Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn Trường THPT Yên Lạc năm 2019
Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn Trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc năm học 2019 - 2020 do thư viện đề thi Tìm Đáp Án sưu tầm. Đây là đề thi học kì 1 lớp 10 môn Văn dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài Văn. Mời các bạn cùng tham khảo
- Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Tin học Trường THPT Đa Phúc năm học 2019 - 2020
- Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn Trường THPT Đa Phúc năm học 2019 - 2020
- Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn Trường PTDTNT tỉnh Lai Châu năm học 2019 - 2020
- Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên ĐHSP Hà Nội năm học 2019 - 2020
- Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn Trường THPT Đồng Xoài năm học 2018 - 2019
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC (Đề thi gồm 02 trang) | KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 (Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề) |
I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
“Cách đây vài năm, tôi và đứa con trai, lúc đó mới 6 tuổi của mình đã đi mua sắm tại một trong những cửa hàng đồ chơi giảm giá lớn, nơi mà đồ chơi chất cao lên đến tận trần nhà. Ở lối rẽ, tôi trông thấy một người đàn ông trẻ tuổi, tóc dài và mặt đầy râu ria ngồi trên xe lăn. Chắc chắn anh ta đã từng trải qua một tai nạn khủng khiếp vì cả hai chân của anh ta bị cụt còn khuôn mặt thì đầy những vết sẹo xấu xí.
Ngay lúc đó, đứa con 6 tuổi của tôi cũng nhìn thấy người đàn ông và kêu lớn lên: “Mẹ ơi, hãy nhìn chú kia kìa!”.
Tôi đã phản ứng như những người mẹ bình thường khác sẽ làm là xuỵt con để ngầm nhắc nhở cháu rằng chỉ trỏ người khác là điều không lịch sự.
Một nụ cười sáng bừng đã nở rộ trên khuôn mặt của người đàn ông đó. Anh ta rõ ràng là rất sửng sốt bởi lời khen tặng và cảm thấy vô cùng vui vẻ. Và rồi hai người bọn họ, một lớn một nhỏ đã đứng/ngồi ở đó, ngay trên lối đi, để nói chuyện say sưa với nhau về những món đồ độc đáo.
Việc này đã để lại một ấn tượng khó phai mờ trong tôi. Tôi đã chỉ nhìn thấy một người đàn ông với những vết sẹo khủng khiếp ngồi trong chiếc xe lăn, còn đứa con trai 6 tuổi của tôi lại nhìn thấy một người đàn ông đang đeo một đôi khuyên tai độc đáo.”
(Điều không ngờ mà cậu bé 6 tuổi nhìn thấy ở người đàn ông cụt chân)
Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn Trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc năm học 2019 - 2020. Đề thi gồm có 2 phần với thời gian là 90 phút là tài liệu hay giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập môn Ngữ văn lớp 10, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo
a) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0,5 điểm)
b) Thông điệp chính từ văn bản trên là gì? Đoạn văn nào chứa đựng thông tin chính của văn bản? (1,0 điểm)
c) Tại sao người mẹ chỉ nhìn thấy một người đàn ông với những vết sẹo khủng khiếp ngồi trong chiếc xe lăn, còn đứa con trai 6 tuổi lại nhìn thấy một người đàn ông đang đeo một đôi khuyên tai độc đáo. (0,5 điểm)
d) Và rồi hai người bọn họ, một lớn một nhỏ đã đứng/ngồi ở đó, ngay trên lối đi, để nói chuyện say sưa với nhau về những món đồ độc đáo. Bằng trí tưởng tượng của mình, hãy viết lại cuộc đối thoại trên theo phong cách chức năng sinh hoạt? (Trình bày trong khoảng 8 dòng) (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ văn bản “Điều không ngờ mà cậu bé 6 tuổi nhìn thấy ở người đàn ông cụt chân”, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về Cuộc sống là vui hay buồn chỉ phụ thuộc vào góc độ nhìn sự vật của bạn.
Câu 2: (5 điểm)
Bàn về truyện cổ tích, sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 (NXB Giáo dục, 2000, trang 37) có viết:
“Truyện cổ tích thần kì là những hư cấu kì ảo về một hiện thực chỉ có trong mơ ước”.
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chứng minh qua truyện cổ tích Tấm Cám.
----------------- Hết -----------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ, tên thí sinh: ..........................................; Số báo danh: ................................................
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn Trường THPT Yên Lạc năm 2019
Lưu ý chung:
- Hướng dẫn chấm là những gợi ý cơ bản, giám khảo cần linh hoạt khi chấm.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25.
