Đề thi học kì 1 Sinh học 9 năm học 2023 - 2024 có đầy đủ đáp án và ma trận, thầy cô có thể tham khảo lên kế hoạch ra đề thi. Đây cũng là tài liệu hay giúp các em học sinh ôn luyện trước kì thi, tích lũy thêm cho bản thân mình những kinh nghiệm giải đề hay, đồng thời biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý để đạt được điểm số cao cho kì thi cuối học kì 1 lớp 9 sắp tới.

1. Ma trận đề thi học kì 1 Sinh học 9

Cấp độ

Chủ đề

Các mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Các thí nghiệm của MĐ

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

- Tính trạng trội

Xác định kiểu gen dị hợp

1 (Câu 1)

1 (Câu 2)

2 câu

1 điểm

10%

0.5 điểm

5%

0.5 điểm

5%

Nhiễm sắc thể

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

- NST co ngắn cực đại

Xác định số tế bào con tạo ra sau k lần nguyên phân

1 (Câu 3)

1 (Câu 4)

2 câu

1 điểm 10%

0.5 điểm

5%

0.5 điểm

5%

ADN và gen

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Tính đa dạng và đặc thù của ADN

Mối quan hệ giữa AND và tính trạng

Xác định trình tự sắp xếp Nu trên ARN

Bài tập số lần nhân đôi của gen

1/2 (Câu 8a)

1 (Câu 6)

1/2 (Câu 8b)

1 (câu 9)

3 câu

4 điểm

40%

1 điểm

10%

1 điểm

10%

1 điểm

10%

1 điểm

10%

Biến dị

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Các dạng biến dị

1 (Câu 5)

1 câu

2 điểm

20%

2 điểm

20%

Di truyền học người

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Điểm khác biệt giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng

1 câu

2 điểm

20%

1 (Câu 5)

2 điểm

20%

Tổng

9 câu

10 điểm = 100%

3.5 câu

4 điểm = 40%

2 câu

3 điểm = 30%

2.5 câu

2 điểm = 20%

1 câu

1 điểm = 10%

9 câu

10 điểm

100%

2. Đề thi Sinh học 9 học kì 1 năm 2023

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất (2 điểm)

Câu 1: Tính trạng trội là

A. tính trạng xuất hiện ở F2 với tỉ lệ ½.

B. tính trạng biểu hiện ở cá thể đồng hợp trội hay dị hợp.

C. tính trạng luôn biểu hiện ở F1.

D. tính trạng có thể trội hoàn toàn hoặc trội không hoàn toàn.

Câu 2: Trong các kiểu gen sau đây, kiểu gen dị hợp bao gồm:

1. aaBB 2. AABB 3. AaBb 4. aaBb

A. 2 và 3

B. 3 và 4

C. 1 và 3

D. 1 và 4

Câu 3: NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ nào?

A. Kỳ đầu

B. Kỳ giữa

C. Kỳ sau

D. Kỳ cuối

Câu 4: Một tế bào tiến hành nguyên phân 3 lần liên tiếp. Số tế bào con được tạo ra

A. 4

B. 6

C. 8

D. 10

Câu 5: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột A sao cho đúng với các thông tin ở cột B. (2 điểm)

Các dạng biến dị – Cột A

Biểu hiện – Cột B

1. Đột biến gen

a. Những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể

2. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

b. Những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể

3. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

c. Những biến đổi xảy ra ở một hoặc một số NST nào đó hoặc cả bộ NST

4. Thường biến

d. Những biến đổi trong cấu trúc của gen

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 6 (1 điểm): Hãy giải thích sơ đồ: ADN (gen) → mARN → Prôtêin → Tính trạng.

Câu 7 (2 điểm): Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng.

Câu 8 (2 điểm):

a) Nêu nguyên nhân tính đặc thù và đa dạng của phân tử ADN.

b) Cho đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp:

- A-T-G-X-T-A-T-G-X-T-

Xác định trình tự sắp xếp các Nucleotit của ARN được tổng hợp từ đoạn mạch trên.

Câu 9 (1 điểm): Gen nhân đôi một số lần, trong các gen con có 16 mạch đơn. Xác định số lần nhân đôi của gen.

-------

(Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm)

3. Đáp án đề thi học kì 1 Sinh học kì năm 2023

Câu

Nội dung

Điểm

TN

Câu 1-C; Câu 2-B; câu 3-C; Câu 4-D

Câu 5: 1-d; 2-b; 3-c; 4-a

Mỗi ý đúng đạt 0.5 điểm

TL

6

Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN, quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc của prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

1 điểm

7

Đồng sinh cùng trứng

Đồng sinh khác trứng

Một hợp tử phân chia thành nhiều phôi

Nhiều hợp tử, mỗi hợp tử phát triển thành 1 phôi

Luôn luôn có cùng giới tính, rất giống nhau về hình thái và sinh lí

Có thể cùng hoặc khác giới tính; khác nhau về hình thái và sinh lý

2 điểm

8

- Tính đặc thù của phân tử ADN được đặc trưng số lượng, thành phần và đặc biệt là trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.

- Tính đa dạng của phân tử ADN: Khi thay đổi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit thì có thể tạo vô số phân tử ADN khác nhau.

b. Trình tự trên mạch ARN: - U-A-X-G-A-U-A-X-G-A-

0.5 điểm

0.5 điểm

1 điểm

9

- Số gen con được tạo ra sau quá trình nhân đôi là: \frac{16}{2} = 8( gen)

- Gọi x là số lần tự nhân đôi của gen: 2x = 8 ⇒ x =3

Vậy gen đã tự nhân đôi 3 lần

0.5 điểm

0.5 điểm

.................

Để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 9 sắp tới, TimDapAngiới thiệu tới các bạn chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 9 với đầy đủ các môn, do đội ngũ giáo viên TimDapAnbiên soạn hoặc sưu tầm từ nhiều trường THCS trên cả nước. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề, cũng là nguồn tài liệu để các em học sinh ôn luyện trước kì thi. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!