Đề thi học kì 1 năm 2018 - 2019 môn Lịch sử
TimDapAnxin giới thiệu tới bạn đọc Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Lịch sử năm 2018 - 2019 Sở GD&ĐT TP. Hồ Chính Minh. Nội dung tài liệu được tổng hợp chi tiết và chính xác sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao hơn trong học tập. Mời các bạn tham khảo.
Lịch sử lớp 12
Giải bài tập Lịch Sử 12
Giải vở bài tập Lịch sử 12
Ngữ văn lớp 12
Giải bài tập Địa Lí 12
Tài liệu học tập lớp 12
Đề thi học kì 1 lớp 12
Đề thi học kì 2 lớp 12
Câu 1. Ý nào không phản ánh đúng những thách thức khi Việt Nam gia nhập tổ chức SEN?
A. Nền kinh tế có sự chuyến biến, vị trí quốc tế thay đổi.
B. Lệ thuộc vốn và chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài.
C. Nền kinh tế bị cạnh tranh, bản sắc văn hoá dân tộc có nguy cơ bị xói mòn.
D. Kẻ thù tìm mọi cách thực hiện âm mưu "Diễn biến hoà bình".
Câu 2. Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất củ cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là
A. tiểu tư sản.
B. tư sản dân tộc.
C. nông dân.
D. công nhân.
Câu 3. Tư tưởng cốt lõi củ Cương lĩnh chính trị đầu tiên củ Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. giải phóng dân tộc.
B. dân tộc và dân chủ.
C. độc lập và tự do.
D. hò bình và thống nhất.
Câu 4. Căn cứ vào đâu để một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền khi chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng?
A. Các cấp bộ Đảng linh hoạt lãnh đạo cùng với khí thế sục sôi của quần chúng sẵn sàng khởi nghĩ.
B. Chính quyền địch bị tê liệt ở một số địa phương và khí thế sục sôi của quần chúng sẵn sàng khởi nghĩa.
C. Tình hình cụ thể địa phương và vận dụng Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhu và hành động của chúng ta”.
D. Nhận được tin phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh và tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Câu 5. Sự kiện nào đánh dấu chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn?
A. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập
C. Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước.
D. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
Câu 6. Thời cơ “ngàn năm có một” trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta xác định chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ
A. sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
B. khi Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
C. trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
D. sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Câu 7. Trong nửa sau thế kỉ XX, quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới?
A. Trung Quốc.
B. Hàn Quốc.
C. CHDCND Triều Tiên.
D. Nhật Bản.
Câu 8. Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là giữa
A. tư sản dân tộc với tư sản Pháp.
B. công nhân với tư sản mại bản và thực dân Pháp.
C. nông dân với địa chủ phong kiến.
D. dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay si.
Câu 9. Su ngày 2 – 9 –1945, lực lượng nào dưới đây đã dọn đường, tiếp tay cho thực dân Pháp quy trở lại xâm lược nước ta?
A. Phát xít Nhật.
B. Đế quốc Mĩ.
C. Thực dân Pháp.
D. Trung Hoa Dân quốc.
Câu 10. Lực lượng cách mạng được nêu ra trong Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương là
A. công nhân, nông dân và tiểu tư sản.
B. công nhân, nông dân.
C. công nhân, nông dân và trí thức.
D. công nhân, nông dân, tư sản và tiểu tư sản.
Câu 11. “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp...”. Đoạn trích thể hiện nội dung gì trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta?
A. Kháng chiến toàn diện.
B. Kháng chiến toàn dân.
C. Kháng chiến lâu dài.
D. Tự lực cánh sinh.
Câu 12. Kẻ thù của nhân dân Việt Nam sau ngày 9 – 3 – 1945 là
A. Pháp và tay sai.
B. phát xít Nhật
C. Pháp và Nhật.
D. thực dân Pháp và phong kiến.
Câu 13. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí Hiệp định Sơ bộ 6 – 3 – 1946 với Chính phủ Pháp đã thể hiện sự
A. lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. lựa chọn chiến lược của Đảng ta trong việc phân hoá kẻ thù.
C. đánh giá cao về kẻ thù và tình hình cách mạng Việt Nam.
D. nhận định tương quan lực lượng giữ ta và địch quá chênh lệch.
Câu 14. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936) xác định kẻ thù trước mắt là
A. chủ nghĩa phát xít và phản động tay sai.
B. thực dân Pháp và tay sai.
C. Chủ nghĩa đế quốc và tay sai
D. thực dân phản động Pháp và tay sai
Câu 15. Đông Dương Cộng sản đảng ra đời từ tổ chức nào?
