Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 năm 2022- 2023 Sách Chân trời sáng tạo được biên soạn là đề kiểm tra giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo có Ma trận kèm đáp án hướng dẫn giải chi tiết. Hy vọng nội dung đề thi sẽ giúp ích cho quý thầy cô, bạn đọc có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị thật tốt.

 Đề cương ôn tập tại: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Khoa Học Tự Nhiên 7 

>> Một số nội dung ôn tập tài liệu liên quan:

  • Cách đọc bảng tuần hoàn hóa học lớp 7
  • Bảng tuần hoàn Hóa học Tiếng Anh
  • Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC
  • Đọc tên nguyên tố Danh pháp một số hợp chất vô cơ theo IUPAC
  • Bài tập khoa học tự nhiên 7: Nguyên tử- Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

A. Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng
TNKG TL TNKG TL TNKG TL TNKG TL
Nội dung 1. Nguyên tử - Nguyên tố hóa học

Biểu diễn nguyên tố hóa học

Xác định nguyên tố khi biết số p, cấu tạo nguyên tử p, khối lượng nguyên tử, bài toán tính số hạt đơn giản

Tính số hạt trong nguyên tử: Số p, số e, số n (Dạng nâng cao)

Xác định nguyên tố khi biết bài toán số hạt dạng hiệu hoặc tỉ lệ hạt

Xác định 2 nguyên tố khi biết bài toán tổng số hạt và hiệu các hạt cả cả 2 nguyên tố

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

0,75

7,5%

5

1,25

12,5%

1

1

10%

1

0,25

2,5%

9

3

30%

Nội dung 2

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Nguyên tắc sắp xếp bảng tuần hoàn

Cấu tạo bảng tuần hoàn (Số thứ tự chu kì, nhóm, ...)

Tên gọi của các nhóm IA, IIA,...

Xác định vị trí nguyên tử dựa vào bảng tuần hoàn

Xác định số lớp e, số e lớp ngoài cùng của nguyên tố dựa vào bảng tuần hoàn

Xác định kim loại, phi kim, khí hiếm

Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

5

1,25

12,5%

15

3,75

37,5%

1

2

20%

21

7

70%

Tổng số câu

5

17 5 1 1 28 + 2

B. Đề thi giữ học kì I Khoa học tự nhiên 7 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 

MÔN: Khoa học tự niên 7 

I. Trắc nghiệm khách quan (7 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của

A. khối lượng. B. số proton. C. tỉ trọng. D. số neutron.

Câu 2. Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết

A. Số thứ tự của nguyên tố

B. Số hiệu nguyên tử

C. Số electron lớp ngoài cùng

D. Số lớp electron

Câu 3. Trong bảng tuần hoàn tên gọi của nhóm IIA là

A. Nhóm kim loại kiềm

B. Nhóm kim loại kiềm thổ

C. Nhóm Halogen

D. Nhóm khí hiếm

Câu 4. Số thứ tự nhóm A trong hệ thống bảng tuần hoàn cho biết:

A. Số electron lớp ngoài cùng

B. Số lớp electron

C. Số hiệu nguyên tử

D. Số thứ tự của nguyên tố

Câu 5. Dựa vào bảng tuần hoàn, ta xác định được vị trí của nguyên tố Calcium là:

A. Chu kỳ 2, nhóm IVA

B. Chu kỳ 2, nhóm IIA

C. Chu kỳ 4, nhóm IIA

D. Chu kỳ 4, nhóm VIA

Câu 6. Biết vị trí của nguyên tố X như sau: chu kì 2, nhóm VIA. Số lớp electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X lần lượt là

A. 4 và 2

B. 2 và 6

C. 6 và 2

D. 2 và 4

Câu 7.  Biết cấu tạo của nguyên tử R có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 5 electron. Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học thì nguyên tố X là:

A. Chlorine

B. Phosphorus

C. Nitrogen

D. Oxygen

Câu 8. Dựa vào bảng tuần hoàn ta xác định được số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố Nitrogen lần lượt là:

A. 2 và 5 B. 5 và 2 C. 2 và 7 D. 7 và 2

Câu 9. 2 nguyên tử A nặng bằng 7 nguyên tử oxygen. Xác định nguyên tố A

A. Cu B. Ca C. Fe D. Ba

Câu 10. 5 nguyên tử oxygen được biểu diễn là:

A. 5O2 B. 5O C. O5 D. O5

Câu 11. Nguyên tố Sodium có cùng số lớp electron với nguyên tố nào sau đây

A. Calcium B. Magnesium C. Oxygen D. Potassium

Câu 12. Nguyên tố Magnesium có cùng số electron lớp ngoài cùng với nguyên tố nào sau đây:

A. Aluminium B. Carbon C. Nitrogen D. Calcium

Câu 13. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 2 electron. Vị trí của nguyên tố X là

A. Thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA

B. Thuộc chu kỳ 3, nhóm IIA

C. Thuộc chu kỳ 2, nhóm IIIA

D. Thuộc chu kỳ 2, nhóm VIA

Câu 14. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là Halogen

A. F, Cl, Br, I B. Mg, Ca, Sr, Ba
C. He, Ne, Ar, Kr D. Li, Na, K, Rb

Câu 15. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là phi kim

A. F, O, Ca, C B. Ca, N, Br, H
C. O, N, C, Br D. K, F, Ca, Mg

Câu 16. Dãy chất nào sau đây gồm các nguyên tố đều là kim loại

A. Ca, Ba, Na, N

B. Cl, Cu, Al, Fe

C. Cu, Ca, O, Fe

D. Cu, Ca, Fe, Na

Câu 17. Dãy chất nào sau đây gồm các nguyên tố đều là khí hiếm

A. Fe, Cl, Br, I

B. Mg, Ca, Sr, Ba

C. Li, Na, K, Rb

D. He, Ne, Ar, Kr

Câu 18. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 12, chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Điện tích hạt nhân là 12+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron

B. Điện tích hạt nhân là 12+, 1 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron

C. Điện tích hạt nhân là 12+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron

D. Điện tích hạt nhân là 12+, 2 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron

Câu 19. Tính chất của nguyên tố Bromine gần giống với tính chất của nguyên tố nào trong các nguyên tố sau:

A. Chlorine B. Magnesium C. Oxygen D. Potassium

Câu 20. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 82. Hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Số proton là:

A. 28 B. 29 C. 26 D. 30

Câu 21.Nguyên tử X có tổng số hạt là 58, trong đó số hạt proton là 19. Số electron lớp ngoài cùng của X là:

A. 2 B. 4 C. 3 D. 1

Câu 22. Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17. Số electron và số neutron của X lần lượt là:

A. 17 và 18 B. 18 và 19
C. 17 và 19 D. 18 và 17

Câu 23. Có các phát biểu sau về nguyên tử

a) Điện tích của hạt proton bằng điện tích hạt electron

b) Khối lượng hạt proton bằng khối lượng hạt electron

c) Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân

d) Khoảng không gian giữa vỏ nguyên tử và hạt nhân là một vùng trống rỗng

e) Trong cùng 1 nguyên tử luôn có hạt proton bằng số hạt electron

Số phát biểu sai là:

A. 3 B. 4 C. 2 D. 1

Câu 24. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Nguyên tố X đó là:

A. Chlorine B. Flourine C. Bromine D. Potassium

Câu 25. Trong một nguyên tử có số proton bằng 5, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là

A. 1, 8, 2. B. 2, 8, 1. C. 2, 3. D. 3, 2.

Câu 26. Hạt nhân một nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của một nguyên tử flourine xấp xỉ bằng

A. 9 amu B. 10 amu C. 19 amu D. 28 amu

Câu 27.  Một nguyên tử của nguyên tố hóa học X có tổng số hạt (proton, neutron, electron) là 46. Trong đó số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 14. R là

A. Chlorine B. Flourine C. Phosphorus D. Potassium

Câu 28. Lí do những nguyên tố hóa học của nhóm IA không tìm thấy trong tự nhiên:

A. Vì chúng là những kim loại không hoạt động.

B. Vì chúng là những kim loại hoạt động.

C. Vì chúng do con người tạo ra.

D. Vì chúng là kim loại kém hoạt động.

II. Tự luận (3 điểm)

Câu 29. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: nguyên tử; neutron; electron; proton; lớp vỏ electron; hạt nhân.

a) Thành phần chính tạo nên mọi vật chất được gọi là (1) …….. Nguyên tử được tạo nên từ (2) ……….và (3) ………….

b) (4) …………..nằm ở trung tâm nguyên tử. Hạt nhân được tạo bởi (5) …………. và (6) …………

c) Các hạt mang điện tích dương trong hạt nhân nguyên tử được gọi là (7) ………. và các hạt không mang điện tích được gọi là (8) ………….

d) (9) ………… chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử.

Câu 30. Tổng số hạt proton, neutron, electron của nguyên tố X là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định số p, n, e của X và vẽ sơ đồ cấu tạo của nguyên tử nguyên tố X.

C. Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 7

I. Trắc nghiệm khách quan (7 điểm)

1B 2D 3B 4A 5C 6D 7A
8A 9C 10B 11B 12D 13B 14A
15C 16D 17D 18A 19A 20C 21D
22A 23C 24B 25C 26A 27C 28B

II. Tự luận (3 điểm)

Câu 1. 

a) Thành phần chính tạo nên mọi vật chất được gọi là (1) nguyên tử. Nguyên tử được tạo nên từ (2) hạt nhân và (3) lớp vỏ electron.

b) (4) Hạt nhân nằm ở trung tâm nguyên tử. Hạt nhân được tạo bởi (5) proton và (6) neutron.

c) Các hạt mang điện tích dương trong hạt nhân nguyên tử được gọi là (7) proton và các hạt không mang điện tích được gọi là (8) neutron.

d) (9) Electron chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử.

Câu 2. 

Gọi số hạt proton = số hạt electron = p

Gọi số hạt notron = n

Ta có :

Tổng số hạt : 2p + n = 40

Hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 12 : 2p - n = 12

Suy ra p = 13 ; n = 14

Vậy có 13 hạt proton, 13 hạt electron và 14 hạt notron

Sơ đồ cấu tạo của nguyên tử X

--------------------------------------

Trên đây là phần nội dung Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 năm 2022- 2023 Sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu rất mong nhận được sự đóng góp trao đổi từ các quý thầy cô và bạn đọc.

-------------------------

Ngoài ra các em học sinh tham khảo thêm chuyên mục lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 3 bộ sách tại:

  • Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
  • Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức  
  • Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều

Đầy đủ các bài học SGK cũng như SBT. TimDapAnliên tục cập nhật lời giải sách mới cho các bạn cùng tham khảo.




Xem thêm