Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Tôn Thất Tùng, Đà Nẵng năm học 2015 - 2016. Đây là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 12. Hi vọng với tài liệu hữu ích này các bạn học sinh sẽ đạt được số điểm cao trong kì thi học kì 1 sắp tới.

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Lê Hồng Phong, Đăk Lăk năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Cát Bà, Hải Phòng năm học 2015 - 2016

SỞ GD&ĐT TP.ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12
Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. (3,0 điểm)

Theo bảng dưới đây, hãy nối cột Hội nghị/Hiệp định (kí hiệu 1, 2, 3, ...) tương ứng với cột nội dung (kí hiệu A, B, C, ...) cho đúng với Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000.

Hội nghị/Hiệp định...

Nội dung

1

Hội nghị Ianta

(1945)

A

Thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên Hợp Quốc

2

Định ước Henxinki

(1975)

B

Mĩ được đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

3

Hiệp định Giơnevơ

(1954)

C

Tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh và hợp tác ở Châu Âu.

4

Hội nghị Xan Phranxixcô

(1945)

D

Định ra khuôn khổ của trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

5

Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật

(1952)

E

Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á.

6

Hiệp ước Bali

(1976)

F

Chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam, Lào và Campuchia.

Ghi chú: Học sinh trình bày bài làm theo cách: Ví dụ 1 - A; 2 - B; 3 - C ...

Câu 2. (5,0 điểm)

a. Trình bày điều kiện lịch sử và việc ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh (8 - 1945).
b. Tóm tắt diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc (từ ngày 14 - 8 đến ngày 28 - 8 - 1945).

Câu 3. (2,0 điểm)

Dựa vào những dữ liệu cho sẵn trong bảng dưới đây, hãy nhận xét về những hành động của Chính quyền thuộc địa Pháp và Chính phủ An Nam trong việc củng cố và khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.

Thời gian

Nội dung

Tháng 3 - 1925

Toàn quyền Đông Dương tuyên bố khẳng định chủ quyền của Pháp trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tháng 1 - 1929

Khâm sứ Trung Kì xác định trong các tài liệu của các giáo sĩ phương Tây, các thư tịch lưu trữ của chính phủ An Nam đã cung cấp những chi tiết về hoạt động của Đội Hoàng Sa trên Biển Đông.

Tháng 6 - 1932

Toàn quyền Đông Dương kí nghị định về việc thiết lập một đơn vị hành chính ở quần đảo Hoàng Sa thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên.

Tháng 3 - 1938

Hoàng đế Bảo Đại kí Dụ số 10, sáp nhập các cù lao Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên.

1939 - 1945

Nhật tuyên bố sáp nhập Hoàng Sa, Trường Sa vào lãnh thổ của mình. Chính phủ Pháp gửi công hàm phản đối việc bảo lưu các quyền của Pháp tại hai quần đảo này.

Tháng 9 - 1951

Tại Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ), Ông Trần Văn Hữu (Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính phủ Bảo Đại), long trọng tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tháng 7 - 1954

Hội nghị Giơnevơ, với sự tham dự của 9 quốc gia, trong đó có 5 cường quốc Hoa Kì, Anh, Pháp, Liên Xô và Trung Quốc, kí kết Hiệp định Giownevo (21 - 7 - 1954) xác nhận chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12

SỞ GD&ĐT TP.ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12

Câu 1: Mỗi câu đúng tính 0,5 điểm

1 - D

2 - C

3 - F

4 - A

5 - B

6 - E

Câu 2.

a. Điều kiện lịch sử và việc ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh (8 - 1945)

  • Đầu tháng 8 - 1945, quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của quân đội Nhật Bản ở châu Á – Thái Bình Dương. Ngày 15 - 8 -1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện...Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang. 0,5
  • Ngay từ ngày 13 - 8, khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc. Đến 23 giờ cùng ngày, Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố "Quân lệnh số 1", chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. 0,5
  • Ngày 14 và 15 - 8, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền. 0,5
  • Ngày 16 và 17 - 8, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. 0,5

b. Tóm tắt diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc (từ ngày 14 - 8 đến ngày 28 - 8 - 1945).

  • Từ ngày 14 - 8, một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh, tuy chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa, nhưng căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương và vận dụng chỉ thị "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã phát động nhân dân khởi nghĩa. 0,25
  • Chiều 16 - 8, theo lệnh của Uỷ ban Khởi nghĩa, một đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. 0,5
  • Ngày 18 - 8, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước. 0,25
  • Ngày 19 - 8, Quần chúng cách mạng, có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu, lần lượt chiếm Phủ Khâm sai Bắc Bộ, Sở Cảnh sát Trung Ương, Sở Bưu điện, Trại Bảo an binh...Tối 19 - 8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi. 0,5
  • Ở Huế, ngày 23 - 8. Hàng vạn nhân dân nội, ngoại thành kéo về biểu tình thị uy, chiếm các công sở, giành chính quyền về tay nhân dân. 0,5
  • Tại Sài Gòn, sáng 25 - 8, các đơn vị "Xung phong công đoàn", "Thanh niên tiền phong", công nhân, nông dân các tỉnh lân cận kéo về thành phố. Quần chúng nổi dây giành chính quyền ở Sài Gòn. 0,5
  • Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là những địa phương giành chính quyền muộn nhất, vào ngày 28 - 8. Tổng khởi nghĩa đã giành được thắng lợi trên cả nước trong vòng nửa tháng, từ ngày 14 đến ngày 28 - 8 - 1945. 0,5
  • Lưu ý: Trường hợp học sinh có trình bày về việc khởi nghĩa giành chính quyền ở Đà Nẵng, có thể cộng thêm 0,5 điểm, nếu phần 2.b chưa đạt điểm tối đa là 3,0 điểm

Câu 3.

  • Nghiên cứu tài liệu lịch sử: Dựa vào các tài liệu của các giáo sĩ và thư tịch của triều Nguyễn để xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 0,25
  • Tổ chức hành chính: Toàn quyền Đông Dương kí Nghị định thiết lập một đơn vị hành chính ở Hoàng Sa; Hoàng đế Bảo Đại sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên. 0,5
  • Hoạt động ngoại giao: Tuyên bố khẳng định chủ quyền; gửi công hàm phản đối các hành vi xâm phạm; xác nhận chủ quyền trong các hội nghị và hiệp định quốc tế ... 0,5
  • Chính quyền thuộc địa Pháp và Chính phủ An Nam đã liên tục khẳng định, củng cố và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 0,75
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!