Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 Phòng GD&ĐT Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm học 2016 - 2017. Đề được ra theo hình thức 30% trắc nghiệm và 70% tự luận. Và để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bạn học sinh trong quá trình đối chiếu kết quả bài làm của chính mình chúng tôi đã cập nhật đầy đủ và chính xác đáp án. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Ea Lê, Đăk Lăk năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Long Mỹ, Vĩnh Long năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016

PHÒNG GD&ĐT VĨNH BẢO

KIỂM TRA HỌC KÌ I

Họ và tên ...........................

Lớp ...................................

Năm học 2016 - 2017

Môn: Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần I – Trắc nghiệm

1. Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Nguyên tắc tổng hợp AND là:

A. Bổ sung và bán bảo toàn B. Khuôn mẫu. C. Bán bảo toàn. D. Đa phân.

Câu 2. Kết quả phát sinh giao tử cái gồm ...

A. 1 thế cực (2n). B. 3 thế cực (n) và 1 trứng (n).
C. 4 tinh trùng (n) D. 4 thế cực (n).

Câu 3. Phép lai nào trong các phép lai sau cho thế hệ kế tiếp phân ly....

A. P: AA x aa B. P: aa x aa. C. P: Aa x aa. D. P: AA x AA.

Câu 4. Bệnh nhân Tơcnơ không có biểu hiện bên ngoài là ...

A. Lùn. B. Cổ ngắn.
C. Tuyến vú không phát triển. D. Mắt hơi sâu và 1 mí.

Câu 5: Trong các phép lai sau đây phép lai nào tạo nhiều hợp tử nhất:

A. AA x AA B. AA x Aa C. Aa x Aa D. Aa x aa.

Câu 6. Một phân tử có 20 chu kì xoắn thì chiều dài của ADN này là:

A. 340 A0 B. 680 A0 C. 34 A0 D. 20 A0

Câu 7. Trong các bệnh tật di truyền sau: Bệnh tật nào được xếp vào nhóm hội chứng có liên kết giới tính:

A. Hội chứng Đao B. Bệnh máu khó đông
C. Bệnh Tơcnơ D. Bệnh mù màu

Câu 8: Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ cho thể 3 nhiễm.

A. 2n + 1. B. 2n - 1. C. 2n + 2. D. 2n - 2.

2: Hoàn thành sơ đồ sau:

Đề thi hk1 môn Sinh học lớp 9

Phần II – Tự luận

Câu 1 (1,5 điểm): Nêu thí nghiệm của Moogan? Nêu ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết?

Câu 2: (1,5 điểm) Viết sơ đồ lai từ P đến F2 trong trường hợp P: Aa x aa

Câu 3 (2,0 điểm): Trình bày mối quan hệ giữa ARN và prôtêin?

Câu 4 (2,0 điểm): Một người có biểu hiện bề ngoài: Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè, mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.

a) Cho biết người đó bị bệnh gì? Xác định giới tính của người bệnh?

b) Cho biết cơ chế phát sinh bệnh trên và viết sơ đồ lai minh họa?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC LỚP 9

Phần I – Trắc nghiệm: 3,0 điểm

1. Chọn phương án đúng: Mỗi ý đúng 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đ/A

A

B

C

D

C

B

C

A

2. Điền từ: Mỗi ý đúng 0,25 điểm

1

2

3

4

Di truyền

Đội biến NST

Thường biến

Dị bội

Phần II – Tự luận (7,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Nêu đối tượng thí nghiệm

- Trình bày thú nghiệm

- Trình bày kết quả thí nghiệm

- Ý nghĩa của di truyển liên kết

0,5

0,5

0,25

0,25

Câu 2

- Viết được sơ đồ lai từ P → F1 x Aa x aa = Aa,aa

- Viết được sơ đồ lai từ F1 → F2

+ Trường hợp 1: F1 tự thụ phấn: Aa x Aa.

+ Trường hợp 2: F1 tự thụ phấn: aa x aa

1,0

0,5

0,5

Câu 3

- Nêu được:

+ mARN sau khi được hình thành rời nhân ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi axit amin mà thực chất là xác định trật tự sắp xếp của các axit amin

+ Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong.

+ Sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễm ra theo nguyên tắc bổ sung trong đó A liên kết với U, G liên kết với X, đồng thời theo tương quan cứ 3Nu = 1 axit amin.

0,5

0,5

0,5

Câu 4

- Nêu được:

+ Người đó bị bệnh Đao.

+ Có thể là nam hoặc nữ.

- Trình bày được cơ chế phát sinh bệnh:

+ Do rối loạn quá trình giảm phân.

+ Do rối loạn quá trình thụ tinh.

- Viết được sơ đồ minh họa

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!