạn văn trừ 0,25đ)
- Không mắc quá 5 lỗi/ bài chính tả ( Từ lỗi thứ 6 trở đi, mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm).
- Bài viết đúng mẫu chữ quy định về độ cao, cỡ chữ, kiểu chữ, khoảng cách (0,5 điểm) (Bài viết sai toàn bài về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ trừ 0,5đ)
- Bài viết sạch đẹp, không tẩy xóa, chữ viết rõ ràng (0,5 điểm)
II. Tập làm văn ( 8 điểm)
Viết được bài văn theo yêu cầu của đề bài, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch, đẹp, …. (8,0 điểm).
Trong đó:
- Bài viết có bố cục rõ ràng 3 phần: 1,0 điểm.
- Mở bài: Giới thiệu được người định tả một cách hợp lý: 1,5 điểm
- Thân bài (4,0 điểm)
Tả được hình dáng, vẻ bên ngoài hợp lí. (1 điểm)
- Tả được tính tình, cách ăn mặc, những tình cảm, sự dạy dỗ của thầy (cô) dành cho em. (1 điểm)
- Kể lại được những kỉ niệm để lại ấn tượng sâu sắc kết hợp bộc lộ cảm xúc (1 điểm)
- Khi tả đặt câu đúng ngữ pháp, sử dụng dấu câu đúng, có sử dụng biện pháp nghệ thuật: so sánh, tương phản, … khi tả (1 điểm)
- Kết bài: Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của em với người được tả. (1,5 điểm)
Ma trận câu hỏi đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
Mạch kiến thức, kĩ năng |
Số câu và số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
|||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
HT khác |
|||
1. Đọc hiểu văn bản |
Số câu |
2 |
2 |
1 |
1 |
4 |
2 |
||||||
Câu số |
1; 2 |
3;4 |
7 |
8 |
|||||||||
Số điểm |
1,0 |
1,0 |
1,0 |
1,0 |
2,0 |
2,0 |
|||||||
2. Kiến thức Tiếng Việt |
Số câu |
1 |
1 |
1 |
1 |
2 |
2 |
||||||
Câu số |
5 |
6 |
9 |
10 |
|||||||||
Số điểm |
0,5 |
0,5 |
1,0 |
1,0 |
1,0 |
2,0 |
|||||||
Tổng |
Số câu |
3 |
3 |
2 |
2 |
6 |
4 |
||||||
Số điểm |
1,5 |
1,5 |
2,0 |
2,0 |
3,0 |
4,0 |
|||||||
Đọc thành tiếng |
Số điểm |
3 |
|||||||||||
Viết |
a,chính tả |
Số điểm |
2 |
||||||||||
b, đoạn bài |
Số điểm |
8 |
1.2 Đề thi cuối kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt Số 2
A. Phần đọc
I. Đọc hiểu và trả lời câu hỏi
Điều kì diệu của mùa đông
Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:
- Con có thể thành hoa không hả mẹ?
- Ồ không ! - Cây Bàng đu đưa tán lá - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người.
- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!
- Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.
Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ. Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa... giúp cây thấu hiểu hết.
Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình, có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành. Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu...
Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ...
Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương... Nhưng kia! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất.
- Mẹ ơi!... - Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.
(Theo Quỳnh Trâm)
Đọc thầm bài “Điều kì diệu của mùa đông” , chọn đáp án đúng (A, B, C, D) ghi ra giấy hoặc trả lời ngắn.
Câu 1 (0,5 đ). Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:
Hoa bàng màu trắng xanh, nhỏ li ti, trông như................................... lấp ló sau chùm lá.
Câu 2 (0,5 đ). Lá Non thầm mong ước điều gì ?
A. Hoá thành một chiếc lá vàng.
B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực.
C. Hoá thành bông hoa bàng.
D. Hoá thành một chiếc lá đỏ.
Câu 3 (0,5 đ). Theo em, sắc đỏ của mỗi chiếc lá bàng mùa đông được tạo bởi những gì?
A. Những tán lá bàng xanh che nắng cho bao người.
B. Mưa phùn và sương sớm, cái lạnh thấu xương của mùa đông.
C. Những chùm nắng hè chói chang và dòng nước mát ngọt trong lòng đất.
D. Những bông hoa trắng xanh, ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.
Câu 4 (0,5 đ). Từ có thể thay thế từ hối hả trong câu: "Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành." là:
A. vội vã
B. lo lắng
C. chậm rãi
D. mát mẻ
Câu 5 (0,5 đ). Em hiểu từ chắt chiu trong câu "Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất." như thế nào?
A. Để dành được rất nhiều.
B. Dành dụm cẩn thận từng tí một.
C. Cho đi từng chút, từng chút.
D. Để dành và mang cho đi.
Câu 6 (0,5 đ). Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng gì?
A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại và phần chú thích.
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê và đánh dấu phần chú thích.
D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
Câu 7 (0,5 đ). Bộ phận chủ ngữ trong câu “Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ.” là:
A. Lá Non.
B. Lá non im lặng.
C. Lá Non, nó.
D. Lá Non, nó thầm mong.
Câu 8 (0,5 đ). Trong câu “Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ.”, dấu phẩy thứ hai có tác dụng gì?
