Đề thi thử vào lớp 10 môn Sinh lần 3 năm học 2014-2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội là đề thi thử vào lớp 10 môn Sinh có đáp án mà Tìm Đáp Án xin được gửi đến các bạn tham khảo, chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10 môn Sinh được chắc chắn và hiệu quả nhất, nhất là với các bạn ôn thi vào các trường THPT Chuyên.
Tổng hợp đề thi vào lớp 10 được tải nhiều nhất
Tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn các tỉnh năm học 2014 - 2015
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh năm học 2014-2015 trường THPT Chuyên Long An
Đề thi thử vào lớp 10 môn Sinh
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ LẦN 3
|
KÌ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: SINH HỌC (Thời gian làm bài: 150 phút) |
Câu I (1,25 điểm)
1. Một trong những biện pháp cơ bản để nâng cao năng suất là tăng lượng chất dinh dưỡng chu chuyển trong nội bộ hệ sinh thái. Người ta cần phải làm gì để thực hiện biện pháp đó?
2. Nêu ba nhóm hoạt động chính của con người gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường nước.
3. Khi trong một hồ nước chứa nhiều muối của nitơ và muối của phốtpho có thể dẫn đến hiện tượng “tảo nở hoa” (sự bùng phát số lượng tảo). Hiện tượng này gây hại như thế nào đối với các sinh vật sống trong hồ. Giải thích.
Câu II (1,25 điểm)
1. Vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ về sự biến động số lượng của quần thể vật ăn thịt và quần thể con mồi theo thời gian. Trong mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, nếu số lượng cá thể của quần thể loài ăn thịt và quần thể con mồi đều bị săn bắt với mức độ như nhau, thì số lượng cá thể của quần thể nào được phục hồi nhanh hơn? Vì sao ?
2. Cạnh tranh cùng loài có lợi hay có hại cho quần thể sinh vật? Giải thích.
3. Trong thực tiễn sản xuất, nhằm làm tăng năng suất vật nuôi, cây trồng người ta nên làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu III (1,25 điểm)
Cho lưới thức ăn trong hệ sinh thái đồng cỏ như hình bên:
- Liệt kê các chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn.
- Sắp xếp các sinh vật trong lưới theo thành phần của chuỗi thức ăn.
- Mối quan hệ giữa thỏ và cáo đã tạo nên hiện tượng gì trong tự nhiên? Ý nghĩa của hiện tượng đó.
Câu IV (1,25 điểm)
1. Sự khác nhau cơ bản trong nguyên tắc bổ sung giữa quá trình tổng hợp ADN, ARN và chuỗi axi amin.
2. Cho biết một đoạn của một loại prôtêin có các trật tự axít amin như sau : Metionin - Glixin –valin - lizin- lơxin. Biết rằng các axít amin đó tương ứng với các bộ ba mã sao của ARN thông tin như sau:
Glixin : GGG ; Valin : GUG; Lizin : AGG; Lơxin : UUG; Metionin: AUG
a. Hãy xác định trình tự các cặp nuclêotít của đoạn gen đã điều khiển tổng hợp prôtêin đó
b. Hãy viết trình tự các bộ ba đối mã tương ứng với trình tự axit amin nói trên.
Câu V (1,75 điểm)
1. Giải thích cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể? Nguyên nhân nào làm cho bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài chỉ có tính ổn định tương đối?
2. Một tế bào có 2 cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBb giảm phân phát sinh giao tử.
Nếu ở kì sau I cặp nhiễm sắc thể Bb không phân li, giảm phân II diễn ra bình thường sẽ tạo ra những giao tử nào? Các giao tử này tham gia thụ tinh với các giao tử bình thường cho những dạng thể dị bội nào?
3. Một tế bào diễn ra 10 lần nguyên phân liên tiếp. Trong quá trình nguyên phân đó, người ta đã tiến hành phun cônsixin thành công và thu được tổng số 1008 tế bào mới. Hãy cho biết cônsixin đã tác động thành công vào lần nguyên phân nào?
Câu VI (1,25 điểm)
1. Trong trường hợp cơ thể dị hợp về hai cặp gen lai với cơ thể có các tính trạng lặn tương ứng (trội hoàn toàn). Dựa vào kết quả lai hãy nêu cách nhận biết khi xảy ra di truyền độc lập hay di truyền liên kết.
2. Cho P: AaBb x AaBb. Tìm tỉ lệ kiểu hình ở F1 (không xét tác động qua lại giữa các gen).
Câu VII (2,0 điểm)
1. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng hạt xanh. Cho giao phấn cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cây hạt vàng ở thế hệ F2.
2. Ở một loài thực vật, người ta thực hiện 2 phép lai sau:
- Phép lai 1: Lai một cây hoa đỏ, thân thấp với một cây hoa trắng thân cao thu được thế hệ F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 hoa đỏ, thân cao : 1 hoa đỏ thân thấp : 1 hoa trắng, thân cao : 1 hoa trắng, thân thấp.
- Phép lai 2: Lai giữa hai cây hoa đỏ, thân cao với nhau thu được F1 gồm 120 cây hoa đỏ, thân cao và 38 cây hoa trắng, thân thấp.
Biết tính trạng do một gen quy định. Xác định quy luật di truyền và viết sơ đồ lai cho 2 phép lai trên.
…………………………HẾT………………………….
