Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Lê Hồng Phong, Đăk Lăk năm học 2015 - 2016. Đề thi bám sát nội dung SGK lớp 12 môn Địa lý. Với tài liệu này việc ôn tập và củng cố lại kiến thức môn Địa lý để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới trở nên thuận tiện hơn. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng năm học 2015 - 2016

SỞ GD&ĐT ĐĂK LĂK
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
Tổ địa lý
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 12
Thời gian làm bài: 45 phút

A. Lý thuyết

Câu 1. (4.5 điểm) Nêu đặc điểm sông ngòi của nước ta.

Câu 2. (2.5 điểm) Vì sao khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?

B. Thực hành

Câu 3. (1.5 điểm). Dựa vào Atlat trang 9, hãy: Kể tên các loại gió tác động vào nước ta. Mô tả tần suất, thời gian, phạm vi tác động của bão vào nước ta.

Câu 4. (1.5 điểm) Bằng kiến thức đã học và lập luận, hãy: Làm rõ sự phân hóa thiên nhiên nước ta qua câu ca sau:

"Trường sơn Đông, trường sơn Tây.
Bên nắng đốt, bên mưa bay"

Đáp án đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12

SỞ GD&ĐT ĐĂK LĂK
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
Tổ địa lý
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 12


Câu 1. Nêu đặc điểm sông ngòi của nước ta

  • Mạng lưới sông ngòi dày đặc. 0.5
    • có 2360 con sông có chiều dài trên 10km. 0.5
    • Dọc bờ biển, trung bình 20km có một cửa sông đổ ra biển. 0.5
    • Sông ngòi dày đặc, nhưng chủ yếu là sông nhỏ. 0.25
  • Sông nước ta nhiều nước, giàu phù sa. 0.5
    • Tổng lượng nước 839 tỉ m3 nước/ năm. 0.5
    • Có 200.000.000 tấn phù sa /năm. 0.5
  • Chế độ dòng chảy có sự phân hóa theo mùa rõ rệt. 0.75
    • Mùa mưa lũ sông nhiều nước... 0.25
    • Mùa khô sông cạn kiệt... 0.25
  • Lưu ý: Học sinh đem được số liệu minh chứng thì cho điểm tuyệt đối, nếu chỉ nêu đặc điểm mà không có số liệu chứng minh thì cho 1/2 cơ số điểm.

Câu 2. Vì sao khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?

  • Do vị trí địa lí nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu nên góc nhập xạ lớn, hàng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, số giờ nắng trong năm lớn, tạo nên nền tảng nhiệt độ cao, làm có khí hậu nước ta mang tính nhiệt đới. 1.0
  • Nước ta tiếp giáp biển Đông, nhiệt độ nước biển cao, biến động theo mùa làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho khí hậu nước ta độ ẩm, lượng mưa lớn. 1.0
  • Nước ta chịu tác động của hoàn lưu khí quyển theo mùa (hoàn lưu khí quyển mùa Hạ và hoàn lưu khí quyển mùa Đông). 0.5

Câu 3. Kể tên các loại gió tác động vào nước ta. Mô tả tần suất, thời gian, phạm vi tác động của bão vào nước ta

  • Các loại gió tác động vào nước ta, có gió mùa mùa Hạ (gió Tây Nam), gió mùa mùa Đông (gió Đông Bắc), gió phơn Tây Nam. 0.25
  • Bão tác động vào các vùng lãnh thổ nước ta có sự phân hóa về thời gian, không gian, tần suất và cường độ bão. 0.25
    • Tháng 6, 7 – tháng 8 bão tác động vào miền Bắc nước ta với tần suất từ 0.3 – 1.0 cơn bão/tháng và 1.0 – 1.3 cơn bão/tháng. 0.25
    • Tháng 9 bão tác động vào Bắc Trung Bộ với tần suất, cường độ bão lớn nhất cả nước 1.3 – 1.7 cơn bão/tháng. 0.25
    • Tháng 10 bão di chuyển vào Nam và tác động ở khu vực Đà Nẵng, Quang Nam, Huế với tần suất chỉ còn 1.0 – 1.3 cơn bão/tháng. 0.25
    • Tháng 11, 12 bão di chuyển vào cực Nam của Duyên Hải Nam Trung Bộ với tần suất chỉ từ 0.3 – 1.0 cơn bão/tháng. 0.25

Câu 4. Làm rõ sự phân hóa thiên nhiên nước ta qua câu ca sau:

"Trường sơn Đông, trường sơn Tây.
Bên nắng đốt, bên mưa bay"

  • Dưới tác động của dãy núi trường sơn và hoàn lưu khí quyển đã làm thiên nhiên nước ta phân hóa và đối lập. 0.5
  • Vào tháng XI đến tháng IV năm sau, Đông trường sơn mưa Thu Đông thì bên sườn Tây dãy trường Sơn là mùa khô, nắng hạn gay gắt. 0.5
  • Vào nửa đầu mùa hạ, khoảng tháng V đến tháng VII, khi Tây trường sơn bước vào mùa mưa thì Đông trường sơn lại khô hạn (hiện tượng phơn Tây Nam). 0.5
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!