A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu và ngăn cách các vế trong câu ghép.
Câu 9 (1 đ). Đặt 1 câu trong đó có từ đồng âm với từ “ngọt” trong câu “Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất..”. Gạch chân dưới từ đồng âm đó.
Câu 10 (1 điểm). Hai câu “Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. ” được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ.
Câu 11 (1 đ). Đóng vai chiếc lá, viết 2 câu về những điều chiếc lá nói với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước. Cho biết 2 câu em vừa viết liên kết với nhau bằng cách nào?
…………………………………………………………………………………………………………..…
B. Phần viết
I. Chính tả (2 điểm): Nghe viết - 15 phút
Chim họa mi hót
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
II. Tập làm văn (8 điểm) - 35 phút.
HS lựa chọn 1 trong các đề sau:
Đề 1. Trên sân trường em có trồng rất nhiều cây bóng mát. Em hãy tả lại 1 cây bóng mát có nhiều kỉ niệm với em nhất.
Để 2. Trong thế giới của trẻ em không thể thiếu những con vật đáng yêu. Em hãy tả lại một con vật như vậy.
Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
A. Phần đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
1. Nội dung, hình thức kiểm tra
- Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết ôn tập
- Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã học ở HK2, sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung bài học do giáo viên nêu.
- Hình thức: Giáo viên cho học sinh lựa chọn số trên power point .
Lưu ý: Tránh trường hợp 2 học sinh kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau.
2. Cách đánh giá
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cum từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời câu hỏi đúng: 1 điểm
+ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt không rõ ràng: 0,5 điểm
+ Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm
II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
ngàn ngôi sao |
0,5 |
2 |
D |
0,5 |
3 |
C |
0,5 |
4 |
A |
0,5 |
5 |
B |
0,5 |
6 |
B |
0,5 |
7 |
C |
0,5 |
8 |
C |
0,5 |
9 |
HS đặt câu đúng Gạch chân đúng từ đồng âm đó Bạn Lan có giọng hát ngọt ngào Những cánh hoa hồng mang trong mình dòng nước ngọt từ trong lòng đất. |
0,5 0,5 |
10 |
2 câu trên liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ: Thay từ Cây Bàng bằng từ nó |
0,5 0,5 |
11 |
HS viết 2 câu đúng yêu cầu Chỉ rõ 2 câu đó được liên kết với nhau bằng cách nào Mẹ ơi! Con thực sự trở thành hoa rồi, con đã có màu đỏ yêu thích, cảm ơn mẹ. Con rất biết ơn những gì mẹ làm cho con, mọi thứ ... mọi thứ mẹ đều hi sinh vì con, con biết hết những gì mẹ đã làm để cho con có màu sắc rực rỡ này. Cảm ơn mẹ đã lắng nghe ước mơ xa vời ấy của con, con yêu mẹ lắm! |
0,5 0,5 |
B. Phần viết
I. Chính tả (2 điểm) – 15 phút.
- Bài viết tốc độ đạt yêu cầu (0,25 điểm)
- Chữ viết rõ ràng (0,25 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ, cỡ cữ (0,25 điểm)
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (0,25 điểm)
- Viết đúng chính tả (không quá 5 lỗi) (1 điểm)
II. Tập làm văn (8 điểm) – 35 phút.
* Mở bài: Giới thiệu được cây (con vật) định tả (mở bài gián tiếp) (1 điểm)
* Thân bài: (4 điểm)
- Nội dung: (1,5 điểm)
+ Tả hình dáng đặc trưng của con vật đó (hoặc tả bao quát về cây đó). (0.5 điểm).
+ Tả hoạt động phù hợp (hoặc tả chi tiết từng bộ phận của cây) (0.5 điểm).
+ Nêu được ích lợi với cây (con vật) định tả. (0,5 điểm).
- Kĩ năng (1,5 điểm)
+ Có khả năng lập ý, sắp xếp ý phù hợp (0,5 điểm)
+ Có kĩ năng dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)
+ Có kĩ năng liên kết câu chặt chẽ (0,5 điểm)
- Cảm xúc (1 điểm)
+ Thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc, thái độ về cây (con vật) định tả,… (0,5 điểm)
+ Lời văn chân thành, có cảm xúc (0,5 điểm)
* Kết bài: Kết bài phù hợp thể hiện được tình cảm của mình về cây (con vật) định tả (1 điểm)
* Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ. (0.5 điểm).
* Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng (0.5 điểm).
* Bài viết có sự sáng tạo (1 điểm).
Tham khảo các bài văn mẫu tại đây:
- Tả cây bóng mát đạt điểm 10, 9
- Tả một con vật mà em yêu thích Hay Chọn Lọc
1.3 Đề thi cuối kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt Số 3
A. KIỂM TRA ĐỌC.
I. Đọc thành tiếng (3 điểm): GV kiểm tra vào các tiết ôn tập.
II. Đọc hiểu văn bản (7 điểm):
Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập theo yêu cầu:
HÃY THA LỖI CHO EM
Giờ giảng văn đầu tiên. Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, không thẳng hàng, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau.
Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:
- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!
Cô Vân đứng lặng người. Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay cô rơi xuống. Phải mất vài phút, cô mới giảng tiếp được. Giờ học hôm đó kết thúc muộn.
