Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017. Đề được ra theo hình thức 20% trắc nghiệm với 4 câu hỏi và 80% tự luận với 2 câu hỏi, thời gian đề các bạn hoàn thiện bài thi là 45 phút. Phần đáp án cùng thang điểm chi tiết đã được Tìm Đáp Án cập nhật đầy đủ, chi tiết và chính xác vì vậy bạn có thể đối chiếu kết quả bài làm ngay sau khi làm xong. Mời các bạn tham khảo.

Mời bạn làm online: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 Phòng GD&ĐT Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Ea Lê, Đăk Lăk năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Long Mỹ, Vĩnh Long năm 2015 - 2016

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Sinh học - Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm).

Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời sau:

Câu 1. Ở cà chua, tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai với cây cà chua quả vàng thì kết quả thu được ở thế hệ lai là:

A. Toàn quả đỏ B. 75% quả đỏ : 25% quả vàng
C. 50% quả đỏ : 50% quả vàng D. Toàn quả vàng

Câu 2. Ở người có 2n = 46. Một tế bào đang ở kì sau của quả trình nguyên phân có số nhiễm sắc thể là bao nhiêu?

A. 24 B. 48
C. 46 D. 92

Câu 3. Theo NTBS, xét về mặt số lượng nucleotit trên phân tử ADN thì trường hợp nào dưới đây là đúng?

A. T = G, A = X B. A + G = T + X
C. A + T = G + X D. A + X + G = T + A + X

Câu 4. Trong các tế bào dưới đây, tế bào nào bị đột biến thể dị bội?

A. Tế bào 2n B. Tế bào 3n
C. Tế bào 2n - 1 D. Tế bào 4n

II. Tự luận (8,0 điểm).

Câu 5.

a. Trình bày nội dung quy luật phân li độc lập. Cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp là gì?

b. Nêu khái niệm sự thụ tinh. Bản chất của sự thụ tinh là gì?

Câu 6.

a. Nêu các khái niệm: Đột biến gen, thể dị bội, thể đa bội.

b. Một đoạn phân tử ADN có 3000 nuclêôtit.

- Tính số chu kì xoắn trong đoạn phân tử ADN trên.

- Tính chiều dài (A0) của đoạn phân tử ADN trên.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC LỚP 9

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

D

B

C

II. Tự luận (8,0 điểm).

Nội dung

Điểm

Câu 5 (4,0 điểm)

a.

- Nội dung quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

1,0

- Cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp là sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh.

1,0

b.

- Thụ tinh là sự kết hợp (ngẫu nhiên) giữa một giao tử đực (tinh trùng) và một giao tử cái (trứng)

1,0

- Bản chất của sự thụ tinh là sự kết hợp của hai bộ nhân đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái tạo thành bộ nhân lưỡng bội (2n) ở hợp tử.

1,0

Câu 6 (4,0 điểm)

a.

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen .......

0,5

- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.

0,25

- Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n)

0,25

b.

- Đoạn phân tử ADN có số cặp nuclêôtit là: 3000 : 2 = 1500 (cặp)

→ Số chu kì xoắn của phân tử ADN là: 1500 : 10 = 150 (chu kì)

2,0

- Chiều dài của đoạn phân tử ADN là: 150 × 34A0 = 5100 (A0)

1,0

Lưu ý: Học sinh có thể giải bài tập theo các cách khác nhau.

Kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!