Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì 2 Hóa 8 Có đáp án

Đề thi hóa 8 giữa học kì 2 năm học 2020 - 2021 Đề 3 được TimDapAnbiên soạn là đề kiểm tra giữa học kì 2 hóa 8, giúp đánh giá học lực của các bạn học sinh thông qua bài thi giữa kì, nội dung đề thi gồm 2 phần: 10 câu hỏi trắc nghiệm và 3 câu hỏi tự luận, đảm bảo đánh giá đúng các kĩ năng, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Mời các bạn tham khảo.

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 8

Bản quyền thuộc về TimDapAnnghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại

Đề số 3

Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1. Phần trăm khối lượng của Cu trong CuO là

A. 60% B. 70% C. 80% D. 50%

Câu 2. Khi cho dây sắt cháy trong bình kín đựng khí oxi. Hiện tượng xảy ra đối với phản ứng trên là:

A. Sắt cháy sáng, có ngọn lửa màu đỏ, không khói, tạo các hạt nhỏ nóng đỏ màu nâu.

B. Sắt cháy sáng, không có ngọn lửa, tạo khói trắng, sinh ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.

C. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.

D. Sắt cháy từ từ, sáng chói, có ngọn lửa, không có khói, tạo các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu

Câu 3. Để điều chế 1 lượng khí oxi thì sử dụng hóa chất nào dưới đây để khối lượng dùng nhỏ nhất?

A. H2O B. KMnO4 C. KNO3 D. KClO3

Câu 4. Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy

A. 4P + 5O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2P2O5

C. Fe(OH)3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Fe2O3 + 3H2O

C. CO + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CO2

D. 2Cu + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2CuO

Câu 5. Trong công nghiệp sản xuất khí oxi bằng cách

A. Chưng cất không khí

B. Lọc không khí

C. Hóa lỏng không khí, sau đó chiết lấy oxi 

D. Hóa lỏng không khí, sau đó cho không khí lỏng bay hơi

Câu 6. Công thức hóa học của sắt oxit, biết Fe (III) là:

A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeO D. Fe3O2

Câu 7. Cho biết ứng dụng nào dưới đây không phải của oxi?

A. Sử dụng trong đèn xì oxi - axetilen.

B. Cung cấp oxi cho bệnh nhân khó thở

C. Phá đá bằng hỗn hợp nổ có chứa oxi lỏng

D. Điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm

Câu 8. Sự cháy và sự oxi hóa chậm đều là quá trình

A. Oxi hóa có tỏa nhiệt phát sáng

B. Oxi hóa có tỏa nhiệt, không phát sáng

C. Oxi hóa có phát sáng

D. Oxi hóa có tỏa nhiệt

Câu 9. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. K2O B. CuO C. CO D. SO2

Câu 10. Chỉ ra các oxit bazơ: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O, P2O3

A. P2O5, CaO, CuO

B. CaO, CuO, BaO, Na2O

C. BaO, Na2O, P2O3

D. P2O5, CaO, P2O3

Phần 2. Tự luận (7 điểm) 

Câu 1. (2 điểm) Hoàn thành phương trình hóa học sau

1) MgCl2 + KOH → .... + KCl

2) FeO + HCl → ..... + H2O

3) Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O

4) P + O2 → .....

5) NO2 + O2 + H2O → HNO3

Câu 2. (2 điểm) Phân loại và gọi tên các oxit sau: P2O5, Fe2O3, CuO, NO2, CaO, SO3, SiO2

Câu 3: (3 điểm) Cho 13 gam Kẽm tác dụng vứi 24,5 gam H2SO4, sau phản ứng thu được muối ZnSO4, khí hidro (đktc) và chất còn dư

a) Viết phương trình phản ứng hóa học

b) Tính thể tích (đktc) khí hidro sinh ra.

c) Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng

---------------Hết---------------

..........................

Đáp án đề thi giữa học kì 2 hóa 8 - Đề 3

Phần 1. Trắc nghiệm 

1C 2C 3A 4A 5D
6A 7D 8D 9A 10B

Phần 2. Tự luận

Câu 1. 

1) MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl

2) FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

3) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

4) 4P + 5O2 → 2P2O5

5) 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

Câu 2.

Oxit axit: P2O5: Đi photpho pentaoxit, NO2: nito đioxit, SO3: lưu huỳnh trioxit, SiO2, Silic đioxit

Oxit bazo: Fe2O3: Sắt (III) oxit, CuO: Đồng oxit, CaO: Canxi oxit

Câu 3. 

Hướng dẫn giải 

a) Phương trình phản ứng hóa học:

Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

b) nZn = \frac{13}{65} = 0,2 mol 

nH2SO4 = \frac{24,5}{98} = 0,25 mol    

Phương trình phản ứng hóa học: Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

Theo phương trình:           1 mol   1 mol                1 mol     

Theo đầu bài:                0,2 mol  0,25 mol

Xét tỉ lệ: \frac{0,2}{1}<\frac{0,25}{1}    

Zn phản ứng hết, H2SO4 dư, phản ứng tính theo số mol Zn                       

Số mol của khí H2 phản ứng là: nZn = nH2 = 0,2 mol 

Thể tích khí H2 bằng: VH2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 lít

c) Chất còn lượng sau phản ứng là ZnSO4 và H2SO4

Số mol của ZnSO4 bằng: nZnSO4 = nZn = 0,2 mol 

Khối lượng của ZnSO4 bằng: mZnSO4 = 0,2 . 161 = 32,2 gam 

Số mol của H2SO4 dư = Số mol của H2SO4 ban đầu - Số mol của H2SO4 phản ứng = 0,25 - 0,2 = 0,05 mol 

Khối lương H2SO4 dư = 0,05 . 98 = 4,9 gam

...........................................

Trên đây TimDapAnđã gửi tới bạn đọc Đề thi hóa 8 giữa học kì 2 năm học 2020 - 2021 Đề 3, nội dung đề thi gồm 2 phần:Tự luận và trắc nghiệm. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm