TimDapAngiới thiệu Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Cánh diều - Đề 2 có đủ đáp án, bảng ma trận và đặc tả đề kiểm tra Văn 8 cho các em tham khảo và luyện tập. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây là nội dung đề thi Ngữ văn 8, mời thầy cô và các em tham khảo.

1. Đề kiểm tra Ngữ văn 8 giữa kì 1 Cánh diều

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 8; Năm học 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

Năm ấy lụt to tận mái nhà
Mẹ con lên chạn – Bố đi xa
Bốn bề nước réo, nghe ghê lạnh
Tay mẹ trùm con, tựa mẹ già.

Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc
Thương con lúc ấy biết gì hơn ?
Nước mà cao nữa không bè thúng
Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con.

Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn
“Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!”
Tiếng dờn giữa nước mênh mông trắng
Đáp lại từ xa một tiếng “ời”

Nước, nước… lạnh tê như số phận
Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau
Nhưng mà mẹ thức ngồi canh chạn
Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu.

(Trích “Nhớ mẹ năm lụt” – Huy Cận)

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là ai?

A. Nước

B. Người con

C. Người mẹ

D. Láng giềng

Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

A. Lục bát

B. Thất ngôn bát cú

C. Bảy chữ

D. Bài luật

Câu 3. Nhân vật trữ tình nhớ về hình ảnh nào?

A. Bố đi xa

B. Tay mẹ trùm con, tựa mẹ già.

C. Mẹ con lên chạn

D. Mấy mẹ con chạy nước lụt năm xưa

Câu 4. Câu thơ “Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con” thuộc kiểu câu nào?

A. Câu hỏi

B. Câu cầu khiến

C. Câu cảm thán

D. Câu bộc lộ cảm xúc

Câu 5. Những từ ngữ nào miêu tả tâm trạng cảm xúc của người mẹ?

A. Ghê lạnh, thương con, trời ơi, lạnh tê, lắt lay

B. Ghê lạnh, thương con, trời ơi, lạnh tê, khóc

C. Ghê lạnh, bầm môi, thương con, trời ơi, lạnh tê

D. Ghê lạnh, thương con, trời ơi, lạnh tê, thức

Câu 6. Người mẹ không được miêu tả bằng những hình ảnh như thế nào trong kí ức của “con”?

A. Tay mẹ trùm con, tựa mẹ già.

B. Mẹ cùng con lên chạn tránh nước lụt

C. Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc

D. Mẹ thức ngồi nhìn nước trắng mênh mông

Câu 7. Anh/chị hiểu như thế nào về ánh mắt “trừng sâu hơn nước sâu” của người mẹ trong ý thơ “…mẹ thức ngồi canh chạn/ Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu”

Câu 8. Nêu cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong ký ức của nhân vật trữ tình bằng một đoạn văn 7-10 câu.

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Em hãy viết một bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội đáng nhớ nhất của em.

2. Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi giữa kì 1 Văn 8 Cánh diều

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

B

C

D

C

A

D

Câu 7 (1.0 điểm)

Ánh mắt mẹ là ánh mắt lo âu cho sự an toàn của con, mẹ nhìn tập trung cao độ vào mực nước dưới chân chạn đề phòng bất trắc hiểm nguy để cứu con.

Câu 8 (1.0 điểm)

Gợi ý

Trong kí ức nhân vật con, hình ảnh người mẹ hiện lên vừa đầy cảm thương vừa vô cùng cao đẹp. Trước tình thế nguy cấp là nước lũ dâng cao, mẹ đã đưa con lên chạn chạy lụt. Nước réo ghê lạnh, mẹ trùm tay che con, mang lại hơi ấm cho con. Mẹ thương lo cho con cắn bầm môi, kiên cường không khóc để con vững tin. Nước dâng cao hơn, mênh mông trắng xóa, lay lắt ngọn cau, mẹ hoảng sợ cầu cứu láng giềng nhưng lại cầu xin nếu xảy ra chuyện chi thì hãy cứu lấy con. Mẹ thao thức canh chừng con lũ để đảm bảo an toàn cho con. Lòng mẹ quá đỗi bao dung vị tha! Mẹ đã quên mình vì sự sống cho con. Có thể thấy trong kí ức đậm sâu của nhân vật con, mẹ mãi là người phụ nữ mạnh mẽ, phi thường và thương yêu con vô bờ bến. Tình cảm của nhân vật tôi đối với mẹ vô cùng tha thiết, sâu nặng.

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại một chuyến đi

Mở bài giới thiệu được chuyến đi. Thân bài triển khai được chi tiết chuyến đi. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về chuyến đi.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa).

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu được chuyến đi: Lí do, mục đích của chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

2. Thân bài

- Kể diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…)

- Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc,…).

3. Kết bài

Thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ về chuyến đi.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

........................

Để có thể đạt điểm cao trong kì thi giữa học kì 1 lớp 8 sắp tới, các em học sinh cần lên kế hoạch ôn tập phù hợp, bên cạnh đó cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 8 trên TimDapAnsẽ là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.




Xem thêm