Đề thi kì 1 môn Hóa học lớp 11
TimDapAnxin giới thiệu tới bạn đọc Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Hóa học trường THPT Lương Ngọc Quyến - Thái Nguyên để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn tập Môn Hóa học 11.
Mời các bạn học sinh tham khảo đề thi mới nhất năm 2020
SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM Môn: HOÁ HỌC- LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề |
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; O = 16; C= 12; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; N = 14; P= 31; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65.
I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6 ĐIỂM, từ câu 1- 18)
Câu 1: Công thức hoá học của supephotphat kép là
A. CaHPO4.
B. Ca3(PO4)2.
C. Ca(H2PO4)2 và CaSO4
D. Ca(H2PO4)2
Câu 2. Cho các phản ứng sau:
Trong hai phản ứng trên thì nitơ:
(1) N2 + O2 2NO
(2) N2 + 3H2 2NH3
A. chỉ thể hiện tính khử.
B. thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
C. chỉ thể hiện tính oxi hóa.
D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
Câu 3: Cho 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất: (NH4)2CO3, NaHCO3, NaNO3, NH4NO3. Thực hiện nhận biết bốn dung dịch trên bằng dung dịch Ba(OH)2 thu được kết quả sau:
Chất | X | Y | Z | T |
Dung dịch Ba(OH)2 | Kết tủa trắng | Khí mùi khai | Không hiện tượng |
Kết tủa trắng, khí mùi khai |
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Z là dung dịch NH4NO3.
B. X là dung dịch NaNO3.
C. T là dung dịch (NH4)2CO3.
D. Y là dung dịch NaHCO3.
Câu 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li xảy ra khi
A. sản phẩm tạo màu.
B. chất phản ứng là các chất dễ tan.
C. sản phẩm tạo thành có chất kết tủa hoặc chất bay hơi hoặc chất điện li yếu.
D. chất phản ứng là các chất điện li mạnh.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí nitơ duy nhất (đktc). Kim loại X là
A. Zn.
B. Al .
C. Mg.
D. Cu
Câu 6: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính là:
A. N2.
B. O2.
C. H2.
D. CO2.
Câu 7: Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây?
A. Giá trị pH tăng thì độ axit giảm.
B. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.
C. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ.
D. Dung dịch có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh.
Câu 8: Dung dịch X chứa lần lượt a mol Mg2+, b mol Al3+, 0,1 mol SO42− và 0,6 mol NO3− . Cô cạn dung dịch X thu được 54,6 gam muối khan. Giá trị của a và b lần lượt là:
A. 0,1 và 0,2.
B. 0,05 và 0,1.
C. 0,2 và 0,1.
D. 0,2 và 0,05.
Câu 9: Cho 20 gam NaOH vào 200 ml dung dịch H3PO4 1M. Muối nào thu được sau phản ứng:
A. NaH2PO4 và Na2HPO4.
B. Na2HPO4 và Na3PO4.
C. Na2HPO4.
D. Na3PO4.
Câu 10: Dung dịch HNO3 thể hiện tính axit khi phản ứng với chất nào sau đây?
A. Fe(OH)2.
B. Fe2O3.
C. FeO.
D. FeS.
Câu 11: Theo A-rê-ni-ut chất nào sau đây là axit?
A. H2SO4
B. Ca(OH)2
C. NaCl.
D. NaHCO3
Câu 12: Cho các phản ứng sau:
(1) Ca(OH)2 + Na2CO3 →
(2) Ca(HCO3)2 + NaOH →
(3) Na2CO3 + CaCl2 →
(4) (NH4)2CO3 + Ca(NO3)2 →
(5) Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 →
(6) K2CO3 + Ca(NO3)2 →
Có bao nhiêu phản ứng có cùng phương trình ion rút gọn là: Ca2+ + CO32- → CaCO3↓
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
Câu 13: Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH3, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt phenolphtalein.
Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:
A. Nước phun vào bình và không có màu.
B. Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng.
C. Nước phun vào bình và chuyển thành màu tím.
D. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh.
Câu 14: Dung dịch axit mạnh H2SO4 0,01M có
A. pH = 2,00.
B. pH > 2,00 .
C. [H+] > 0,02M.
D. pH < 2,00.
Câu 15: Chất nào sau đây là chất không điện li
A. HCl.
B. KOH.
C. C2H5OH.
D. NaCl.
Câu 16: Chọn phát biểu đúng:
A. Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong nước.
B. Ở điều kiện thường photpho trắng chuyển dần thành photpho đỏ.
C. Photpho trắng tan trong nước không độc.
D. Photpho đỏ phát quang màu lục nhạt trong bóng tối.
Câu 17: Kim loại nào sau đây thụ động trong dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Al.
B. Cu.
C. Pb.
D. Mg.
Câu 18: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1gam hỗn hợp gồm Al2O3 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3g chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8g.
B. 8,3g.
C. 2,0g.
D. 4,0g.
II/ TỰ LUẬN (4 ĐIỂM)
Bài 1. (1,5 điểm) Viết phương trình dạng phân tử của các phản ứng hóa học sau:
a. NH4Cl + NaOH → NH3↑ + .... + .....
b. CaCO3 (rắn) + HCl → .... + ... + ...
c. Na3PO4 + AgNO3 → .... + ....
Bài 2. (2,5 điểm)
Cho m gam hỗn hợp gồm A gồm Cu và Fe tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 đặc, nóng 1M (axit dư), thu được 3,68 gam khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch X. Mặt khác cũng cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,448 lít khí (đktc)
1. Tính tỉ lệ % về khối lượng của mỗi kim loại trong A.
2. Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,5M dùng để phản ứng hết với các chất trong dung dịch X.
----------- HẾT ----------
Học sinh không được sử dụng tài liệu.
Để xem chi tiết đáp án, hướng dẫn giải mời các bạn ấn link TẢI VỀ miễn phí bên dưới
.--------------------------------
Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới bạn đọc Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Hóa học trường THPT Lương Ngọc Quyến - Thái Nguyên. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnmời các bạn học sinh tham khảo Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải bài tập Vật lý lớp 11, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải bài tập Toán lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.