Trước khi cho lớp nghỉ, cô Vân nói nhỏ nhẹ:
- Trước hết, cô xin lỗi các em vì giảng quá giờ. Còn chữ viết…(Giọng cô đang ngập ngừng bỗng rành rọt hẳn lên) cô sẽ cố gắng trình bày đẹp hơn để các em dễ đọc.
Hôm đó, đến phiên tôi và Khôi trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường. Thấy Khôi đang thập thò ngoài cửa lớp, tôi khẽ bước đến bên cậu ấy và nhìn vào. Trời ơi! Cô Vân đang mải mê nắn nót tập viết; thảo nào, những giờ giảng gần đây chữ cô viết khác hẳn ngày đầu.
Đang viết, bỗng nhiên viên phấn trên tay cô rơi xuống, cô ngồi thụp xuống đất, mặt nhăn lại đau đớn. Cô dùng tay trái nắn bóp tay phải khá lâu. Hình như đau quá, cô lấy tay lau nước mắt. Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:
- Cô ơi, cô làm sao thế? Em đi báo với các thầy, cô ở văn phòng nhé?
- Không sao đâu các em ạ, một lát là khỏi thôi. Thỉnh thoảng, cô lại bị như thế. Chả là mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi trở trời là vết thương lại tấy lên đấy thôi.
Tôi quay lại nhìn Khôi. Bỗng nó cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nó nghèn nghẹn:
- Cô ơi! Cô tha lỗi cho em, em có lỗi với cô.
Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:
- Không sao, cô không giận các em đâu. Thôi chúng ta cùng chuẩn bị đi, sắp đến giờ học rồi.
Phỏng theo Phan Thị Đoan Trang
(Tạp chí Vì trẻ thơ, số 119, tháng 12-2000)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (câu 1; 2; 7; 8); khoanh vào chữ “Đúng” hoặc “Sai”(câu 4) và hoàn thành các câu (3; 5; 6; 9; 10) :
Câu 1 (0,5 điểm): Giờ giảng văn đầu tiên, chữ viết trên bảng của cô Vân thế nào?
A. nét chữ nắn nót rất đẹp.
B. nét chữ run run, không thẳng hàng.
C. nét chữ run run.
D. nét chữ đẹp nhưng không thẳng hàng
Câu 2 (0,5 điểm): Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào?
A. Chê bai chữ viết của cô.
B. Xì xầm nói xấu cô.
C. Chăm chú theo dõi cô viết.
D. Không nghe cô giảng bài.
Câu 3 (0,5 điểm): Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng :
Mảnh đạn còn trong ……….cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi …………là vết thương lại tấy lên rất đau.
Câu 4 (0,5 điểm): Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ “Đúng” hoặc “Sai”.
Thông tin |
Trả lời |
|
Cô Vân luôn đến lớp sớm để tranh thủ luyện viết chữ trên bảng. |
Đúng |
Sai |
Cô Vân bị thương ở tay nên không thể viết bảng được. |
Đúng |
Sai |
Mỗi khi trở trời là vết thương ở tay cô Vân lại tấy lên rất đau. |
Đúng |
Sai |
Cô Vân rất vui khi thấy các em biết quan tâm và nhận lỗi với cô. |
Đúng |
Sai |
Câu 5 (1 điểm): Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và thái độ đối với Khôi?
Câu 6 (1 điểm): Em rút ra bài học gì qua truyện đọc trên?
Câu 7 (0,5 điểm): Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?
“Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:
- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!”
A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.
D. Giải thích cho bộ phận đứng trước.
Câu 8 (0,5 điểm): Từ nào dưới đây có thể thay thế từ giận trong câu: "Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:
- Không sao, cô không giận các em đâu."
A. buồn
B. thương
C. trách
D. ghét
Câu 9 (1 điểm): Tìm 2 từ có thể thay thế từ hoảng hốt trong câu: “Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:”
2 từ có thể thay thế là:
................…………...…………….................................................................................................
Câu 10 (1 điểm): Em hãy viết 1- 2 câu văn nói lên suy nghĩ của em về các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả: 2 điểm.
Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn văn trong bài Con gái (TV5 tập 2 trang 112). Từ đầu đến ......“tức ghê.”
2. Tập làm văn: 8 điểm.
Đề bài: Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em có dịp quan sát.
>> Chi tiết: Bài văn tả cảnh đẹp quê hương em lớp 5
Đáp án Đề thi cuối kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC:
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói: (3 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu: (7 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Ghi chú |
|||||||||||||||
1 |
B |
0.5 |
||||||||||||||||
2 |
A |
0.5 |
||||||||||||||||
3 |
Điền lần lượt từ: cánh tay, trở trời |
0.5 |
Điền đúng 1 từ ghi 0,25 điểm |
|||||||||||||||
4 |
|
1,0 |
Khoanh đúng mỗi ý ghi 0,25 điểm |
|||||||||||||||
5 |
- Cô Vân là người chăm chỉ, kiên trì vượt khó, thương yêu học sinh. - Cô Vân luôn cố gắng trong công việc và có lòng bao dung với học sinh. - Cô Vân là người phụ nữ dũng cảm, giỏi giang và hiền dịu........... - Cô Vân có lòng bao dung, thương yêu học trò |
0,5 |
HS có thể nêu được ý phù hợp với nội dung bài: 0,5 điểm |
|||||||||||||||
6 |
VD: Bài học được rút ra: - Phải biết cố gắng vươn lên trong học tập và biết yêu thương, giúp đỡ mọi người. - Phải biết tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. - Phải kính yêu thầy cô giáo, sẵn sàng nhận lỗi khi mình làm sai. - ...... |
1 |
HS có thể nêu được 1 ý hoặc có ý phù hợp với nội dung bài: 1 điểm |
|||||||||||||||
7 |
A |
0.5 |
||||||||||||||||
8 |
C |
0.5 |
||||||||||||||||
9 |
VD thay từ: vội vàng, vội vã, vội, …. |
1 |
Đúng 1 từ ghi 0,5 điểm |
|||||||||||||||
10 |
VD: Câu văn viết: - Chúng ta phải biết ơn các anh hùng, liệt sĩ vì họ đã hi sinh cho đất nước được bình yên… - Để đất nước được giải phóng, được thống nhất như ngày hôm nay, rất nhiều người đã anh dũng hi sinh, chúng ta luôn phải biết ơn họ. |
1 |
HS viết được câu văn hay phù hợp cho 1 điểm. |
B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
I. Viết Chính tả: 2 điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 2 điểm.
- Sai lỗi chính tả (gồm âm đầu, vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định) : trừ điểm như sau:
+ 1 lỗi: trừ 0, 25 điểm;
+ 2 - 3 lỗi: trừ 0,5 điểm;
+ 4 lỗi: trừ 0,75 điểm;
+ 5 lỗi: trừ 1 điểm;
+ 6 - 7 lỗi: trừ 1,25 điểm;
+ 8 lỗi trở lên: trừ 1,5 điểm.
* Lưu ý:
- Không trừ điểm về chữ viết và trình bày.
- Những lỗi sai giống nhau chỉ tính trừ một lần điểm.
II. Tập làm văn: 8 điểm
* Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau thì đạt: (8 điểm)
- Nội dung: Viết đúng thể loại văn tả cảnh.
- Tả đúng trọng tâm đề bài, bài viết có bố cục rõ ràng. Bài viết nói lên được cảm nghỉ của em về cảnh đẹp đó.
- Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, hành văn trong sáng, bộc lộ cảm xúc của mình với cảnh đẹp; bài viết có sử dụng một số hình ảnh nhân hóa hay so sánh để bài viết thêm sinh động.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đẹp.
- Bài viết có khoảng trên 18 câu. Bố cục chặt chẽ, đủ 3 phần (Mở bài, thân bài và kết bài).
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm
1.4 Đề thi cuối kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt Số 4
A- KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt. (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)
- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).
2- Kiểm tra đọc - hiểu (7 điểm)
Cho văn bản sau:
HAI MẸ CON
Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.
Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.
Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ.
Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành. Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”
Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu.
Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.
Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!
(Theo: Nguyễn Thị Hoan)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.
Câu 1. (0,5 điểm)
a. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để được ý đúng: Phương thương mẹ quá! Nó quyết định ………………………………………cách ký tên.
A. học cho thành tài để giúp mẹ
B. học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ
C. học thật giỏi để giúp mẹ
D. học để thành cô giáo và dạy mẹ
b. (0,5) Phương đến lớp trễ vì:
A. Phương thức dậy trễ.
B. Mẹ đưa đi học muộn.
C. Phương bận giúp mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện.
D. Xe của mẹ bị hỏng giữa đường.
Câu 2. (1 điểm) Về nhà sau buổi đi học muộn, thái độ của Phương như thế nào?
Câu 3. (1 điểm) Dấu phẩy trong câu: “Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp.” có tác dụng:
A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Câu 4. (1 điểm) Em hãy xác định thành phần câu trong câu ghép sau:
Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy.
Câu 5. a,(0,5 điểm) Khi biết chuyện, ngày hôm sau mẹ đã:
A. Không làm điều gì cả.
B. Gọi điện thoại xin lỗi cô giáo.
C. Đến lớp nói cho cô giáo biết lí do Phương đến lớp trễ.
D. Chở Phương và cô giáo đến thăm cụ Tám.
b. (0,5 điểm) Em hãy chọn từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
Đi vắng, bố nhờ người .............................. giúp nhà cửa.
(chăm sóc; săn sóc; trông coi)
Câu 6. (0,5 điểm) a. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm đồng nghĩa?
A. gian lều cỏ tranh/ ăn gian nói dối.
B. một giấc mơ đẹp/ rừng mơ sai quả.
C. hạt đỗ nảy mầm/ xe đỗ dọc đường.
D. cánh rừng gỗ quý/ cánh cửa hé mở.
b. (0,5 điểm) Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành câu ghép sau, xác định chủ ngữ - vị ngữ trong các vế câu:
Gió càng to, .............................................................................................................
Câu 7 (1 điểm) Nếu em là Phương, em sẽ nói với mẹ là:
B. KIỂM TRA VIẾT: (2 điểm)
1. Chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết bài: “Tà áo dài Việt Nam” từ Áo dài phụ nữ .......đến chiếc áo dài tân thời. - sách Tiếng Việt 5, Tập II trang 122.
2. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Em sắp dời xa mái trường tiểu học thân yêu, xa các thầy cô đã dìu dắt, yêu thương, dạy dỗ em trong suốt năm năm học vừa qua. Em hãy tả lại một thầy (cô) giáo mà em yêu quý.
Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
I. Kiểm tra đọc:
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, diễn cảm được đoạn văn, đọc tốc độ đạt yêu cầu khoảng 110 tiếng/ phút. (1 điểm)
- Đọc sai 2,3 tiếng, nghỉ hơi không đúng 2,3 chỗ, chưa thật đạt về tốc độ (0,75 điểm)
- Đọc sai 4,5 tiếng, nghỉ hơi không đúng 4,5 chỗ, tốc độ đọc không đảm bảo theo yêu cầu (0,5 điểm)
- Đọc còn phải đánh vần, ấp úng…(0,5 điểm)
2. Đọc hiểu (7 điểm).
Đáp án đúng:
Câu 1: a, A. b, C
Câu 2: Buồn, không ăn cơm, hơi ngúng nguẩy
Câu 3: A
Câu 4: hai vế câu, vế 1 là Phương không ăn cơm, vế 2 là nó buồn và hơi ngúng nguẩy
Câu 5:
a, D
b) Điền từ trông coi
Đi vắng, bố nhờ người trông coi giúp nhà cửa.
Câu 6: a, D
b: Học sinh tự đặt. Ví dụ: Gió / càng to /, mưa / rơi càng nặng hạt.
CN VN CN VN
Gió / càng to /, con đường / càng khó đi
CN VN CN VN
Câu 7 (1đ): Em sẽ nói lời xin lỗi và cám ơn tới mẹ.
II. Kiểm tra viết: 10 điểm
I. Chính tả: (2 điểm)
1. Yêu cầu: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, trình bày đúng đoạn văn và ghi đầy đủ tên đề bài (2 điểm)
2. Chấm điểm: Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định và thiếu chữ) trừ 0,2 điểm. Các lỗi sai giống nhau về phụ âm, dấu thanh lưu ý chỉ tính trừ 1 lần. Điểm trừ các lỗi chính tả trong bài không quá 2 điểm.
Nếu chữ viết, không đúng cỡ, sai về độ cao và tẩy xóa: Trừ 0.25 -> 0.5 -> 0.75 -> 1 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (8 điểm)
1. Yêu cầu: Viết được 1 bài văn tả người, đúng đối tượng miêu tả: là một thầy (cô) mà em yêu quý. Chữ viết trình bày đẹp, không mắc lỗi hoặc chỉ mắc 1 lỗi chính tả, diễn đạt. Rõ bố cục 3 phần. Lời văn tự nhiên, tình cảm.
2. Cho điểm:
a. Mở bài: Nêu được đúng đối tượng miêu tả (1 điểm)
b. Thân bài: 6 điểm
- Tả một số nét nổi bật về hình dáng của người thầy (cô). (2 điểm)
- Nêu một số nét về tính nết, một số hoạt động của người thầy(cô) đó. (2 điểm)
- Nêu được một số việc làm của người thầy(cô) em yêu quý để lại cho em nhiều ấn tượng hay ngưỡng mộ, cảm phục. (2 điểm)
c. Kết bài: Nêu được cảm nghĩ của mình với đối tượng miêu tả (1 điểm)
(Tùy vào mức độ bài làm của học sinh mà giám khảo có thể trừ từ 0,25 →0,5 →0,75 →1 điểm cho từng nội dung). Mỗi lỗi chính tả trừ 0,25 điểm. Điểm trừ các lỗi chính tả trong bài không quá 1 điểm
Học sinh trình bày chưa sạch đẹp, tẩy xóa: trừ 1 đ
II. 04 Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt Tải nhiều
2.1 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Số 1
A. Kiểm tra đọc.
1. Kiểm tra đọc thành tiếng.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt.
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi
ĐƯỜNG ĐUA CỦA NIỀM TIN
Thủ đô Mê-xi-cô một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-da-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lim-píc với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy.
Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin-xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu được sự tò mò, Grin-xpan bước tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa.
Giôn Xti-phen Ác-va-ri trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi chín ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua – mà là để hoàn thành cuộc đua.”
Theo Bích Thủy
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã là người đất nước nào?
A. Ác-hen-ti-na
B. Tan-da-ni-a
C. Mê-xi-cô
Câu 2. Khi Ác-va-ri cố gắng chạy những vòng cuối cùng để về đích thì khung cảnh sân vận động lúc đó như thế nào?
A. Sân vận động rộn ràng tiếng hò reo
B. Sân vận động còn rất đông khán giả
C. Sân vận động hầu như vắng ngắt
Câu 3. Điền cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản vào câu ghép sau:
……… là người về đích cuối cùng ……………… Ác-va-ri vẫn rất hạnh phúc.
Câu 4. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã về đích trong tình huống đặc biệt như thế nào?
A. Anh là người về đích cuối cùng
B. Anh bị đau chân
C. Anh vẫn tiếp tục chạy về đích khi cuộc thi đã kết thúc từ lâu.
Câu 5. Tại sao anh phải hoàn thành cuộc đua?
A. Vì đó là quy định của cuộc thi, phải hoàn thành bài thi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
B. Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một vận động viên với đất nước mình.
C. Vì anh muốn gây ấn tượng với mọi người.
Câu 6: Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép?
A. Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc.
B. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi ma-ra-tông năm ấy.
C. Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình.
Câu 7: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Phóng viên hỏi □“Tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích khi cuộc đua đã kết thúc vậy □”
Câu 8. Gạch chân dưới cụm từ dùng để thay thế cho từ in đậm trong câu sau và đặt câu với cụm từ đó:
Dù về cuối nhưng tôi đã hoàn thành chặng đua của mình, tôi tự hào về điều đó.
……………………………………………………………………………………
Câu 9. Nội dung của câu chuyện trên là gì?
Câu 10. Nếu là một khán giả chứng kiến phần thi hôm của vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri em sẽ nói điều gì với Ác-va-ri? Là người học sinh sắp bước vào bậc THCS em thấy mình có trách nhiệm gì với quê hương, đất nước?
B. Kiểm tra viết
1. Chính tả: Nghe - viết (20 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp nghe - viết bài: Di tích Kỳ Đài (viết đầu bài và đoạn từ Trong dịp về dự ................ bảo vệ Tổ quốc).
2. Tập làm văn: (30 phút)
Em hãy tả một thầy giáo (hoặc cô giáo) để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp
Đáp án Đề thi cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Số 1
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: 3 điểm
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2. Kiểm tra đọc hiểu và làm bài tập: 7 điểm
Câu 1. (0,5 điểm)
Đáp án đúng là: B. Tan-da-ni-a
Câu 2. (0,5 điểm)
Đáp án đúng là: C. Sân vận động hầu như vắng ngắt
Câu 3. (1 điểm mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm)
Tuy là người về đích cuối cùng nhưng Ác-va-ri vẫn rất hạnh phúc.
Câu 4. (0,5 điểm)
Đáp án đúng là: C. Anh vẫn tiếp tục chạy về đích khi cuộc thi đã kết thúc từ lâu.
Câu 5. (0,5 điểm)
Đáp án đúng là: B. Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một vận động viên với đất nước mình.
Câu 6: (0,5 điểm)
Đáp án đúng là: A. Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc.
Câu 7: (0,5 điểm mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)
Phóng viên hỏi: “Tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích khi cuộc đua đã kết thúc vậy.”
Câu 8. (0,5 điểm mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)
Dù về cuối nhưng tôi đã hoàn thành chặng đua của mình, tôi tự hào về điều đó.
VD: Em là người Việt Nam và em rất tự hào về điều đó
Câu 9. 1 điểm
Câu chuyện khuyên chúng ta hãy nỗ lực hết sức và có trách nhiệm hoàn thành trọn vẹn công việc của mình
Câu 10. 1,5 điểm
Nếu là khán giả em sẽ nói với Ác-va-ri: em khâm phục nỗ lực của anh ấy, chúc mừng anh ấy đã hoàn thành phần thi của mình. Cảm ơn anh đã dạy cho em một bài học,…… (0,5 điểm)
- Là học sinh em thấy mình có trách nhiệm: Chăm chỉ học tập và lao động, nghe lời ông bà cha mẹ, yêu quê hương đất nước, tôn trọng mọi người, yêu lao động, …… (1,0 điểm)
B. Bài kiểm tra viết (10 điểm)
1. Kiểm tra viết chính tả (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 3 điểm
- Tốc độ đạt yêu cầu: (1,0 điểm)
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: (1,0 điểm)
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi).Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: (1,0 điểm)
- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách hoặc trình bày bẩn trừ 0,5 điểm toàn bài.
2. Kiểm tra viết đoạn, bài (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 7 điểm
TT |
Điểm thành phần |
Mức điểm |
||||
1,5 |
1 |
0,5 |
0 |
|||
1 |
Mở bài (1 điểm) |
|||||
2a |
Thân bài (3 điểm) |
Nội dung (1 điểm) |
||||
2b |
Kĩ năng (1 điểm) |
|||||
2c |
Cảm xúc (1 điểm) |
|||||
3 |
Kết bài (1,0 điểm) |
|||||
4 |
Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) |
|||||
5 |
Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) |
|||||
6 |
Sáng tạo (1,0 điểm) |
2.2 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Số 2
I. Đọc thành tiếng (10 điểm)
1. Đọc bài và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm)
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN
Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.
Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? ”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người.Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”
- Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe?
Hoàng Phương
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? (0,5 điểm)
A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.
B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.
C. Vì cô không có quần áo đẹp.
D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn.
Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? (0,5 điểm)
A. Suy nghĩ và khóc một mình.
B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.
C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.
D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi.
Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé? (0,5 điểm)
A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.
B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.
C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.
D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ.
Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? (0,5 điểm)
A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát.
B. Cụ già tốt bụng.
C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.
D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”.
Câu 5. Nguyên nhân nào khiến cô bé trở thành ca sĩ? (1 điểm)
……………………………………………………………….
Câu 6. Qua câu chuyện này, em có nhận xét gì về cụ già? (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 7. Trong câu "Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.” Em hãy gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu sau (0,5 điểm)
Câu 8. “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? (0,5 điểm)
A. Lặp từ ngữ.
B. Thay thế từ ngữ
C Thay thế và lặp từ ngữ
D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.
Câu 9. Câu "Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.” (1 điểm)
Dấu phẩy câu trên có tác dụng ngăn cách bộ phận nào của câu
.....................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………….
Câu 10. Đặt câu: (1 điểm)
a). Câu ghép có cặp quan hệ từ: Vì ....nên....
………………………………………………………………………………………
b). Câu ghép có cặp từ hô ứng: ...càng.......càng......
………………………………………………………………………………………
>> Tham khảo: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Số 2
I. Đọc thành tiếng (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài sau và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu câu hỏi.
- Bài: Một vụ đắm tàu (sách TV5 tập 2, trang 108)
- Bài: Con gái (sách TV5 tập 2, trang 112.)
- Bài: Tà áo dài Việt Nam (sách TV5 tập 2, trang 122.)
- Bài: Công việc đầu tiên (sách TV5 tập 2, trang 126.)
- Bài: Bầm ơi (sách TV5 tập 2, trang 130,131)
- Bài: Út Vịnh (sách TV5 tập 2, trang 136.)
- Bài: Những cách buồm (sách TV5 T2,trang 140)
- Bài: Luật Bảo vệ ,chăm sóc và giáo dục trẻ em (sách TV5 T2,trang 145)
- Bài: Sang năm con lên bảy (sách TV5 T2 ,trang 149)
Hướng dẫn chấm đọc thành tiếng (3 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
2. Hướng dẫn chấm đọc hiểu (7 điểm)
Câu 1. B (0,5 điểm)
Câu 2. C (0,5 điểm)
Câu 3. A (0,5 điểm)
Câu 4. D (0,5 điểm)
Câu 5. Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng. (1 điểm)
Câu 8. A (0,5 điểm)
Câu 9. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ (1 điểm)
II. Kiểm tra viết (10 điểm)
1. Chính tả: (2 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: "Cây trái trong vườn Bác"
Cây trái trong vườn Bác
Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh...Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bò treo lủng lẳng trĩu năng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà mẹ Việt Bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca.
Theo Võ Văn Trực
2. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân của em ở trường.
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả (2 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: (1 điểm)
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): (1 điểm)
2. Tập làm văn: (8 điểm)
Mở bài: 1 điểm
Thân bài:
+ Nội dung (1,5 điểm)
+ Kĩ năng (1,5 điểm)
+ Cảm xúc (1 điểm)
Kết bài: 1 điểm
Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm
Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm
Sáng tạo: 1 điểm
2.3 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Số 3
Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 29 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
a. Đọc thầm bài văn sau:
Công việc đầu tiên
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói:
- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: "Cộng sản rải giấy nhiều quá!"
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!
Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định
Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)
.......................................................................................................................................
Câu 2: Anh Ba chuẩn hỏi Út có dám rải truyền đơn không? (0,5 điểm)
A. Dám
B. Không
C. Mừng
D. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên? (0,5 điểm)
A. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
B. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.
C. Đêm đó chị ngủ yên.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? (1 điểm)
A. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
B. Giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
D. Cả hai ý trên đều sai.
Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li? (0,5 điểm)
A. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.
B. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
D. Cả hai ý trên đều sai.
Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)
A. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.
B. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
D. Cả hai ý trên đều sai.
Câu 7: Câu "Út có dám rải truyền đơn không?" (0,5 điểm)
A. Câu hỏi.
B. Câu cầu khiến.
C. Câu cảm.
D. Câu kể.
Câu 8: Dấu phẩy trong câu: "Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên." có tác dụng gì? (0,5 điểm)
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
D. Ngăn cách các vế trong câu đơn.
Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì? (1 điểm)
Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm)
(đất nước; ngày mai)
Trẻ em là tương lai của.......................................... Trẻ em hôm nay, thế giới.................................;
Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Sang năm con lên bảy. (từ Mai rồi con lớn khôn...đến hết). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 149).
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Em hãy tả người bạn thân của ở trường.
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Số 3
A – Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm
(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Ý đúng |
A |
A |
C |
B |
B |
A |
B |
Điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
1 điểm |
0,5 điểm |
1 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
Câu 1: Rải truyền đơn (0,5 điểm)
Câu 9: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang (1 điểm)
Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm)
Trẻ em là tương lai của đất nước. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.
B – Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)
- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.
- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,...bị trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Đánh giá, cho điểm
- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:
+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.
* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người.
Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.
