Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 có đáp án
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 trường tiểu học Lê Quý Đôn, Gia Lai năm học 2016 - 2017 bao gồm đáp án và bảng ma trận đề thi theo Thông tư 22 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi cuối kì 2, cuối năm học đạt kết quả cao. Đồng thời đây là tài liệu tham khảo cho các thầy cô khi ra đề cho các em học sinh chuẩn các mức độ. Sau đây mời các em cùng tham khảo chi tiết.
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 trường Tiểu học Vĩnh Tân, Sóc Trăng năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 có bảng ma trận đề thi theo Thông tư 22 - Đề số 1
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 trường tiểu học Phường 1, Tiền Giang năm 2016 - 2017
PHÒNG GD&ĐT TP PLEIKU TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ QUÝ ĐÔN
|
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: Tiếng Việt – Lớp 2 Ngày kiểm tra: ............................................ Thời gian làm bài: …………………………. |
A. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Viết chính tả (4 điểm) Bài Sông Hương (TV2 – trang 72).
2. Tập làm văn (6 điểm) Viết đoạn văn từ (4 đến 5 câu) tả về cảnh biển theo gợi ý sau:
a. Tranh vẽ gì?
b. Sóng biển như thế nào?
c. Trên mặt biển có những gì?
d. Trên bầu trời có những gì?
B. KIỂM TRA ĐỌC
Chuyện quả bầu
1. Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra.
2. Hai vợ chồng làm theo. Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm nhưng chẳng ai tin. Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, hai vợ chồng thoát nạn. Sau bảy ngày, họ chui ra. Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người.
3. Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, chị đem bầu cất lên giàn bếp.
Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu.
Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước, dính than nên hơi đen. Tiếp đến người Thái, người Mường, người Dao, người Hơ mông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,...lần lượt ra theo.
Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.
Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi và trả lời câu hỏi ....
Câu 1. Hai vợ chồng đi rừng, họ bắt gặp con vật gì?
A. Con dúi B. Con trăn C. Con chim
Câu 2. Hai vợ chồng vừa chuẩn bị xong điều gì xảy ra?
A. Sấm chớp đùng đùng; mưa to gió lớn
B. Mây đen ùn ùn kéo đến; mưa to gió lớn.
C. Sấm chớp đùng đùng; mây đen ùn ùn kéo đến.
Câu 3. Hai vợ chồng làm thế nào để thoát nạn?
A. Chuyển đến một làng khác để ở.
B. Lấy khúc gỗ to, khoét rỗng ruột, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, chui vào đó.
C. Làm một cái bè to bằng gỗ.
Câu 4. Hai vợ chồng nhìn thấy mặt đất và muôn vật như thế nào sau nạn lụt?
A. Cỏ cây vàng úa, mặt đất vắng tanh không một bóng người.
B. Mặt đất xanh tươi, những đồng lúa chín vàng.
C. Mặt đất đầy bùn và nước mưa còn đọng lại.
Câu 5. Có chuyện gì xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?
A. Người vợ sinh ra được một người con trai tuấn tú, mạnh khỏe.
B. Người vợ sinh ra được một quả bầu, đem cất trên giàn bếp. Một lần, hai vợ chồng nghe tiếng trong quả bầu nên người vợ lấy que đốt thành dùi, dùi quả bầu. Từ trong quả bầu những con người bé nhỏ nhảy ra.
C. Người vợ bị bệnh và mất sớm.
Câu 6. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
.......................................................................................
(Hãy ăn ở hiền lành, không giết hại động vật....)
Câu 7. Từ trái nghĩa với từ "Vui " là từ:
A. Vẻ B. Nhộn C. Thương D. Buồn
Câu 8. Từ "chăm chỉ" ghép được với từ nào sau:
A. trốn học B. học bài C. nghỉ học
Câu 9. Bộ phận in đậm trong câu: "Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa"
Trả lời cho câu hỏi nào:
A. Vì sao? B. Như thế nào? C. Khi nào?
Câu 10: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
- Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
.................................................................................................................
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN TOÁN LỚP 2
A. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Viết chính tả (4 điểm).
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 2 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
2. Tập làm văn (6 điểm)
- Nội dung: 3 điểm
HS viết được đoạn văn gồm các ý theo yêu cầu nêu trong đề bài.
- Kĩ năng: 3 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
II. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
B. Đọc – hiểu
Câu 1: A (0,5 đ)
Câu 2: C (0,5 đ)
Câu 3: B (0,5 đ)
Câu 4: A (0,5 đ)
Câu 5: B (0,5 đ)
Câu 6: (1 đ) Hãy ăn ở hiền lành, không nên giết hại động vật.
Câu 7: D (0,5 đ)
Câu 8: B (0, 5 đ)
Câu 9: B (0,5 đ)
Câu 10: Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng? (1 đ)
Ma trận nội dung kiểm tra phần đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 2
Mạch kiến thức, kĩ năng |
Số câu Số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
Kiến thức tiếng Việt: - Hiểu nghĩa và sử dụng một số từ ngữ thuộc các chủ điểm đã học. - Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Khi nào?”, “Ở đâu?”, “Như thế nào?”, “Vì sao?”… - Tìm từ trái nghĩa với từ cho trước - Đặt đúng dấu phẩy, dấu chấm vào đúng chỗ thích hợp trong đoạn văn |
Số câu |
1 |
1 |
1 |
0 |
3 |
|
Số điểm |
0,5 |
0,5 |
1 |
0 |
2 |
Đọc hiểu văn bản: - Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có trong bài đọc. - Hiểu ý chính của đoạn văn. - Giải thích được chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin đơn giản từ bài đọc. - Nhận xét đơn giản một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; liên hệ chi tiết trong bài với thực tiễn để rút ra bài học đơn giản. |
Số câu
|
3 |
2 |
1 |
6 |
|
|
Số điểm |
1,5 |
2 |
|
0,5 |
4 |
Tổng |
Số câu |
4 |
3 |
1 |
1 |
9 |
|
Số điểm |
2 |
2,5 |
1 |
0,5 |
6 |