Đề thi học kì 2 Hóa học 10 có đáp án - Đề số 10
Đề thi Hóa học kì 2 lớp 10 năm 2020 - Đề số 10 được TimDapAnbiên soạn gửi tới các bạn là đề thi học kì 2 Hóa học 10 có đáp án kèm theo. Gồm 12 câu hỏi trắc nghiệm và 3 câu hỏi tự luận bám sát cấu trúc ôn tập Hóa học 10.
Câu hỏi được chia ở các mức độ khác nhau, giúp đánh đánh giá đúng năng lực học tập cũng như củng cố, luyện tập các câu hỏi, bài tập để chuẩn bị tốt cho kì thi.
- Đề thi Hóa học kì 2 lớp 10 năm 2020 - Đề số 7
- Đề thi Hóa học kì 2 lớp 10 năm 2020 - Đề số 8
- Đề thi Hóa học kì 2 lớp 10 năm 2020 - Đề số 9
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 MÔN HÓA HỌC LỚP 10 NĂM 2020
Bản quyền thuộc về TimDapAnnghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại
(Cho Fe = 56; Na = 23; Ca = 40; Mg = 24; Mn = 55; Cu = 64; Al = 27, Zn = 65, S = 32, O = 16; Cl = 35,5; Ag = 108; H = 1)
Phần 1. Trắc nghiệm
Câu 1. Số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh trong hợp chất là
A. 0, 2, 4, 6.
B. -2, 0, +4, +6.
C. 1, 3, 5, 7.
D. -2, +4, +6.
Câu 2. Dãy các axit halogenhidric được xếp theo chiều tăng dần tính axit là:
A. HI< HCl<HF <HBr
B. HF<HBr<HI<HCl
C. HI<HF<HCl<HBr
D. HF<HCl<HBr<HI
Câu 3. Oxi tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào dưới đây?
A. Mg, Cl2.
B. Al, N2.
C. Ca, F2.
D. Au, S.
Câu 4. Dãy gồm các chất đều tác dụng (trong điều kiện phản ứng thích hợp) với lưu huỳnh là
A. Hg, O2, HCl.
B. Pt, Cl2, KClO3.
C. Zn, O2, F2.
D. Na, Br2, H2SO4 loãng.
Câu 5. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai?
A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
B. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2.
C. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.
D. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.
Câu 6. Cho các mệnh đề sau:
(a) Các halogen đều có số oxi hóa dương trong một số hợp chất.
(b) Halogen đứng trước đẩy được halogen đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
(c) Các halogen đều tan được trong nước.
(d) Các halogen đều tác dụng được với hiđro.
Số mệnh đề không đúng sai là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 7. Dãy gồm tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2.
B. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3.
C. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn.
D. Zn(OH)2, CaCO3, CuS, Al, Fe2O3.
Câu 8. Khi tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hóa học tăng lên 3 lần. Vậy khi tăng nhiệt độ của phản ứng đó từ 25oC lên 65oC thì tốc độ phản ứng tăng:
A. 12 lần
B. 4 lần
C. 32 lần
D. 81 lần
Câu 9. Phản ứng nào dưới đây chứng tỏ HCl có tính khử?
A. HCl + NaOH → NaCl + H2O
B. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
C. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
D. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O
Câu 10. Phản ứng nào sau đây, H2S đóng vai trò chất khử?
A. 2H2S + 4Ag + O2 → 2Ag2S↓+ 2H2O.
B. H2S + Pb(NO3)2 →2HNO3 + PbS↓.
C. 2Na + 2H2S →2NaHS + H2.
D. 3H2S + 2KMnO4 → 2MnO2 ↓ + 2KOH + 3S↓ + 2H2O.
Câu 11. Thành phần chính của khí thải công nghiệp là SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất rẻ tiền nào để xử lí khí thải?
