Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Nguyễn Du, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017 có đáp án đi kèm, giúp các bạn củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng giải đề, chuẩn bị tốt trước khi bước vào kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 Sở GD&ĐT Bình Thuận năm học 2016 - 2017

Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 trường Cao đẳng Bách Việt

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN LỊCH SỬ, KHỐI 12

Thời gian làm bài: 50 phút, ban KHXH

(24 câu trắc nghiệm (30 phút), 2 câu tự luận (20 phút))

Mã đề thi 130

Họ tên học sinh:..................................................................... SBD: .............................

PHẦN A: TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1: Tỉnh nào ở miền Trung được giải phóng đầu tiên trong cuộc Tiến công và nổi dậy Xuân 1975?

A. Đà Nẵng. B. Huế. C. Quảng Ngãi. D. Quảng Nam.

Câu 2: Từ năm 1965 – 1968, sự kiện nào đã mở ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam?

A. Chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi).

B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).

C. Chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam).

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.

Câu 3: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược (1954-1975) đã buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại xâm lược Việt Nam?

A. Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968.

B. Hiệp định Pari (1973).

C. Điện Biên Phủ trên không 1972.

D. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam.

Câu 4: Chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện dưới đời Tổng thống nào của Mĩ?

A. Ních-xơn. B. Ken-nơ-di. C. Ai-xen-hao. D. Giôn-xơn.

Câu 5: Trận đánh mở màn và thắng lợi đầu tiên trong chiến dịch Tây Nguyên từ 4/3 đến 24/3/1975 là

A. Plâycu. B. Kom Tum. C. Buôn Ma Thuột. D. Gia Nghĩa.

Câu 6: Thắng lợi nào của Việt Nam đã đi vào lịch sử thế giới như một cống hiến vĩ đại của thế kỉ XX và là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc?

A. Cách mạng tháng Tám 1945.

B. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 và chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.

C. Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

D. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).

Câu 7: Tại sao Bộ Chính trị Trung Ương Đảng quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?

A. Gần hệ thống đường Trường Sơn.

B. Gần hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.

C. Có địa bàn chiến lược quan trọng mà địch bố phòng có nhiều sơ hở.

D. Địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng.

Câu 8: Cho các sự kiện sau:

1. Chiến thắng Phước Long.

2. Hiệp định Pari được kí kết.

3. Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta.

4. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên diễn ra theo trình tự thời gian?

A. 2, 3, 1, 4. B. 2, 1, 3, 4. C. 2, 1, 4, 3. D. 1, 2, 3, 4.

Câu 9: Sự kiện nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược (1954-1973) của quân dân miền Nam Việt Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Hiệp định Pari (21/7/1973).

B. Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968.

C. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam.

D. Điện Biên Phủ trên không 1972.

Câu 10: Trong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", lực lượng chiến đấu Mĩ có vai trò

A. Trực tiếp chiến đấu. B. Tham gia chiến đấu cùng quân đội Sài Gòn.

C. Cố vấn và chỉ huy. D. Phối hợp về hỏa lực và không quân.

Câu 11: Mĩ tuyên bố chính thức gây ra chiến tranh phá hoại lần thứ 2 ở miền Bắc Việt Nam vào ngày

A. 09-05-1972. B. 06-04-1972. C. 30-03-1972. D. 16-04-1972.

Câu 12: Cho các sự kiện sau:

1. Cuộc tiến công chiến lược ở miền Nam Việt Nam.

2. Hiệp định Pari được kí kết.

3. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên diễn ra theo trình tự thời gian?

A. 1, 3, 2. B. 3, 1, 2. C. 2, 1, 3. D. 1, 2, 3.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch trực tiếp kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ.

B. Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc bằng giải pháp chính trị- ngoại giao.

C. Sự kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đã giải phóng hoàn toàn miền Nam.

D. Từ 1973-1975, ta đã đánh bại hoàn toàn chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".

Câu 14: Ý nào sau đây phản ánh không đúng về hiệp định Pari 1973?

A. Sau hiệp định, so sánh lực lượng thay đổi không có lợi cho ta.

B. Hiệp định về Việt Nam, quân đội hai bên ở nguyên tại chỗ.

C. Hiệp định phản ánh đầy đủ thắng lợi của ta chiến trường.

D. Hội nghị Hai bên và được quyết định bởi hai bên (Việt Nam và Hoa Kì).

Câu 15: Điểm khác nhau cơ bản giữa hai chiến lược chiến tranh: Chiến lược "chiến tranh cục bộ" và chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" mà Mĩ thực hiện ở Việt Nam là

A. Kết hợp quân sự và ngoại giao. B. Thực hiện đánh phá miền Bắc.

C. Vai trò của quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn. D. Chiến tranh xâm lược thực dân mới.

Câu 16: Thắng lợi quân sự nào trong quá trình đấu tranh của quân dân miền Bắc Việt Nam đã trực tiếp việc triệu tập hội nghị Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)?

A. Đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mĩ.

B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.

D. Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ (1965-1968).

Câu 17: Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất vào ngày

A. 5/8/1964. B. 9/5/1965. C. 7/2/1965. D. 6/4/1965.

Câu 18: Nguyên nhân chủ quan quan trọng nhất đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) kết thúc thắng lợi là

A. Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, cần cù, dũng cảm chiến đấu.

B. Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Hồ Chí Minh.

C. Hậu phương miền Bắc lớn mạnh, kịp thời chi viện cho tiền tuyến.

D. Sự đoàn kết, giúp đỡ của các nước Đông Dương, Trung Quốc và Liên Xô.

Câu 19: Về phía Việt Nam, chiến thắng đường 14- Phước Long (1/1975) của quân đội Việt Nam đã cho thấy

A. Sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của của ta.

B. Ta có khả năng giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975.

C. Chính quyền Sài Gòn không còn đủ sức kháng cự.

D. Sự bất lực hoàn toàn của Mĩ và khả năng can thiệp của Mĩ hạn chế.

Câu 20: Từ 1969- 1973, quân dân ta ở miền Nam Việt Nam đã

A. Buộc Mĩ phải thay đổi chiến lược chiến tranh mới – "Đông Dương hóa chiến tranh".

B. Giảm sự đánh phá miền Bắc, từng bước xuống thang chiến tranh.

C. Đánh bại về cơ bản chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và đánh cho Mĩ cút.

D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 21: Thực hiện hiệp định Pari 1973, toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta ngày

A. 9/3/1973. B. 19/3/1973. C. 29/3/1974. D. 29/3/1973.

Câu 22: Sự giống nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là

A. Là trận quyết chiến chiến lược, kết thúc thắng lợi của một cuộc kháng chiến.

B. Kết thúc một cuộc kháng chiến, đất nước được thống nhất.

C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

D. Đưa đến giải pháp ngoại giao để kết thúc cuộc chiến.

Câu 23: Đà Nẵng được hoàn toàn giải phóng vào ngày

A. 29/3/1975. B. 26/4/ 1975. C. 23/3/1975. D. 25/4/1975.

Câu 24: Sau hiệp định Pari 1973, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho ta vì

A. Ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát...

B. Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ rút khỏi miền Nam.

C. Vùng giải phóng được mở rộng và phát triển mọi mặt.

D. Miền Bắc chi viện cho miền Nam một khối lượng lớn về quân lực và vũ khí.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12

1

B

7

C

13

B

19

A

2

D

8

A

14

A

20

C

3

D

9

B

15

C

21

D

4

D

10

D

16

A

22

A

5

C

11

D

17

C

23

A

6

C

12

B

18

B

24

B

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!