Đề thi hóa học kì 1 lớp 11 có đáp án
Đề thi học kì 1 hóa 11 năm 2020 - 2021 Có đáp án được biên soạn gồm 2 phần: phần 1 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, phần 2 tự luận. Nội dung đề kiểm tra bám sát cấu trúc nội dung sách giáo khoa, từ đó vận dụng làm các dạng bài tập. Hy vọng với đề thi này sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn thi. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra học kì 1 Hóa 11
Năm học 2020 - 2021
Thời gian làm bài: 45 phút
I. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, nito tinh khiết được điều chế từ:
A. Không khí | B. NH3 và O2 | C. NH4NO2 | D. Zn và HNO3 |
Câu 2: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)3 trong không khí thu được các sản phẩm là:
A. FeO, NO2, O2 | B. Fe2O3, NO2, O2 | C. Fe2O3, NO2 | D. Fe, NO2, O2 |
Câu 3: Cho 300 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 1M. Muối thu được sau phản ứng là:
A. KH2PO4
B. KH2PO4 và K2HPO4
C. KH2PO4 và K3PO4
D. K3PO4
Câu 4: Những ion sau đây cùng có mặt trong một dung dịch là:
A. Mg2+, SO42-, Cl-, Ag+
B. H+, Cl-, Na+, Al3+
C. S2-, Fe+, Cu+2, Cl-
D. SO42-, Na+, Ba2+, Fe3+
Câu 5: Phân bón hóa học: Đạm, Lân, Kali lần lượt được đánh giá theo chỉ số nào:
A. Hàm lượng % số mol: N, P2O5, K2O
B. Hàm lượng % khối lượng N, P, K
C. Hàm lượng % khối lượng: N, P2O5, K2O
D. Hàm lượng % khối lượng: N2O5, P2O5, K2O
Câu 6: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở?
A. (NH4)2SO4 | B. (NH4)NO2 | C. CaCO3 | D. NH4HCO3 |
Câu 7: HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây?
A. Mg, H2S, C, Fe3O4, Fe(OH)2
B. K2SO3, P, CuO, BaCO3, Ag
C. Al, FeCO3, HI, BaO, FeO
D. Cu, C, Fe2O3, Fe(OH)2, SO2
Câu 8: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng
(a). Bông khô
(b). Bông có tẩm nước vôi trong
(c). Bông có tẩm nước
(d). Bông có tẩm giấm ăn
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là
A. (b)
B. (a)
C. (d)
D. (c)
Câu 9: Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng
A. SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si
B. SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O
C. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
D. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2
Câu 10: Một loại thủy tinh có thành phần gồm 70,559% SiO2, 10,98% CaO, 18,43% K2O. Công thức của thủy tinh này là:
A. K2O.2CaO.6SiO2
B. K2O.CaO.5SiO2
C. K2O.CaO.4SiO2
D. K2O.CaO.6SiO2
Câu 11: Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic, axit axetic, kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:
A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4.
B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4.
C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl.
D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4.
Câu 12: Hấp thụ toàn bộ 0,896 lít khí CO2 vào 3 dung dịch Ca(OH)2 0,01 M thu được:
A. 1 gam kết tủa
B. 2 gam kết tủa
C. 3 gam kết tủa
D. 4 gam kết tủa
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện, xúc tác nếu có):
NH4Cl → NH3 → N2 → NO → NO2 → HNO3 → NaNO3 → NaNO2
Câu 2: (2 điểm) Nêu hiện tượng xảy ra, viết phương trình phản ứng khi:
a. Thổi từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong
b. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Na2SiO3
c. Cho kim loại Na tác dụng với dung dịch muối ZnSO4.
Câu 3: (3 điểm) Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 2M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch B và 2,24 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất.
a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra
b. Tính phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A
c. Tính thể tích dung dịch HNO3 ban đầu
--------Hết--------
Cho biết: H= 1; O = 16; P = 31; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Ag = 108; Al = 24; N = 14; Zn = 65; Cu = 64; S = 32; Na = 23.
Đáp án đề kiểm tra học kì hóa 11 năm 2020 - 2021
Phần 1. Trắc nghiệm khách quan
1C | 2B | 3B | 4B | 5C | 6D |
7A | 8A | 9C | 10D | 11B | 12B |
Phần 2. Tự luận
Câu 1.
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3↑ + H2O
4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O
N2 + O2 2NO
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O
2NaNO3 2NaNO2 + O2
Câu 2.
a) Dẫn từ từ CO2 vào dung dịch nước vôi trong cho tới dư, thấy xuất hiện kết tủa màu trắng
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
b)
Cho dung dịch HCl vào dung dịch Na2SiO3
HCl + Na2SiO3 → NaCl + H2SiO3↓
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa keo trắng H2SiO3
c) Cho natri tác dụng với dung dịch muối kẽm sunfat.
Na tan dần trong dung dịch muối kẽm, có kết tủa màu trắng tạo thành và có khí thoát ra.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
NaOH + ZnSO4 → Zn(OH)2 + Na2SO4
2NaOH + Zn(OH)2 → NaZnO2 + 2H2O
Câu 3.
a. Phương trình hóa học
(1) 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
(2) Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
b. nNO = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 2nCu = 3nNO => nCu = 1,5nNO = 1,5.0,1 = 0,15 mol
=> mFe2O3 = m hỗn hợp – mCu = 25,6 – 0,15.64 = 16 gam => nFe2O3 = 16 : 160 = 0,1 mol
=> %mFe2O3 = (16 : 25,6).100% = 62,5%
c.
Theo PTHH (1) và (2): nHNO3 pư = 8nCu/3 + 6nFe2O3 = 8.0,15/3 + 6.0,1 = 1 mol
=> nHNO3 bđ = nHNO3 pư.120/100 = 1,2 mol => VHNO3 = 1,2.22,4 = 26,4 lít
..........
Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các bạn Đề thi học kì 1 hóa 11 năm 2020 - 2021 Có đáp án. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.