Bảng thiết kế ma trận đề thi Tiếng việt lớp 5 học kì 2
Bài kiểm tra đọc
TT |
Chủ đề |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||
1 |
Đọc hiểu văn bản |
Số câu |
2 |
1 |
1 |
1 |
1 |
5 |
1 |
|||
Câu số |
2, 5 |
3 |
1 |
4 |
6 |
|||||||
Số điểm |
1 đ |
0,5 đ |
0,5 đ |
1 đ |
1 đ |
3,5 đ |
0,5 đ |
|||||
2 |
Kiến thức tiếng Việt |
Số câu |
1 |
1 |
1 |
1 |
2 |
2 |
||||
Câu số |
7 |
8 |
10 |
9 |
||||||||
Số điểm |
0,5 đ |
0,5 đ |
1 đ |
1 đ |
1 đ |
2 đ |
||||||
Tổng số câu |
3 |
2 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
7 |
3 |
|||
Tổng số |
3 |
3 |
2 |
2 |
10 |
|||||||
Tổng số điểm |
1,5 điểm |
1,5 điểm |
2 điểm |
2 điểm |
7 điểm |
Bài kiểm tra viết
TT |
Chủ đề |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||
1 |
Viết chính tả |
Số câu |
1 |
1 |
||||||||
Câu số |
1 |
1 |
||||||||||
Số điểm |
2 đ |
2 đ |
||||||||||
2 |
Viết văn |
Số câu |
1 |
1 |
||||||||
Câu số |
2 |
2 |
||||||||||
Số điểm |
8 đ |
8 đ |
||||||||||
Tổng số câu |
1 |
1 |
2 |
|||||||||
Tổng số |
1 |
1 |
2 |
|||||||||
Tổng số điểm |
2 điểm |
8 điểm |
10 điểm |
2.4 Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt Số 4
A - Bài kiểm tra đọc: (10 điểm)
I - Đọc thành tiếng (3 điểm)
II - Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) – Thời gian 25 phút
Đọc thầm mẩu chuyện sau:
Hai mẹ con
Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Vì vậy, nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.
Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.
Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”
Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.
Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!
(Theo: Nguyễn Thị Hoan)
Câu 1: Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? (0,5 điểm)
A.Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy.
B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi.
C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ.
D . Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ.
Câu 2: Theo em, khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”? (0,5 điểm)
A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ.
B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ.
C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen.
D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình.
Câu 3: Chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ? (0,5 điểm)
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Câu 4: Vào vai Phương, viết những điều Phương muốn nói lời xin lỗi mẹ. (1 điểm)
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài (từ: “Lần đầu mẹ đưa............... cách ký tên") (0,5 điểm)
A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ.
B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
Câu 6: Xác định DT, ĐT,TT trong các từ được gạch chân dưới đây: (1 điểm)
Mỗi khi Tết về là cả làng lại ra giếng lấy nước về đổ đầy chum vại để đón năm mới.
Câu 7: Xác định thành phần cấu tạo câu trong những câu sau: (1 điểm)
a, Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng.
b, Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách.
Câu 8: Gạch chân từ không thuộc nhóm từ trong các dãy từ sau: (1 điểm)
a. chăm chỉ, siêng năng, cần cù, chăm sóc, chăm làm.
b, đoàn kết, chung sức, ngoan ngoãn, hợp lực, gắn bó, muôn người như một.
c, tự hào, anh hùng, gan dạ, dũng cảm, dũng mãnh, quả cảm.
Câu 9: Đặt câu có sử dụng dấu phẩy và nêu rõ tác dụng của dấu phẩy đó. (1 điểm)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
B - Bài kiểm tra viết
I. Chính tả: (2 điểm) HS viết bài: “Tà áo dài Việt Nam" (TV5 tập 2, trang 122) đoạn từ: “Từ đầu thế kỉ XX… rộng gấp đôi vạt phải”.
II. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Hãy tả một cảnh đẹp trên quê hương em.
Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt số 4
Câu 1: (0,5 điểm) A
Câu 2: (0,5 điểm) B
Câu 3: (0,5 điểm) Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện.
Câu 4: (1điểm) HS tự viết. Chẳng hạn: Mẹ ơi, con sai rồi. Con xin lỗi mẹ.
Câu 5: (0,5 điểm) D
Câu 6: (1 điểm)
Mỗi khi Tết về là cả làng lại ra giếng lấy nước về đổ đầy chum vại để đón năm mới.
DT ĐT DT ĐT DT ĐT TT DT ĐT DT
Câu 7: (1 điểm)
a, Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng.
TN CN VN
b, Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân
TN CN1 VN1 CN2 VN2 CN3
cây dẻ, mổ lách cách.
VN3
Câu 8: a - chăm sóc b- ngoan ngoãn c- tự hào
Câu 9: Đặt câu: 0,5 điểm
Nêu tác dụng của dấu phẩy: 0,5 điểm
PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (3 điểm- thời gian 15 phút)
GV đọc cho học sinh cả lớp viết vào giấy kiểm tra
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.
- Ba lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần,thanh; không viết hoa đúng quy định…) trừ 1 điểm.
II. Tập làm văn (7 điểm) (45 phút)
- Bài viết đủ kết cấu 3 phần: phần mở bài, thân bài, kết bài
- Có sự sáng tạo, có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá.
- Thể hiện được tình cảm vào trong bài
- Bài viết không bị sai lỗi chính tả.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.
- Chữ viết trình bày sạch đẹp, câu văn rõ ràng, mạch lạc
Trên đây là Bộ Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 Tải nhiều. Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 5 sắp tới được tốt hơn, các em học sinh cần ôn tập theo đề cương, bên cạnh đó cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt. Các em có thể xem thêm cả: Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán.
III. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Số 1
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Số 2
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Số 3