A. Ca(OH)2.
B. H2O.
C. H2SO4 loãng.
D. HCl.
Câu 12. Cho 0,448 lít khí SO2 ( ở đktc ) hấp thụ hết vào 250 ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối có khối lượng là
A. 2,82 gam
B. 2,64 gam
C. 2,52 gam
D. 2,32 gam
Phần 2. Tự luận
Câu 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
FeS2 → SO2 → S → H2S → SO2 → NaHSO3
Câu 2. Cho 24 gam lưu huỳnh tác dụng với 11,2 lít khí H2 (ở đktc) với hiệu suất phản ứng 80%. Sản phẩm sinh ra được dẫn vào 500ml dung dịch NaOH 1M được dung dịch A.
a) Viết PTHH các phản ứng xảy ra.
b) Tính nồng độ mol/l của các chất tan trong dung dịch A.
c) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
Câu 3. Cho m gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và còn lại 9,6 gam chất rắn không tan.
a) Tính m và khối lượng muối trong dung dịch Y.
b) Nếu hoà tan hoàn toàn m gam X ở trên trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Z. Tính V và tổng khối lượng muối có trong dung dịch Z.
Đáp án đề kiểm tra Hóa học kì 2 lớp 10 - Đề số 10
Phần 1. Trắc nghiệm
Phần 2. Tự luận
Câu 1.
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
SO2 + 2H2S → 2S + 2H2O
S + H2→ H2S
2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2
SO2 + NaOH → NaHSO3
Câu 2.
a) Các phương trình hóa học có thể có:
H2 + S → H2S (1)
H2S + NaOH → NaHS + H2O (2)
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O (3)
b) Ta có:
=> H = 80% được tính theo H2.
Ta có: n H2 p.ư = 0,5 x 0,8 = 0,4 mol.
Từ (1) nS p.ư = nH2S = nH2 p.ư = 0,4 mol.
nNaOH = 0,5 x 1 = 0,5 mol. Vậy tỉ lệ:
H2S tác dụng với dung dịch NaOH theo 2 phản ứng (2) và (3).
Đặt nNaHS = x mol; nNa2S = y mol
Ta có:
c) mMuối = 0,3.56 + 0,1.78 = 24,6 gam.
Câu 3.
a) nH2 = 8,96/22,4 = 0,4 mol.
Khi cho hỗn hợp Fe và Cu vào dd H2SO4 loãng, dư thì chỉ có Fe phản ứng, phần không tan là Cu. Vậy mCu = 9,6 gam => nCu = 0,15 mol
PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (1)
Theo phương trình (1), ta có: nFe = nFeSO4 = nH2 = 0,4 mol
=> mFe = 0,4.56 = 22,4 g
Vậy m = mFe + mCu = 22,4 + 9,6 = 32 gam và mFeSO4 = 0,4 . 152 = 60,8 gam
b) Khi cho hỗn hợp X tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thì cả Fe và Cu đều bị hoà tan, trong đó
Fe → Fe3+ ; Cu → Cu2+ và sản phẩm khử là SO2. Đặt số mol SO2 = x, ta có:
Fe → Fe3+ + 3e
0,4 0,4 1,2 (mol)
Cu → Cu2+ + 2e
0,15 0,15 0,3 (mol)
2x x mol
Áp dụng bảo toàn e
1,2 + 0,3 = 2x x = 0,75 mol => V = 0,75.22,4 = 16,8 lít.
TimDapAnđã giới thiệu Đề thi Hóa học kì 2 lớp 10 năm 2020 - Đề số 10 có đáp án. Đề thi chia thành 2 phần: phần một 12 câu hỏi trắc nghiệm, phần hai 3 câu tự luận nội dung câu hỏi là dạng bài tập câu hỏi lí thuyết, bài tập tính toán. Được chia thành từng cấp độ được đan xen trong bài, giúp các em có thể luyện tập thao tác tính toán, tự tin khi làm bài kiểm tra cuối kì 2.