Đề cương Văn 8 giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
TimDapAngiới thiệu Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo cho các em tham khảo và luyện tập. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây là nội dung đề cương ôn thi Ngữ văn 8, mời thầy cô và các em tham khảo.
I . ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Văn bản
- Thể loại: Thơ sáu chữ, bảy chữ; Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.
- Chủ điểm: Những gương mặt thân yêu, Những bí ẩn của thế giới tự nhiên.
* Ngữ liệu: Lấy ngoài sách giáo khoa tương đương với các thể loại văn bản được học trong chương trình. Ngữ liệu có thể là 01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh, phải có nguồn rõ ràng, độ tin cậy cao; có ý nghĩa giáo dục, xã hội, nhân văn sâu sắc.
Yêu cầu:
1. Nhận biết đặc điểm thể loại thơ sáu chữ, bảy chữ; Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. (Tri thức đọc hiểu thể loại/SGK)
2. Đọc các văn bản thơ thơ sáu chữ, bảy chữ (trong và ngoài SGK), thực hiện các yêu cầu:
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.
- Nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.
3. Đọc các văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên (trong và ngoài SGK), thực hiện các yêu cầu:
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của một số kiểu văn bản thông tin: văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên; văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim đã xem; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Nhận biết và phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu.
- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản. Phân tích được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.
- Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.
- Đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể.
2. Tiếng Việt
- Từ tượng hình và từ tượng thanh.
- Đặc điểm và chức năng của các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.
* Yêu cầu:
- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh.
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.
II. Viết
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.
* Yêu cầu cần đạt
- Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
- Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên; nêu được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc, thuyết phục.
* Thuyết minh về một số hiện tượng tự nhiên:
1. Triều cường
2. Dòng chảy xa bờ
3. Cầu vồng
...
III. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA, THỜI GIAN:
- Hình thức kiểm tra: tự luận.
+ Đọc hiểu: 5 điểm
+ Viết: 5 điểm
- Số điểm: 10
- Thời gian làm bài: 90 phút.
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ SỐ 1:
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Bài học đầu cho con (Quê hương)
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè.
Quê hương là vàng hoa bí
bạn Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi.
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
(Đỗ Trung Quân, Văn thơ và ca khúc Đỗ Trung Quân, Báo Tuổi trẻ và Nhà xuất bản Trẻ,1995)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên. Dựa vào đâu em biết?
Câu 2. Xác định cách gieo vần trong hai khổ thơ sau:
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
Câu 3. Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong khổ thơ sau:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
Câu 4. Nêu chủ đề của bài thơ. Qua bài thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì?
Câu 5. Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết một đoạn văn (5-7 câu) theo kiểu đoạn văn phối hợp trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương của mỗi người.
II. Viết:
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.
........................
Để có thể đạt điểm cao trong kì thi giữa học kì 1 lớp 8 sắp tới, các em học sinh cần lên kế hoạch ôn tập phù hợp, bên cạnh đó cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 8 trên TimDapAnsẽ là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.