Đề kiểm tra học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 KNTT năm 2023
Bộ đề thi cuối học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2023 có đáp án và ma trận, được biên soạn bám sát chương trình Khoa học tự nhiên 7 sách mới. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô tham khảo ra đề, đồng thời cũng giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 7 khác nhau. Mời các em tham khảo.
Đề thi cuối học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 - Đề 1
Ma trận đề thi học kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức
Chủ đề |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên (4 tiết) |
|||||||||||
2. Nguyên tử. Nguyên tố hóa học . Sơ lược về bản tuần hoàn các nguyên tố hoá học (14 tiết) |
4 |
2 |
2 |
4 |
2,5 |
||||||
3. Tốc độ (11 tiết) |
1 |
1 |
0,25 |
||||||||
4. Âm thanh (9 tiết) |
1/2 |
1 |
1/2 |
1/2 |
1 |
1,75 |
|||||
5. Ánh sáng (3tiết) |
1 |
1 |
2 |
0,5 |
|||||||
6. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật ( 23tiết) |
1/2 |
4 |
4 |
1/2 |
1 |
2 |
8 |
5 |
|||
Số câu |
1 |
10 |
2 |
6 |
1 |
|
1 |
|
5 |
16 |
21 |
Điểm số |
1,5 |
2,5 |
1,5 |
1,5 |
2 |
|
1 |
|
6,0 |
4,0 |
10 điểm |
Tổng số điểm |
4 |
3 |
2 |
1 |
10 |
Đề thi học kì 1 KHTN 7 KNTT
I. TRẮC NGIỆM: 4,0 điểm
Trong mỗi câu hãy chọn một phương án đúng nhất rồi ghi vào bài làm
Câu 1: Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây?
A. Mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm trung bình.
B. Mùa thu, nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình.
C. Mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp.
D. Mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao.
Câu 2: Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây từ lá đến các bộ phận khác của cây?
A. Mép lá có các giọt nước nhỏ vào những ngày độ ẩm không khí cao.
B. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân cây thì sau một thời gian, phần mép vỏ
phía trên bị phình to.
C. Lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng.
D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân.
Câu 3: Cơ thể sẽ gặp nguy hiểm nếu không được bổ sung nước kịp thời trong những trường hợp nào dưới đây?
1. Chạy bộ đường dài. 2. Học tập. 3. Lao động dưới trời nắng nóng.
4. Sau khi ăn cơm. 5. Sốt cao. 6.Trước khi ngủ.
A. (1), (3), (5).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (3), (6).
D. (2), (4), (6).
Câu 4: Nơi diễn ra sự trao đổi khí mạnh nhất ở thực vật là :
A.Rễ
B. Thân
C. Lá
D. Quả
Câu 5: Nhóm nông sản nào sau đây nên được bảo quản bằng cách để trong túi nilon kín hoặc đục lỗ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh?
A. Rau muống, quả cà chua, bắp cải.
B. Hạt lúa, hạt đỗ, hạt lạc.
C. Hạt đậu xạnh, rau muống, khoai tây.
D. Hạt đậu đỏ, hạt lúa, dưa chuột.
Câu 6: Cơ sở khoa học của biện pháp bảo quản nông sản bằng cách phơi khô hoặc sấy khô là
A. Làm ngừng quá trình hô hấp tế bào ở thực vật.
B. Giảm hàm lượng nước trong hạt, hạn chế quá trình hô hấp tế bào.
C. Giảm sự mất nước ở hạt.
D. Giảm hàm lượng nước trong hạt, làm ngừng quá trình hô hấp tế bào.
Câu 7: Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào là:
A. hàm lượng nước, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ.
B. hàm lượng nước, nồng độ khí oxygen, nhiệt độ.
C. nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ.
D. hàm lượng nước, nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ.
Câu 8: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?
A. Buổi sáng.
B. Buổi tối.
C. Cả ngày và đêm.
D. Ban ngày.
Câu 9: Một vật dao động càng chậm thì âm phát ra như thế nào?
A. Càng trầm.
B. Càng bổng.
C. Càng vang.
D. Truyền đi càng xa.
Câu 10: Để xác định tốc độ của một vật đang chuyển động, ta cần biết những đại lượng nào?
A. Thời gian và vật chuyển động.
B. Thời gian chuyển động của vật và vạch xuất phát.
C. Thời gian chuyển động của vật và vạch đích.
D. Thời gian chuyển động của vật và quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó.
Câu 11 : Chùm tia song song là chùm tia gồm:
A.Các tia sáng không giao nhau.
B. Các tia sáng gặp nhau ở vô cực.
C. Các tia sáng hội tụ.
D. Các tia phân kỳ.
Câu 12: Hiện tượng nhật thực xảy ra khi:
A. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt trăng thẳng hàng, Trái Đất nằm giữa.
B. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt trăng thẳng hàng, Mặt Trời nằm giữa.
C. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt trăng thẳng hàng, Mặt Trăng nằm giữa.
D. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt trăng không thẳng hàng, Mặt Trăng nằm giữa.
Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tố nitrogen có kí hiệu hóa học là N.
B. Những nguyên tử có cùng số protons thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
C. Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố có kí hiệu hóa học Ca là Carbon.
D. Bốn nguyên tố carbon, oxygen, hdrogen và nitrogen chiếm khoảng 96% trọng lượng cơ thể người.
Câu 14: Hiện nay, có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?
A.16.
B.7.
C.8.
D.18.
Câu 15: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của
A. Số proton.
B. Khối lượng.
C.tỉ trọng.
D.Số neutron.
Câu 16: Nguyên tố phi kim không thuộc nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?
A. Nhóm IA.
B. Nhóm IVA.
C.Nhóm VIIA.
D. Nhóm IIA.
II. TỰ LUẬN : 6,0 điểm
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Trình bày ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá.
b. Vì sao vào những ngày nắng nóng khi đứng dưới bóng cây chúng ta cảm thấy mát và dể chịu hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
Câu 2: (1,0 điểm) Khi một người được cung cấp thiếu hoặc thừa nhiều chất dinh dưỡng hơn nhu cấu cơ thể cần, có thể xảy ra hiện tượng gì? Theo em cần làm gì để khắc phục những vấn đề trên.
Câu 3: (1,5 điểm)
a) Âm phản xạ là gì? Tiếng vang là gì?
b) Một thiết bị trên tàu dùng để đo khoảng cách từ tàu đến một vách núi, nó phát ra âm ngắn và nhận lại âm phản xạ sau 7 giây. Tính khoảng cách từ tàu đến vách núi biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
Câu 4: (1,0 điểm)
Biết nguyên tử của nguyên tố M có 7 electron ở lớp ngoài cùng và có 3 lớp electron. Hãy xác định vị trí của M trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm), kí hiệu hóa học của nguyên tố M và cho biết M là kim loại, phi kim hay khí hiếm.
Câu 5: (0,5 điểm)
Cho các nguyên tố sau: K, P, N, Al, Ca, He. Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
-------------------HẾT-------------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Đáp án đề thi học kì 1 KHTN 7 KNTT - Đề 1
TRẮC NGIỆM: 4,0 điểm (mỗi câu đúng được 0,25đ)
1. D |
2. B |
3. A |
4. C |
5. A |
6. B |
7D |
8C |
9.A |
10.D |
11.A |
12.C |
13.C |
14.B |
15.A |
16.D |
Xem tiếp đáp án phần tự luận trong file tải
Đề thi cuối học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 - Đề 2
Đề thi học kì 1 KHTN 7 KNTT
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Trong nguyên tử, hạt không mang điện là
A. proton.
B. neutron.
C. electron.
D. hạt nhân.
Câu 2. Nguyên tố có kí hiệu hóa học Cl là
A. chlorine.
B. carbon.
C. copper.
D. calcium.
Câu 3. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có đặc điểm nào sau đây?
A. Có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
B. Có số lớp electron bằng nhau.
C. Có điện tích hạt nhân bằng nhau.
D. Có số hạt trong nguyên tử bằng nhau.
Câu 4. Phân tử carbon dioxide được cấu tạo từ 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen. Khối lượng của phân tử carbon dioxide là
A. 44 amu.
B. 28 amu.
C. 40 amu.
D. 20 amu.
Câu 5. Cho các hợp chất sau: SO2, H2O, NaCl, CO. Hợp chất ion là
A. SO2.
B. H2O.
C. NaCl.
D. CO.
Câu 6. Số nguyên tử có trong phân tử MgCO3 là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 7. Hoá trị của nitrogen trong hợp chất N2O3 là
A. V.
B. IV.
C. I.
D. III.
Câu 8. Hoàn thành nhận định sau: “Trong phân tử hydrogen, khi hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau, chúng …”.
A. góp chung proton.
B. chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.
C. chuyển proton từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.
D. góp chung electron.
Câu 9. Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta xác định được thông tin nào sau đây?
A. Tốc độ chuyển động.
B. Thời gian chuyển động.
C. Quãng đường chuyển động.
D. Cả A, B và C.
Câu 10. Lúc 7 giờ, bạn Hà đi bộ từ nhà đến trường với tốc độ 5 km/h. Biết quãng đường từ nhà bạn Hà đến trường dài 1,5 km. Hỏi bạn Hà đến trường lúc mấy giờ?
A. 7 h 30 min.
B. 7 h 15 min.
C. 7 h 18 min.
D. 7 h 45 min.
Câu 11. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?
A. Thước thẳng và đồng hồ bấm giây.
B. Cổng quang điện.
C. Đồng hồ bấm giây.
D. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
Câu 12. Bạn Nam và bạn Hà nói chuyện điện thoại với nhau, Nam nghe được tiếng của Hà trên điện thoại nhờ vào nguồn âm nào sau đây?
A. Màng loa trong điện thoại.
B. Bạn Hà.
C. Màn hình của điện thoại.
D. Nút chỉnh âm trên điện thoại.
Câu 13. Tiếng đàn không thể truyền được trong
A. khí neon.
B. tường.
C. chuông đã hút chân không.
D. dung dịch nước đường.
Câu 14. Ta nghe được âm càng to khi
A. tần số âm càng lớn.
B. tần số âm càng nhỏ.
C. biên độ âm càng lớn.
D. biên độ âm càng nhỏ.
Hướng dẫn giải
Câu 15. Trong các hình sau đây, hình nào biểu diễn chùm sáng phân kì?
A. Hình a.
B. Hình b.
C. Hình c.
D. Hình d.
Câu 16. Khi tia tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc i = 300 thì tia phản xạ hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc bao nhiêu?
A. i’ = 300.
B. i’ = 400.
C. i’ = 600.
D. i’ = 450.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài (1 điểm): Nguyên tử carbon có 6 proton.
a) Có bao nhiêu electron trong nguyên tử carbon?
b) Biết hạt nhân nguyên tử carbon có 6 neutron, tính khối lượng nguyên tử của carbon theo đơn vị amu.
Bài 2 (2 điểm):
a) Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Si hóa trị IV và O.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất vừa lập ở ý a). Biết khối lượng nguyên tử Si là 28.
Bài 3 (3 điểm):
a. Một vật chuyển động với đồ thị quãng đường – thời gian như sau. Tốc độ của vật trong 40s đầu là:
b. Trong 20 s một lá thép thực hiện được 5000 dao động. Hỏi tần số dao động của lá thép là bao nhiêu?
c. Một người vũ công tập nhảy trước một gương phẳng. Hỏi nếu người đó di chuyển ra xa gương một khoảng 1,2 m thì ảnh của người đó.
Đáp án đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7
Trắc nghiệm khách quan (4 điểm). Mỗi câu chọn đúng được 0,25đ
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
B | A | B | A | C | C | D | D | D | C | D | A | C | C | C | A |
Phần II. Tự luận
Bài 1:
a) Số electron = số proton ⇒ Nguyên tử carbon có 3 electron.
b) Một cách gần đúng, coi khối lượng nguyên tử là xấp xỉ bằng khối lượng hạt nhân.
Khối lượng nguyên tử carbon là: 6 + 6 = 12 (amu).
Bài 2:
a) Lập công thức hóa học của hợp chất:
Đặt công thức hóa học của hợp chất: SixOy.
Theo quy tắc hóa trị, ta có:
Chọn x = 1 và y = 2.
Công thức hóa học của hợp chất là: SiO2.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố:
Khối lượng phân tử SiO2: 28 + 16.2 = 60 (amu).
Phần trăm khối lượng Si trong SiO2 là:
. 100% = 46,67%
Phần trăm khối lượng O trong SiO2 là:
100% - 46,67% = 53,33%
Bài 3:
a. Tốc độ của vật trong 40s đầu là:
b. Tần số dao động của lá thép là: 5000 : 20 = 250 Hz.
c. Do khoảng cách giữa người và gương ra xa 1,2 m nên khoảng cách từ ảnh đến gương ra xa 1,2 m.
Vậy ảnh của người đó ra xa người đó một khoảng 2,4 m.
..................................
Nhằm giúp các em học sinh lớp 7 có tài liệu ôn thi học kì 1 cũng như các thầy cô giáo có tư liệu tham khảo để ra đề thi, TimDapAngiới thiệu bộ Đề thi học kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn học. Các em hãy luyện tập để làm quen với nhiều dạng đề đồng thời có sự chuẩn bị tốt nhất cho kì thi giữa kì sắp tới của mình. Chúc các em đạt điểm cao trong các kì thi.