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | Đọc hiểu | 3,0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính: Tự sự | 0,5 | |
2 | - Thông điệp chính: Cuộc sống là vui hay buồn chỉ phụ thuộc vào góc độ nhìn sự vật của bạn. - Đoạn văn chứa đựng thông tin chính: Đoạn cuối “Việc này đã để lại một ấn tượng khó phai mờ trong tôi. Tôi đã chỉ nhìn thấy một người đàn ông với những vết sẹo khủng khiếp ngồi trong chiếc xe lăn, còn đứa con trai 6 tuổi của tôi lại nhìn thấy một người đàn ông đang đeo một đôi khuyên tai độc đáo.” | 0,5
0,5 | |
3 | Vì góc nhìn sự vật của người mẹ (Góc độ lí chí, chín chắn, lo xa – nhìn đôi chân cụt) khác góc nhìn của cậu con trai 6 tuổi (trong sáng, ngây thơ, hồn nhiên – nhìn vào đôi khuyên tai độc đáo mà người đàn ông cụt chân đang đeo) | 0,5 | |
4 | - Hình thức: Đoạn đối thoại ngắn – 08 dòng - Nội dung: nói chuyện say sưa với nhau về những món đồ độc đáo - Yêu cầu: theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt | 1,0 | |
II | Làm văn |
| |
| 1 | Từ văn bản “Điều không ngờ mà cậu bé 6 tuổi nhìn thấy ở người đàn ông cụt chân”, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về Cuộc sống là vui hay buồn chỉ phụ thuộc vào góc độ nhìn sự vật của bạn. | 2,0 |
a. Yêu cầu về kĩ năng: Viết 01 đoạn văn. HS biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội kết cấu đoạn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. | 0,25 | ||
b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật được những suy nghĩ về vấn đề: Vui hay buồn là do góc nhìn sự vật của mỗi người. Đảm bảo các ý sau: |
| ||
* Giải thích “góc độ nhìn sụ vật”: vị trí quan sát, cách nhìn nhận, đánh giá sự vật, sự việc -> Nội dung cả câu: Tâm trạng vui hay buồn của mỗi người phụ thuộc vào vị trí quan sát, cách nhìn nhận của chính người đó khi nhìn nhận, đánh giá sự vật. | 0,25 | ||
* Phân tích, chứng minh, bình luận: Nhận định trên là hoàn toàn đúng - Góc nhìn của người mẹ: lý trí-> nên tinh tế, nhạy cảm sợ câu nói của con sẽ động chạm vào nỗi đau của người đàn ông kia, nên sự giao tiếp bị hạn chế, ngại ngần, lo lắng. - Góc nhìn của cậu bé 6 tuổi: hồn nhiên, vô tư, trong sáng hướng tới đôi khuyên tai độc đáo, đem họ lại gần nhau, nói cười thoải mái => Trong cuộc sống: góc nhìn sự vật, sự việc là vô cùng quan trọng. Góc nhìn nào sẽ mang đến tâm trạng ấy. Trước mỗi con người, đứng ở mỗi góc độ, chúng ta sẽ nhận thấy điểm tốt và điểm xấu của họ. Cách nhìn nhận bao dung sẽ mang tới cảm xúc tích cực cho mỗi người. Ngược lại, khi góc nhìn hẹp hòi, phức tạp hóa vấn đề sẽ mang lại tâm trạng khó chịu, mệt mỏi cho chính mình và cho những người xung quanh - Thực tế, vẫn có những góc nhìn chưa phù hợp, còn hẹp hòi, đơn chiều, mang lại nhận thức và cảm xúc tiêu cực, thâm chí lệch lạc. (Hs lấy dẫn chứng minh họa) => Bài học, kinh nghiệm về việc lựa chọn góc nhìn khi xem xét, nhìn nhận, đánh giá sự vật: Cần nhìn nhận sự vật và cuộc sống trong sáng, đa chiều, để nhận thức được sự vật toàn diện và có cách ứng xử phù hợp, mang lại cảm xúc tích cực trong cuộc sống. |
0,25
0,25
0,5
0,5 | ||
2 | Câu 2: Bàn về truyện cổ tích, sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 (NXB Giáo dục, 2000, trang 37) có viết: “Truyện cổ tích thần kì là những hư cấu kì ảo về một hiện thực chỉ có trong mơ ước”. Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chứng minh qua truyện cỏ tích Tấm Cám. | 5,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề. |
| ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Phân tích hai đoạn trích và nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả |
| ||
c. Triển khai các luận điểm nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng |
| ||
A.Mở bài - Giới thiệu dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: Truyện cổ tích là những hư cấu kì ảo về một hiện thực trong mơ ước. | 0,25 | ||
B.Thân bài 1. Giải thích: - Truyện cổ tích tập trung phản ánh số phận của những con người nhỏ bé khốn khổ, tủi nhục trong xã hội đầy áp bức, bất công... - Truyện cổ tích thần kỳ xây dựng thành công một thế giới trong mơ ước, trình bày lý tưởng của nhân dân về một xã hội công bằng, dân chủ. Trong đó người tốt bụng bao giờ cũng được hưởng hạnh phúc xứng đáng... - Truyện cổ tích thần kỳ rọi chiếu ánh sang kì ảo, chói ngời hạnh phúc vào những cuộc đời tăm tối, bất hạnh của nhân vật khiến họ yêu đời, sống mạnh mẽ hơn.. -=> Có thể nói, truyện cổ tích thần kì là sự phản ánh ước mơ của nhân dân về một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai bằng những hư cấu kỳ ảo. Đồng thời phản ánh quyết tâm của người lao động là đấu tranh cho ước mơ đó thành hiện thực. 2. Chứng minh qua truyện Tấm Cám: * Về nội dung: - Nhân vật Tấm mang số phận bất hạnh: mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lại phải ở với mụ dì ghẻ độc ác…(HS có thể khái quát những lần bị mẹ con dì ghẻ hãm hại) - Mâu thuẫn giữa Tấm với mẹ con dì ghẻ phản ánh mối xung đột giữa cái thiện với cái ác trong xã hội. Xung đột này thường được truyện cổ tích giải quyết theo hưởng cái thiện chiến thắng cái ác, dù trải qua gian nan, nguy khó, cuối cùng kẻ “ở hiền” tất sẽ “gặp lành”, được hưởng hạnh phúc. - Từ mở đầu kết thúc truyện, thái độ của Tấm đối với hành vi tàn ác của mẹ con Cám chuyển biến theo hướng sự phản kháng mỗi lúc một cao thêm; đồng thời với cuộc đấu tranh và giữ hạnh phúc của Tấm trước mẹ con dì ghẻ ngày càng gian nan, quyết liệt hơn. Từ một cô Tấm hiền lành, chăm chỉ, lương thiện luôn luôn bị ức hiếp, bắt nạt, chỉ biết khóc trong oan ức, tủi cực đến một hoàng hậu bị cái ác hãm hại, giết chết, hóa thành vàng anh, thành cây xoan đào, trở thành khung cửi và bị đốt thành tro, đến khi hóa thân vào trái thị rồi trở lại là cô Tấm... Quá trình chết đi sống lại ấy cho thấy tính chất gian khó của cuộc đấu tranh của cái thiện với cái ác, đồng thời cho thấy sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện. - Qua sự việc Tấm trở về với cuộc đời: Sự trở về với cuộc đời của Tấm ở cuối truyện nói lên quan niệm của nhân dân ta về hạnh phúc với triết lí “ở hiền gặp lành”. Trong ước mơ về công lí, công bằng xã hội ấy, cái thiện, người lương thiện dược phần thắng, được hưởng hạnh phúc, kết cục tốt đẹp; còn cái ác phải trả giá, đúng như triết lí “ác giả ác báo”, “gieo gió gặt bão” mà nhân dân đã đúc kết. - Qua số phận của nhân vật Tấm, tác giả dân gian đã gửi gắm nhiều ước mơ, khát vọng. Đó là ước mơ công bằng xã hội, cái thiện chiến thắng, cái ác thì trả giá (như đã phân tích ở trên); ước mơ về hạnh phúc gia đình (Tấm làm vợ vua, sự trở về của Tấm bên vua..); ước mơ đổi đời (Tấm trở thành hoàng hậu); ước mơ tình nghĩa (Tấm và bà cụ hàng nước; chim vàng anh, xoan đào và vua)... * Về nghệ thuật: Truyện cổ tích thần kì dùng các yếu tố kì ảo để phản ánh, vươn đến ước mơ của mình: thế lực siêu nhiên phù trợ…(Chú ý phân tích các chi tiết Tấm được bụt hiên lên giúp đỡ) * Đánh giá chung. - Khẳng định ý nghĩa của nhận đinh: đã khẳng định giá trị nhân văn sâu sắc của văn học dân gian, đặc biệt là truyện cổ tích. - Khẳng định vai trò, vị trí của truyện cổ tích Tấm cám trong kho tang truyện cổ Việt Nam | 0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5 | ||
C. Kết bài: khái quát lại vấn đề nghị luận | 0,25 | ||
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ; liên hệ mở rộng sâu sắc. | 0,5 | ||
e. Chính tả: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dung từ, đặt câu |
| ||
Tổng điểm | 10,0 |
Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn Trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc năm học 2019 - 2020. Đề thi gồm có 2 phần với thời gian là 120 phút là tài liệu hay giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập môn Ngữ văn lớp 10, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo
-----------------------------
Ngoài Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn Trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc năm học 2019 - 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 10, đề thi học học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt