TimDapAngiới thiệu Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 8 Cánh diều có đầy đủ đáp án, ma trận, đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 8. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh lên kế hoạch ôn tập hiệu quả. Sau đây là nội dung đề cương ôn thi Văn 8, mời thầy cô và các em tham khảo.

1. Ma trận đề thi học kì 1 Văn 8 Cánh diều

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

2

0

2

1

2

1

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

10

10

10

20

10

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

30%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

2. Bản đặc tả đề thi Văn học kì 1 lớp 8

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được nội dung bao quát; luận đề, luận điểm, lí lẽ và băng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết được các biện pháp tu từ.

- Nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ, thành ngữ có yếu tố Hán Việt đó.

Thông hiểu:

- Phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng.

- Hiểu được thông điệp văn bản muốn thể hiện.

Vận dụng:

- Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với bản thân

2TN

2TN

1TL

2TN

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận xã hội.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng các khía cạnh của vấn đề.

- Nêu được luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm về đời sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

2TN

1TL

2TN

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

30%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

3. Đề thi cuối học kì 1 Văn 8 Cánh diều

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?

Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.

(Theo Báo mới.com; 26/ 03/ 2016)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?

A. Nghị luận văn học

B. Nghị luận xã hội

C. Ký

D. Truyện ngắn

Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Thuyết minh

Câu 3. Câu văn Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Hoán dụ

Câu 4. Đoạn văn đầu tiên được triển khai theo hình thức nào?

A. Hỗn hợp

B. Diễn dịch

C. Song hành

D. Quy nạp

Câu 5. Câu văn Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống có vai trò gì?

A. Câu nêu luận đề

B. Câu nêu luận điểm

C. Câu nêu lí lẽ

D. Câu nêu bằng chứng

Câu 6. Đâu không phải là điều cần làm trước mắt mà tác giả đã nêu trong đoạn trích?

A. Trau dồi kĩ năng sống

B. Tích lũy tri thức

C. Xây dựng các chuẩn mực cho bản thân

D. Nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm

Câu 7 (1,0 điểm) Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”?

Câu 8 (1,0 điểm) Anh/chị có cho rằng “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì sao?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận về thái độ sống tích cực

4. Đáp án đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

B. Nghị luận xã hội

0,5 điểm

Câu 2

A. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 3

C. So sánh

0,5 điểm

Câu 4

B. Diễn dịch

0,5 điểm

Câu 5

C. Câu nêu lí lẽ

0,5 điểm

Câu 6

A. Trau dồi kĩ năng sống

0,5 điểm

Câu 7

– Ý kiến Trường đời….mọi mặt có thể hiểu:

+ đời sống thực tiến là một môi trường lí tưởng, tuyệt vời để chúng ta trau dồi kiến thức, rèn luyện kinh nghiệm, bồi dưỡng nhân cách…;

+ song muốn thành công trước hết ta cần chuẩn bị hành trang, xây dựng nền móng vững chắc từ nhiều môi trường giáo dục khác như gia đình, nhà trường…

1,0 điểm

Câu 8

– Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình.

– Lí giải hợp lí, thuyết phục.

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài phân tích làm rõ vấn đề. Kết bài khái quát ý kiến, rút ra bài học bản thân.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Thái độ sống tích cực.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: thái độ sống tích cực.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thái độ sống tích cực: là việc con người luôn suy nghĩ tích cực, cảm nhận được niềm vui, những điều ý nghĩa của cuộc sống.người lạc quan là những người luôn vui vẻ, biết tìm niềm vui, niềm hạnh phúc cho cuộc sống, luôn yêu đời và thấy cuộc đời đáng sống.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người có thái độ sống tích cực:

Có kế hoạch, mục tiêu, lí tưởng sống cho bản thân.

Biết hài lòng về những gì bản thân mình đang có, cố gắng, nỗ lực vươn lên để bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.

Trước mỗi khó khăn thử thách, người có thái độ sống tích cực luôn giữ vững được tinh thần, tìm cách vượt qua một cách tốt nhất.

- Ý nghĩa của thái độ sống tích cực:

Thái độ sống tích cực giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn.

Người có thái độ sống tích cực luôn truyền được năng lượng tích cực cho người khác.

Thái độ sống tích cực vô cùng quan trọng, cùng với ý chí, lạc quan sẽ giúp con người đến gần với thành công hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng cụ thể, xác thực và nổi bật để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong cuộc sống, có nhiều người tiêu cực, bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã.

3. Kết bài

Khái quát lại vai trò, tầm quan trọng của thái độ sống tích cực; đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

4,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,25 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Để có thể đạt điểm cao trong kì thi giữa học kì 1 lớp 8 sắp tới, các em học sinh cần lên kế hoạch ôn tập phù hợp, bên cạnh đó cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 8 trên TimDapAnsẽ là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.