Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Long Mỹ, Vĩnh Long năm 2015 - 2016 gồm 12 câu hỏi trắc nghiệm và 4 câu hỏi tự luận có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 9, giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức môn Sinh hiệu quả.
Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016
Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Thụy Trình năm 2014 - 2015
PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT TRƯỜNG THCS LONG MỸ (Không kể thời gian phát đề) |
ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN SINH HỌC – KHỐI LỚP 9 Thời gian làm bài: 60 phút |
I. TRẮC NGHIỆM: (3đ) chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng 0,25đ
1/ Nói "bệnh mù màu, bệnh máu khó đông" là bệnh chỉ mắc ở nam giói có đúng không?
A. Không đúng vì nữ cũng biểu hiện bệnh
B. Đúng vì gen gây bệnh nằm trên X
C. Đúng vì nữ không bao giờ mắc bệnh
D. Đúng vì gen gây bệnh chỉ truyền cho con trai
2/ Từ 20 tinh nguyên bào ở người qua giảm phân sinh ra:
A. 20 tinh trùng B. 40 tinh trùng
C. 60 tinh trùng D. 80 tinh trùng
3/ Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền:
A. tARN B. mARN C. rARN D. Cả 3 loại nói trên.
4/ Một tế bào của người (2n = 46 NST) đang ở kì sau của nguyên phân,số lượng trong NST đó bằng:
A. 46 B. 23 C. 92 D. 184
5/ Ở những loài giao phối, giới tính thường được xác định trong quá trình nào?
A. Nguyên phân B. Giảm phân
C. Thụ tinh. C. Trao đổi chất.
6/ Cặp NST thứ 21 ở người có 3 NST gây ra bệnh:
A. Ung thư B. Máu khó đông C. Tơcnơ D. Đao
7/ ARN được cấu tạo từ các nguyên tố:
A. C, H, O, N và P B. C, H, O, N.
C. C, H, O và P D. C, H, O.
8/ Loại đột biến nào sao đây không làm thay đổi lượng vật chất di truyền?
A. Lặp đoạn NST B. Thêm đoạn NST
C. Đảo đoạn NST D. Mất đoạn NST
9/ Trẻ đồng sinh cùng trứng là những trẻ:
A. Có kiểu gen giống nhau, kiểu hình khác nhau.
B. Có kiểu gen khác nhau, kiểu hình giống nhau.
C. Có kiểu gen và kiểu hình giống nhau.
D. Có kiểu gen và kiểu hình khác nhau.
10/ Phép lai nào sao đây là phép lai phân tích?
A. AA x Aa B. Aa x aa
C. Aa x AA D. AA x AA
11/ Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin:
A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 2
C. Cấu trúc bậc 3 D. Cấu trúc bậc 4
12/ Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở chu kỳ nào của tế bào?
A. Kỳ đầu B. Kỳ giữa
C. Kỳ sau D. Kỳ trung gian
B/ TỰ LUẬN:
1/ Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của AND và ARN, chức năng.
2/ Một gen có trình tự các nuclêôtít của mạch 1 là: ...ATGXTAGGXXGATGX...
a/ Viết đoạn mạch bổ sung của gen (AND là mạch 2).
b/ Dựa vào mạch 2 bổ sung mạch mARN.
c/ Số lượng axit amin của chuỗi poolipeptit được tổng hợp từ đoạn gen nói trên là bao nhiêu?
3/ Vẽ sơ đồ cơ chế phát sinh thể dị bội? Hãy trình bày nguyên nhân phát sinh và hậu quả như thế nào với con người?
4/ Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Vì sao phải dùng phương pháp này để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9
III/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: SINH 9
A /TRẮC NGHIỆM: (3Đ)
1. A 2. D 3. B 4. C 5. C 6. D
7. A 8. C 9. C 10. B 11. A 12. D
B/ TỰ LUẬN (7Đ)
Đại phân tử | Cấu trúc (1đ) | Chức năng (1đ) |
ADN |
Chuỗi xoắn kép (2 mạch) 4 loại nuclêôtít: A, T, G, X |
Lưu giữ thông tin di truyền. Truyền đạt thông tin di truyền |
ARN |
Chuỗi xoắn đơn (1 mạch). 4 loại nuclêôtít: A, U, G, X |
Truyền đạt thông tin di truyền. Vận chuyển axit amin. Tham gia cấu trúc ribôxôm |
2/
a/ Mạch 2: ...TAXGATXX GGXTAXG... (0.5đ)
b/ Mạch mARN: ...AUGXUAGGXXGAUGX... (0,5đ).
c/ Số lượng axit amin là: 5 axit amin (vì cư 3 nuclêôtít ứng với 1 axit amin) (0,5đ)
3/ - Vẽ sơ đồ cơ chế (1,5đ)
- Nguyên nhân, hậu quả (1đ)
4 /*Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó. (0,5 đ)
*Vì: (1đ)
- Người sinh sản chậm, đẻ con ít.
- Về mặt xã hội: Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến ngay trên cơ thể người.
- Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng do hiệu quả cao.