A. Tân Việt Cách mạng đảng.
B. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Bộ phận tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 16. Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng bắt đầu từ ngành nào?
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Thủ công nghiệp
D. Thương nghiệp.
Câu 17. Sự kiện mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là
A. năm 1961, tàu vũ trụ Phương Đông bay vòng quanh Trái Đất.
B. cơ quan không gian của Mĩ tìm được hành tinh mới là Sao hỏa.
C. năm 1969, Mĩ đưa người đặt chân lên mặt trăng.
D. năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
Câu 18. Vận dụng linh hoạt và thể hiện sự tôn trọng nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc, Đảng ta xác định mục tiêu đối ngoại tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII là (Trích Những điểm mới trong văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XII, Tr 88)
A. “Vì lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết, mở rộng quan hệ quốc tế trên cơ sở bình đẳng và hai bên cùng có lợi”.
B. “Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu, mở rộng quan hệ trên cơ sở luật pháp quốc tế và hai bên cùng có lợi”.
C. “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”.
D. “Đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, bình đẳng, mở rộng quan hệ quốc tế và nguyên tắc các bên cùng có lợi”.
Câu 19. Chính sách nào của Mĩ đã tạo điều kiện cho các nước Tây Âu khôi phục, phát triển đất nước từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chính sách phát triển giao thông và khôi phục công nghiệp.
B. Cuộc chiến chống đói nghèo và nâng cao đời sống nhân dân.
C. Chính sách viện trợ trong khuôn khổ “Kế hoạch Macsan”.
D. Chính sách mới về lương, giá cả và phát triển thương nghiệp.
Câu 20. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại bắt đầu từ
A. những năm 50 của thế kỉ XX.
B. những năm 40 của thế kỉ XX.
C. nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX.
D. đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu 21. Đâu không phải là vấn đề cấp bách đặt ra tại Hội nghị I-an-ta của các nước Đồng minh?
A. Nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh.
B. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
C. Phân chia thành quả chiến tranh giữa các nước thắng trận.
D. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.
Câu 22. Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc thu - đông năm 1947 nhằm mục đích
A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B. buộc ta phải đàm phán với những điều khoản có lợi cho chúng.
C. khóa chặt biên giới Việt – Trung, chặn nguồn liên lạc của ta với thế giới.
D. giành thắng lợi về quân sự để rút quân về nước.
Câu 23. Nội dung nào phản ánh ý nghĩa bao quát nhất sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930?
A. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cách mạng.
B. Mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng.
C. Kết thúc sự khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc.
D. Mở ra thời kỳ mới, thời kỳ độc lập dân tộc.
Câu 24. Sự khởi sắc của SEN được đánh dấu với việc kí kết Hiệp ước
A. hữu nghị và hợp tác.
B. quan hệ hợp tác đa phương.
C. thân thiện và hợp tác.
D. quan hệ hợp tác chiến lược.
B. PHẦN TỰ LUẬN.
Câu 1: Lực lượng đông đảo nhất cách mạng Việt Nam sau CTTG I đã có vi trò gì trong thời điểm đó đối với cách mạng nước ta? (dự vào câu 2 trắc nghiệm).
Câu 2: Chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ là tốt hay xấu với cách mạng Việt Nam? tại sao? (dự vào câu 5 trắc nghiệm).
Câu 3: Lực lượng cách mạng Việt Nam năm 1930 có tầng lớp nào mới nhất? (dự vào câu 10 trắc nghiệm).
Câu 4: Tại sao năm 1930 kinh tế Việt Nam khủng hoảng? (dự vào câu 16 trắc nghiệm).
Câu 5: Sự kiện mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người đã đánh dấu điều gì? (dự vào câu 17 trắc nghiệm).