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Sinh
Câu I (1,25 điểm)
1. Để thực hiện biện pháp đó cần: 0,5 đ
- Tăng cường việc sử dụng lại các chất hữu cơ. Việc tận dụng các nguồn phân hữu cơ (phân chuồng, rác thành thị, rơm rạ,...) là tăng số lượng chất dinh dưỡng chu chuyển trong hệ sinh thái.
- Tăng cường việc sử dụng đạm sinh học. Có nhiều nguồn đạm sinh học khác nhau: đạm do các vi sinh vật sống tự do trông đất, đạm do rong lục cố định, đạm do cây bộ đậu lâu năm cố định được, đạm do bèo dâu trong ruộng lúa,...
- Sử dụng hợp lí phân hóa học.
- Làm giảm sự mất chất dinh dưỡng khỏi các hệ sinh thái
2. Ba nhóm hoạt động chính của con người gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường nước: 0,25 đ
- Các hoạt động nông nghiệp: việc bón phân và phun thuốc trừ sâu dư thừa, qua quá trình rửa trôi, xói mòn (có thể do mưa) đổ xuống hồ.
- Các hoạt động công nghiệp: các chất thải (ở dạng rắn, lỏng và khí) từ các nhà máy, công trường, xí nghiệp…thải ra ngoài MT đổ xuống hồ.
- Các chất thải trong sinh hoạt: nước sinh hoạt, các rác thải rắn…đổ vào hồ.
3. Hiện tượng – giải thích: 0,5 đ
* Hiện tượng này gây ức chế sự sinh trưởng hoặc làm chết nhiều sinh vật khác trong hồ
* Giải thích:
- Tảo nở hoa => làm giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước do:
- Cản trở sự khuếch tán ôxy từ không khí vào nước.
- Ôxy bị tiêu thụ trong quá trình phân hủy xác của thực vật phù du.
- Một số tảo nở hoa tiết các chất độc.
- Làm nước bị ô nhiễm, có màu đen, mùi khó chịu.
=> Gây hại cho các loài sinh vật khác.
Câu II (1,25 điểm)
1. Sơ đồ: 0,25 đ
Quần thể con mồi phục hồi số lượng cá thể nhanh hơn vì: (0,25đ)
- Mỗi con vật ăn thịt thường sử dụng nhiều con mồi làm thức ăn, tiêu diệt 1 con vật ăn thịt sẽ có nhiều con mồi sống sót.
- Con mồi thường có kích thước bé hơn, tốc độ sinh sản nhanh hơn vật ăn thịt, nên quần thể con mồi thường có tiềm năng sinh học lớn hơn sinh vật ăn thịt
2. Cạnh tranh cùng loài: 0,5 đ
- Có lợi cho quần thể, giúp quần thể tồn tại và phát triển hưng thịnh.
- Vì khi mật độ quần thể cao:
- Các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng mức độ tử vong, giảm mức sinh sản, đảm bảo số lượng cá thể phù hợp với điều kiện môi trường.
- Một số cá thể tách ra khỏi bầy đàn, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn duy trì sự tồn tại của quần thể
- Sự cạnh tranh cá thể đực (cái) trong mùa sinh sản dẫn đến thắng thế của những con đực (cái) khỏe mạnh, tạo sự di truyền giúp nâng cao mức sống sót của quần thể.
3. Tránh sự cạnh tranh gay gắt: 0,25 đ
Cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ thích hợp, áp dụng các kỹ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết, cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Câu III (1,25 điểm)
1. Có 10 chuỗi thức ăn: 0,5 đ
(1) Cỏ -> dê
(2) Cỏ -> dê -> hổ
(3) Cỏ -> thỏ
(4) Cỏ -> thỏ -> cáo
(5) Cỏ -> thỏ -> cáo -> hổ
(6) Cỏ -> thỏ -> mèo rừng (linh miêu)
(7) Cỏ -> gà
(8) Cỏ -> gà -> mèo rừng
(9) Cỏ -> gà -> mèo rừng -> cáo
(10) Cỏ -> gà -> mèo rừng -> cáo -> hổ
2. Sắp xếp: 0,5 đ
- SVSX: cỏ
- SVTT bậc 1: dê, thỏ, gà
- SVTT bậc 2: hổ, cáo, mèo rừng
- SVTT bậc 3: hổ, cáo
- SVTT bậc 4: hổ
3. Hiện tượng và ý nghĩa: 0,25 đ
- Khống chế sinh học: Số lượng cá thể của mỗi loài bị khống chế ở một mức độ nhất định do tác dụng của các mối quan hệ sinh thái trong quần xã.
- Ý nghĩa: tạo cân bằng sinh học trong quần xã và là cơ sở khoa học của biện pháp đấu tranh sinh học trong nông nghiệp.
Câu IV (1,25 điểm)
1. NTBS: 0,75 đ
- Trong nhân đôi: A-T và ngược lại; G – X và ngược lại; sự kết cặp bổ sung diễn ra ở cả 2 mạch ADN mẹ trên suốt chiều dài của phân tử ADN.
- Trong phiên mã: A-U; T – A; G – X và ngược lại; sự kết cặp bổ sung chỉ diễn ra ở một mạch mã gốc trên 1 đoạn của phân tử ADN (1 gen).
- Trong dịch mã: A-U và ngược lại; G – X và ngược lại; sự kết cặp bổ sung diễn ra giữa các bộ ba mã sao trên mARN với bộ mã đối mã trên tARN và không diễn ra trên toàn bộ phân tử ARN; vì bộ ba kết thúc không có kết cặp bổ sung.