Đề thi giữa kì 1 lớp 7 sách Cánh diều
- 1. Đề thi giữa kì 1 Toán 7
- 2. Đề thi giữa kì 1 Văn 7
- 3. Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 7
- 4. Đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 7 Giữa kì 1
- 5. Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 7
- 6. Đề thi giữa kì 1 GDCD 7
- 7. Đề kiểm tra giữa kì 1 Tin học 7
- 8. Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 Tải nhiều
Đề thi giữa kì 1 lớp 7 sách Cánh Diều năm 2023 - 2024 đầy đủ các môn học: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Tiếng Anh,..... Các đề thi được TimDapAntổng hợp để các em học sinh nắm được bố cục đề thi cho từng môn học sách mới. Các bạn có thể tải về để xem trọn Bộ đề thi, hoặc tải chi tiết từng đề theo các link sau:
Link tải đề thi chi tiết:
- Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều
- Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Văn - Đề 2
- Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Văn - Đề 3
- Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Văn Cánh diều
- Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Toán
- Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn GDCD
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Tiếng Anh
- Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Công nghệ
- Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Lịch sử và Địa lý
- Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Tin học
- Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh diều
1. Đề thi giữa kì 1 Toán 7
Đề số 1
I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Chọn chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Phân số biểu diễn số hữu tỉ -0,6 là:
A. B. C. D.
Câu 2: Kết quả của phép tính: là:
A. 3 B. -3 C. -2 D. -4
Câu 3: Giá trị của x trong biểu thức là:
A. B. C. 3 D. -3
Câu 4: Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu cạnh?
A. 4 B. 6 C. 8 D. 12
Câu 5: Thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thoi có 2 đường chéo 8 cm, 12 cm; chiều cao 20 cm là:
A. 96cm2 B. 96ccm2 C. 192cm2 D. 192cm2
Câu 6: Để dán kín các mặt của hình lập phương cạnh 8m cần diện tích giấy là bao nhiêu ?
A. 48m2 B. 64m2
C. 512m2 D. 384m2
II. TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM)
Câu 7: ( 1 điểm) Thực hiện phép tính (tính nhanh nếu có thể).
a)
b)
Câu 8: (1 điểm) Tìm x, biết:
a) b)
Câu 9: (1 điểm)
Vào dịp Tết Nguyên đán, bà Ngọc dự định gói 20 cái bánh chưng cho gia đình. Nguyên liệu làm bánh gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. Mỗi cái bánh chưng sau khi gói nặng 0,75 kg gồm 0,45 kg gạo; 0,125 kg đậu xanh, 0,04 kg lá dong, còn lại là thịt. Hỏi khối lượng thịt bà cần chuẩn bị để gói bánh là khoảng bao nhiêu?
Câu 10: (3,5 điểm)
Một bể nước có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 3 m. Lúc đầu bể không có nước. Sau khi đổ vào bể 120 thùng nước, mỗi thùng chứa 20 lít nước thì mực nước của bể dâng cao 0,8 m.
a) Tính chiều rộng của bể nước
b) Người ta đổ thêm 60 thùng nước thì đầy bể. Hỏi bể nước cao bao nhiêu mét?
2. Tính diện tích xung quanh và thể tích hình lăng trụ đứng trong hình 10.33.
Câu 11: (0,5 điểm)
Tìm số hữu tỉ x sao cho:
Đáp án đề thi Toán giữa kì 1 lớp 7 Cánh diều số 1
I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Câu 1: D |
Câu 2: C |
Câu 3: D |
Câu 4: D |
Câu 5: B |
Câu 6: D |
II. TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM)
Câu 7: ( 1 điểm) Thực hiện phép tính (tính nhanh nếu có thể).
a)
b)
Câu 8: (1 điểm) Tìm x, biết:
a)
Vậy
b)
Vậy x = 5
Câu 9: (1 điểm)
Khối lượng thịt trong 1 cái bánh chưng khoảng:
0,75 – (0,45 + 0,125 + 0,04) = 0,135 (kg)
Khối lượng thịt trong 20 cái bánh chưng khoảng:
0,135 . 20 = 2,7 (kg)
Vậy bà Ngọc cần chuẩn bị khoảng 2,7 kg thịt.
Câu 10: (3,5 điểm)
a) Thể tích 120 thùng nước là: 120 . 20=2400 (l) = 2,4 m3
Chiều rộng của bể nước là: 2,4 : (3.0,8) = 1 (m)
b) Thể tích 60 thùng nước là: 60 . 20 = 1200 (l) = 1,2 m3
Do người ta đổ thêm 60 thùng nước nữa thì đầy bể, nên thể tích của bể là: V = 2,4 + 1,2 = 3,6 (m3)
Chiều cao của bể là: 3,6 : (3.1) = 1,2 (m)
2.
Diện tích xung quanh hình lăng trụ đứng là :
Sxq = Cđấy . h = (6 + 10 + 8) .15 = 360 (m2 )
Diện tích một đáy của hình lăng trụ là :
S đấy = = 24 (m2 )
Thể tích của hình lăng trụ đứng là
V = Sđáy . h = 24.15 = 360 ( m3)
Câu 11: (0,5 điểm)
Vậy x = -2024
..................................
Đề số 2
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Môn: Toán 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm).
Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. NB. Số đối của là
Câu 2. TH. Cách biểu diễn số trên trục số nào dưới đây đúng.
Câu 3. NB. Số đối của ; ; lần lượt là
Câu 4. TH. Giá trị của biểu thức 25 . là
A. 1.
B. 8.
C. 92
D. 94
Câu 5. NB. Trong các cách viết sau, cách viết nào biểu diển số hữu tỉ?
Câu 6. NB. Các mặt bên của hình lăng trụ đứng ABCD.A'B'C'D' có mặt BB'C'C là
A. Các hình bình hành.
C. Các hình chữ nhật.
B. Các hình thang cân.
D. Các hình vuông.
Câu 7. NB. Hình lăng trụ đứng tam giác có số cạnh là
A. 8 .
B. 12
C. 9
D. 10
Câu 8. NB. Hình hộp chữ nhật có mặt là hình gì?
A. Hình vuông.
B. Hình chữ nhật.
C. Hình bình hành.
D. Hình thoi.
Câu 9. NB. Công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật với chiều dài là, chiều rộng là, chiều cao là (cùng đơn vị đo) là:
Còn tiếp.............
Xem toàn bộ đề và đáp án tại đây: Đề thi giữa kì 1 Toán 7 năm 2022 sách Cánh diều
2. Đề thi giữa kì 1 Văn 7
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
GIÁ TRỊ CỦA HÒN ĐÁ
Có một học trò hỏi thầy mình rằng:
- Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?
Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:
- Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.
Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:
- Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ.
Người thầy mỉm cười và nói:
- Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.
Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:
- Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.
Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:
- Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2. Chủ đề của văn bản trên là:
A. Giá trị cuộc sống
B. Lòng biết ơn
C. Đức tính trung thực
D. Lòng hiếu thảo
Câu 3. Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai?
A. Người học trò
B. Người kể chuyện
C. Hòn đá
D. Người thầy
Câu 4. Vì sao người thầy trong câu chuyện lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi hỏi giá mà lại không bán?
A. Để người học trò hiểu được giá trị to lớn của hòn đá.
B. Để người học trò biết được hòn đá là một viên ngọc quý, tuyệt đối không được bán.
C. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá thông qua cách định giá của những người hiểu và không hiểu về nó, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận về cuộc sống.
D. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá. Tuy bề ngoài xấu xí nhưng thực chất nó là một khối ngọc quý đáng giá cả một gia tài.
Câu 5. Những từ nào sau đây là từ láy bộ phận?
A. Xem xét, nhìn nhận, xấu xí
B. Than thở, xem xét, háo hức
C. Háo hức, xem xét, nhìn nhận
D. Xấu xí, than thở, háo hức
Câu 6. Chi tiết tiêu biểu trong văn bản trên là:
A. Hòn đá
B. Người học trò
C. Người thầy
D. Chủ tiệm đồ cổ
Câu 7. Cụm từ ngồi cả ngày trong câu văn: Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng là thành phần mở rộng câu bởi?
A. Trạng ngữ
B. Cụm danh từ
C. Cụm động từ
D. Cụm tính từ
Câu 8. Tác dụng của điệp từ bán, mua trong văn bản trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện công việc mà người học trò phải làm theo lời dặn của thầy, qua đó phê phán sự thiếu chủ động, thiếu tích cực trong cách sống, cách làm việc của cậu học trò.
B. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống.
C. Thể hiện sự thiếu chủ động, tích cực của người học trò trong học tập và cuộc sống.
D. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy, qua đó nhấn mạnh giá trị của hòn đá.
Câu 9. Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên là gì?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Em hãy trình bày ý kiến về việc thực hiện tốt 5K trong thời đại dịch Covid 19?
3. Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 7
Choose the word which has a different sound in the part underlined
1. A. collect |
B. concern |
C. concert |
D. combine |
2. A. wanted |
B. developed |
C. needed |
D. included |
3. A. missed |
B. washed |
C. hoped |
D. removed |
Put the verbs in brackets in the correct forms of tense
1. Where ………… your mother …………? (work)
2. James ………… usually ………… the trees. (not water)
3. Linda ………… shopping every week. (go)
4. I like strawberries and she ………… apples. (like)
5. They ………… breakfast together every morning. (have)
Choose the correct answer A, B, C or D
1. Kate is my best friend. She is ………… and ………… .
A. generous / sweet
B. jealous / easygoing
C. hardworking/ mean
D. beautiful / unreliable
2. TimDapAnis a(n) ………… boy. He can make friends easily and he gets on well with everybody.
A. unfriendly
B. punctual
C. easygoing
D. difficult
3. Hande always gets good marks because she is a ………… student.
A. lazy
B. blonde
C. clever
D. dark
4. A: …………………..?
B: He has got short straight hair and hazel eyes.
A. What does your uncle look like
B. Who do you look like
C. What does your niece look like
D. Have you got long hair
5. We need time to spend less time ……………… computer games
A. play
B. to play
C. playing
D. to playing
6. Do more exercise ……………. eat more fruit and vegetables.
A. but
B. or
C. and
D. so
Read the passage carefully, and decide whether the sentences are True or False
Our school has a model club. The members of the club try to make water rockets. The students taking part in the club love discovering new things and learning science subjects. A water rocket doesn't cost you much. You can use the things you have used such as empty bottles, old types of bicycles. The model has two main parts: the base and the rocket. The pump in the base is made up of water pipes and it can increase the pressure of water. The rocket made from empty bottles should have blades in its tail and a pointed head. These parts help the water go in the correct path as the membershave planned. When we use the pump to incease the pressure of water, the rocket will take off and fly into the air. Our school club has just won the first prize on making water rockets.
1. The members of the model club have a love of science.
2. You can use old things to make water rockets.
3. it is expensive. to make water rockets.
4. The high pressure of water can make the models fly.
5. We cannot control the water rockets at all.
Rewrite the sentences without changing its meaning
1. I still quite tired, but a lot more tired yesterday. (as … as)
I don’t ………………………………………………………….
2. This cake and that cake taste the same. (the same)
….……………………………………………………………….
3. American English and British English are slightly different. (different from)
….……………………………………………………………….
4. Đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 7 Giữa kì 1
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Các chủng tộc nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân cư châu Á?
A. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it.
B. Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it.
C. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.
D. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it.
Câu 2. Ở giữa của Nam Á là miền địa hình nào sau đây?
A. Dãy Gác Đông, Gác Tây.
B. Sơn nguyên Đê-can.
C. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a.
D. Đồng bằng Ấn - Hằng.
Câu 3. Nam Á có các kiểu cảnh quan nào sau đây?
A. Rừng nhiệt đới ẩm, rừng thưa, xavan, cây bụi và cảnh quan núi cao.
B. Rừng nhiệt đới ẩm, rừng lá kim, xavan, cây bụi và cảnh quan núi cao.
C. Rừng cận nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, địa y, cảnh quan núi cao.
D. Rừng rừng lá rộng, xavan, hoang mạc, rừng thưa, cảnh quan núi cao.
Câu 4. Châu Phi có diện tích khoảng
A. 20 triệu km2.
B. 25 triệu km2.
C. 27 triệu km2.
D. 30 triệu km2.
Câu 5. Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở
A. vùng rừng rậm xích đạo.
B. hoang mạc Xa-ha-ra.
C. hoang mạc Ca-la-ha-ri.
D. phân cực Nam châu Phi.
Câu 6. Cà phê được trồng nhiều ở các nước
A. phía Tây và phía Đông châu Phi.
B. phía Tây và phía Nam châu Phi.
C. phía Nam và phía Đông châu Phi.
D. phía Nam và phía Bắc châu Phi.
Câu 7. Các tôn giáo nào sau đây ra đời ở khu vực Tây Nam Á?
A. Phật giáo và Ki-tô giáo.
B. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
C. Ki-tô giáo và Hồi giáo.
D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Câu 8. Dạng địa hình chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á là
A. đồng bằng châu thổ.
B. bán bình nguyên.
C. sơn nguyên, bồn địa.
D. núi và cao nguyên.
Câu 9. Châu Phi không có khí hậu nào sau đây?
A. Cận nhiệt.
B. Nhiệt đới.
C. Xích đạo.
D. Cận cực.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư châu Phi?
A. Hầu hết sống ở thành thị.
B. Đa số sống ở nông thôn.
C. Phân bố đều khắp nơi.
D. Tập trung ở sơn nguyên.
Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng về dân cư - xã hội ở châu Á?
A. Nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn.
B. Thành phần chủng tộc khá đa dạng.
C. Dân số đứng thứ hai trên thế giới.
D. Cái nôi nhiều nền văn minh lâu đời.
Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng về đường bờ biển ở châu Phi?
A. Nhiều vịnh biển, đảo và bán đảo; bờ biển dài, nhiều cửa sông.
B. Đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển và bán đảo.
C. Đường bờ biển có ít các vịnh biển lớn, đảo và nhiều quần đảo.
D. Bị cắt xẻ mạnh, có ít các vịnh biển và bán đảo; nhiều cửa biển.
II. Tự luận (2,0 điểm).
Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á.
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Các cuộc phát kiến địa lí đã có tác động như thế nào đến chế độ phong kiến ở châu Âu?
A. Thúc đẩy quá trình hình thành của chế độ phong kiến.
B. Đẩy nhanh quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến.
C. Là dấu mốc đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến ở châu Âu.
D. Đánh dấu chế độ phong kiến ở châu Âu bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.
Câu 2. Cuộc phát kiến địa lí nào đã kết nối tất cả các châu lục lại với nhau?
A. Phát kiến của B. Đi-a-xơ.
B. Phát kiến của Va-xcô đơ Ga-ma.
C. Phát kiến của C. Cô-lôm-bô.
D. Phát kiến của Ph. Ma-gien-lăng.
Câu 3. Mục đích chính của giai cấp tư sản Tây Âu khi khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng là để
A. khôi phục tinh hoa văn hóa của Hi Lạp, Rôma cổ đại.
B. lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền dân chủ tư sản.
C. cải biến Ki-tô giáo cho phù hợp với đặc điểm giai cấp mình.
D. xây dựng nền văn hóa mới của mình, chống lại quan điểm Ki-tô giáo.
Câu 4. Cải cách tôn giáo đã làm Thiên Chúa giáo phân chia thành 2 giáo phái là
A. Cựu giáo và Tân giáo.
B. phái ôn hòa và phái cấp tiến.
C. phái bảo thủ và phái Cộng hòa.
D. phái cải cách và phái bạo động.
Câu 5. Giai cấp vô sản không được hình thành từ lực lượng nào dưới đây?
A. Nông dân bị mất ruộng đất.
B. Thợ thủ công bị phá sản.
C. Nô lệ bị bắt, bị bán.
D. Quý tộc và thương nhân.
Câu 6. Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc dưới thời Đường được phát triển mạnh mẽ nhờ thực hiện chính sách nào sau đây?
A. Khai thông “con đường Tơ lụa”.
B. Đem quân chiếm Nội Mông.
C. Áp dụng chế độ quân điền.
D. Củng cố việc cai trị ở các châu, phủ.
Câu 7. Một trong “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc thời phong kiến là
A. Tiểu thuyết “Tay du kí”.
B. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.
C. Vở kịch “Tây Sương Kí”.
D. Vở kịch “Đậu Nga oan”.
Câu 8. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến?
A. Kĩ thuật làm giấy.
B. Kĩ thuật in.
C. La Bàn.
D. Bê tông.
Câu 9. Người sáng lập ra Vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ là
A. A-cơ-ba.
B. A-sô-ca.
C. San-đra Gúp-ta I.
D. Mi-bi-ra-cu-la.
Câu 10. Hai tác phẩm bất hủ: khúc bi ca “Sứ mây” và vở kịch “Sơ-cun-nơ-la” là của tác giả nào?
A. Ca-li-đa-xa.
B. San-đra Gup-ta I.
C. A-cơ-ba.
D. Xít-đác-ta Gô-ta-ma.
Câu 11. Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Đông Nam Á thời phong kiến?
A. Hoàng thành Thăng Long.
B. Đền tháp Pa-gan.
C. Đại bảo tháp San-chi.
D. Chùa Suê-đa-gon.
Câu 12. Vương quốc Lan Xang là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
A. Cam-pu-chia.
B. Lào.
C. Phi-lip-pin.
D. Mi-an-ma.
II. Tự luận (2,0 điểm):
a. Em hãy phân tích vai trò của thành thị đối với sự phát triển của Tây Âu thời trung đại.
b. Liên hệ và kể tên một số trường đại học ở châu Âu hiện nay được ra đời từ thời trung đại.
5. Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 7
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Theo mục đích sử dụng, cây trồng chia làm mấy nhóm chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2. Theo thời gian sinh trưởng, cây trồng được chia làm mấy nhóm chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3. Theo mục đích sử dụng, cây trồng có:
A. Cây lương thực
B. Cây hàng năm
C. Cây lâu năm
D. Cả B và C đều đúng
Câu 4. Cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây ăn quả?
A. Cây lúa
B. Cây chè
C. Cây xoài
D. Cây ngô
Câu 5. Có phương thức trồng trọt phổ biến nào?
A. Trồng ngoài trời
B. Trồng trong nhà có mái che
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 6. Thế nào là trồng trọt trong nhà có mái che?
A. Phương thức trồng trọt mà tất cả các bước đều thực hiện ngoài trời
B. Phương thức trồng trọt mà các bước thực hiện trong nhà kính, nhà nưới, nhà màn.
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 7. Theo em, trồng trọt trong nhà có mái che giúp kiểm soát yếu tố nào?
A. Khí hậu
B. Đất đai
C. Sâu bệnh
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Nghề trồng trọt:
A. Cải tiến và phát triển giống cây mới năng suất cao, chất lượng tốt.
B. Tham gia sản xuất và quản lí các cây trồng khác nhau ở nông hộ hoặc trang trại.
C. Đưa ra dự báo về sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn.
D. Đưa ra những hướng dẫn kĩ thuật cho người sản xuất
Câu 9. Nghề khuyến nông:
A. Cải tiến và phát triển giống cây mới năng suất cao, chất lượng tốt.
B. Tham gia sản xuất và quản lí các cây trồng khác nhau ở nông hộ hoặc trang trại.
C. Đưa ra dự báo về sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn.
D. Đưa ra những hướng dẫn kĩ thuật cho người sản xuất
Câu 10. Người làm nghề khuyến nông giúp người sản xuất:
A. Tăng năng suất
B. Nâng cao chất lượng cây trồng
C. Nâng cao hiệu quả kinh tế
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11. Hình ảnh nào sau đây thể hiện phương thức trồng trọt trong nhà có mái che?
Câu 12. Hình ảnh nào sau đây thể hiện phương thức trồng trọt ngoài trời?
Câu 13. Bước 1 của quy trình trồng trọt là:
A. Làm đất, bón lót
B. Gieo trồng
C. Chăm sóc
D. Thu hoạch
Câu 14. Bước 3 của quy trình trồng trọt là:
A. Làm đất, bón lót
B. Gieo trồng
C. Chăm sóc
D. Thu hoạch
Câu 15. Tỉa, dặm cây thuộc bước nào của quy trình trồng trọt?
A. Làm đất, bón lót
B. Gieo trồng
C. Chăm sóc
D. Thu hoạch
Câu 16. Công việc của làm đất là?
A. Cày đất
B. Bừa và đập đất
C. Lên luống
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 17. Trong năm có mấy vụ gieo trồng chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 18. Có phương thức gieo trồng nào?
A. Gieo hạt
B. Trồng bằng rau, củ
C. Trồng bằng cây con
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 19. Có mấy hình thức bón phân?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 20. Đây là hình thức bón phân nào?
A. Bón vãi
B. Bón theo hốc
C. Bón theo hàng
D. Bón phun qua lá
Câu 21. Đây là hình thức bón phân nào?
A. Bón vãi
B. Bón theo hốc
C. Bón theo hàng
D. Bón phun qua lá
Câu 22. Phương pháp tưới rãnh:
A. Cho nước chảy tràn trên mặt ruộng
B. Cho nước chảy vào rãnh
C. Nước được phun thành hạt nhỏ bằng hệ thống vòi tưới phun
D. Hệ thống ống dẫn nước có đục lỗ, nước trong ống đi qua lỗ nhỏ thấm vào rễ.
Câu 23. Phương pháp tưới nhỏ giọt:
A. Cho nước chảy tràn trên mặt ruộng
B. Cho nước chảy vào rãnh
C. Nước được phun thành hạt nhỏ bằng hệ thống vòi tưới phun
D. Hệ thống ống dẫn nước có đục lỗ, nước trong ống đi qua lỗ nhỏ thấm vào rễ.
Câu 24. Đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ mấy nguyên tắc?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm). Vì sao làm đất trước khi gieo trồng lại có lợi cho cây trồng?
Câu 2 (2 điểm). Nêu quy trình giâm cành đối với cây hoa trong vườn nhà em?
6. Đề thi giữa kì 1 GDCD 7
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. “Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Phong tục tập quán.
B. Truyền thống quê hương.
C. Thuần phong, mĩ tục.
D. Bản sắc văn hóa.
Câu 2. Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?
A. Yêu nước; tương thân, tương ái; hiếu học.
B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất, kiên cường.
C. Cần cù lao động; ích kỉ; đoàn kết chống ngoại xâm.
D. Hiếu học; lười biếng; vị tha; bao dung.
Câu 3. Làm gốm là nét đẹp nghề truyền thống của cư dân ở địa phương nào dưới đây?
A. Làng Bát Tràng (Hà Nội).
B. Làng Non Nước (Đà Nẵng).
C. Làng Vòng (Hà Nội).
D. Làng Nga Sơn (Thanh Hóa).
Câu 4. Hát Dân ca Quan họ là nét đẹp truyền thống của cư dân ở địa phương nào sau đây?
A. Thừa Thiên Huế.
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Bắc Ninh, Bắc Giang.
D. Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Câu 5. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về truyền thống tôn sư trọng đạo?
A. Lá lành đùm lá rách.
B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
C. Giấy rách phải giữ lấy lề.
D. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
Câu 6. Truyền thống tốt đẹp nào được phản ánh trong câu ca dao dưới đây?
“Ai về, tôi gửi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy,
Ai về, tôi gửi đôi giày
Phòng khi mưa gió để thầy, mẹ đi”.
A. Hiếu thảo.
B. Hiếu học.
C. Chăm chỉ.
D. Yêu nước.
Câu 7. Hành động: mở các “cây ATM gạo”, “cây ATM khẩu trang”,… để giúp đỡ người dân gặp khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 được xuất phát từ truyền thống nào dưới đây?
A. Cần cù lao động.
B. Tôn sư trọng đạo.
C. Tương thân, tương ái.
D. Dũng cảm, kiên cường.
Câu 8. Anh P sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm truyền thống của quê hương, sau nhiều năm, sản phẩm gốm sứ từ cơ sở sản xuất của anh P đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân trong vùng.
Trường hợp này cho thấy: anh P là người như thế nào?
A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
B. Chưa có tầm nhìn xa trong việc sản xuất, kinh doanh.
C. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
D. Không biết bắt kịp xu thế phát triển kinh tế trong thời đại mới.
Câu 9. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm dưới đây: “…….. là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
A. Di sản văn hóa.
B. Thuần phong, mĩ tục.
C. Truyền thống dân tộc.
D. Phong tuch, tập quán.
Câu 10. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và
A. di sản văn hóa vật chất.
B. di sản văn hóa phi vật thể.
C. danh lam thắng cảnh.
D. di tích lịch sử - văn hóa.
Câu 11. Di sản văn hóa phi vật thể không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Di vật, bảo vật quốc gia.
B. Làn điệu dân ca truyền thống.
C. Trò chơi dân gian.
D. Lễ hội truyền thống.
Câu 12. Di sản nào dưới đây là di sản văn hóa vật thể?
A. Nhã nhạc cung đình Huế.
B. Dân ca Quan họ.
C. Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
D. Nghi lễ và trò chơi kéo co.
Câu 13. Nhận định nào dưới đâyy không đúng về di sản văn hóa?
A. Chỉ những sản phẩm vật chất mới đượcu coi là di sản văn hóa.
B. Di sản văn hóa là tài sản và niềm tự hào của toàn dân tộc.
C. Di sản văn hóa gồm: di sản vật thể và di sản phi vật thể.
D. Góp phần phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc.
Câu 14. Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, các tổ chức, cá nhân có quyền nào sau đây?
A. Chiếm đoạt và sử dụng trái phép các bảo vật quốc gia.
B. Vận chuyển trái phép bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
C. Tham quan, nghiên cứu về di sản văn hóa.
D. Phá hoại các di sản văn hóa.
Câu 15. Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?
A. Ông P tuyên truyền sai lệch về di sản văn hóa của địa phương.
B. Nghệ nhân C truyền bá làn điệu dân ca quan họ cho thế hệ trẻ.
C. Anh K tổ chức vận chuyển trái phép cổ vật ra nước ngoài.
D. Bạn X có hành vi xả rác bừa bãi ra khu di tích lịch sử - văn hóa.
Câu 16. Trong quá trình đào móng để lầm lại nhà, ông K đã phát hiện ra một số chén đĩa, bình hoa bằng gốm sứ có hoa văn đẹp mắt. Hoa văn và màu men gốm trên số chén đĩa, bình hoa đó mang nét đặc trưng của gốm hoa nâu thời Trần. Chuyện ông K đào được cổ vật truyền ra ngoài, có nhiều người tới hỏi mua và trả giá cao.
Trong trường hợp trên, theo em, ông K nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Tổ chức đấu giá để bán số cổ vật vừa tìm được.
B. Cất giữ số cổ vật đó và coi đó là “bảo vật gia truyền”.
C. Cất giữ một nửa, còn một nửa thì nộp lại cho chính quyền địa phương.
D. Nhanh chóng báo cáo và giao nộp toàn bộ cổ vật cho cơ quan chức năng.
Câu 17. Quan tâm được hiểu là
A. thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.
B. đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được cảm xúc của họ.
C. sự cho đi hoặc giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.
D. tôn trọng và tin tưởng mọi người xung quanh.
Câu 18. Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để
A. chiếm được lòng tin của người đó.
B. nhận được sự yêu mến của người đó.
C. hiểu được cảm xúc của người đó.
D. trêu chọc, mỉa mai người đó.
Câu 19. “Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Chia sẻ.
C. Cảm thông.
D. Thấu hiểu.
Câu 20. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Mỉa mai.
B. Trêu chọc.
C. Lợi dụng.
D. Động viên, an ủi.
Câu 21. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sự sẻ chia?
A. Chia ngọt, sẻ bùi.
B. Tích tiểu thành đại.
C. Năng nhặt, chặt bị.
D. Ở hiền gặp lành.
Câu 22. Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là người thường xuyên
A. đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu.
B. động viên, an ủi khi người khác gặp khó khăn.
C. bất chấp mọi việc để đạt được mục đích cá nhân.
D. trêu ghẹo, gây gổ, đánh nhau với người khác.
Câu 23. A và N là bạn cùng lớp và ở gần nhà nhau. N bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Hết giờ học, A sang nhà, đưa vở của mình cho N chép và giải thích những chỗ khó hiểu để N có thể theo kịp bào học trên lớp. H là bạn cùng lớp, thấy vậy, nên đã trách A làm thế là không đúng vì việc học là nhiệm vụ của học sinh, N phải tự tìm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Bạn H.
B. Bạn A.
C. Bạn H và N.
D. Bạn A và H.
Câu 24. Để rèn luyện đức tính cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác, mỗi chúng ta nên có biểu hiện nào sau đây?
A. Không chơi với những bạn học kém.
B. Làm ngơ khi thấy người bị tai nạn giao thông.
C. Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn.
D. Quan tâm người khác khi bản thân thấy có lợi.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ di sản văn hóa?
Câu 2 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng, quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác không còn phù hợp trong xã hội hiện đại sử dụng trí tuệ nhân tạo.
Em nhận xét thế nào về ý kiến trên?
7. Đề kiểm tra giữa kì 1 Tin học 7
Phần I: (3 điểm) Phần trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào một phương án trả lời phù hợp nhất (a, b, c hoặc d)
Câu 1: Bộ phận nào dưới đây là thiết bị vào - ra cơ bản cho máy tính?
a. Bộ xử lí trung tâm (CPU)
b. Bộ nhớ trong (RAM)
b. Bàn phím, Chuột máy tính, màn hình
d. Ổ đĩa cứng.
Câu 2: Bộ phận, thiết bị nào dưới đây vừa là thiết bị đầu vào, vừa là thiết bị đầu ra cho máy tính?
a. Màn hình cảm ứng.
b. Webcam.
c. Máy chiếu
d. Đầu đọc mã vạch
Câu 3: Trong các việc dưới đây, việc nào không do phần mềm ứng dụng thực hiện?
a. Hiển thị trang web.
b. Phát tệp bài hát.
c. Gửi email.
d. Hiển thị nội dung thư mục
Câu 4: Trong các việc dưới đây, việc nào không thuộc chức năng của hệ điều hành?
a. Kiểm soát đăng nhập của người dùng máy tính.
b. Kiểm soát hoạt động nháy chuột, gõ bàn phím hoặc chạm, vuốt ngón tay trên màn hình cảm ứng.
c. Quản lí hệ thống tệp
d. Trình diễn video clip
Câu 5: Website nào sau đây là mạng xã hội?
a. https://dantri.vn
b. https://zalo.me
c. https://mail.yahoo.com
d. https://thethao247.vn
Câu 6: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
a. Mạng xã hội là một website.
b. Có thể xóa bài đăng trên trang cá nhân của bạn bè mà mình muốn.
c. Người dùng không thể đưa thông tin lên mạng xã hội.
d. Số lượng người tham gia kết bạn trên mạng xã hội được giới hạn dưới 10 người.
Câu 7: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
a. Mạng xã hội được dùng để gửi thư điện tử cho bạn bè.
b. Có thể trò chuyện với bạn bè trên mạng xã hội qua gửi tin nhắn, thực hiện cuộc gọi trực tiếp như gọi điện thoại, gọi video.
c. Dùng mạng xã hội chỉ có thể nói chuyện trực tiếp giữa hai người, không thể nói chuyện trực tiếp giữa nhiều người.
d. Thông tin chia sẻ lên mạng xã hội có thể là văn bản.
Câu 8: Em nên chia sẻ những thông tin nào sau đây cho bạn bè trên mạng xã hội?
a. Thông tin đang được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội và chưa được xác thực.
b. Các nguồn tài liệu tham khảo và thông tin hữu ích về các môn học.
c. Thông tin đời tư về những người bạn thân của em.
d. Thông tin có nội dung đe dọa, tống tiền người khác lên mạng xã hội.
Câu 9: Theo em, cách sử dụng mạng xã hội nào sau đây là không an toàn và văn minh?
a. Kiểm chứng thông tin cẩn thận trước khi chia sẻ lên mạng xã hội.
b. Chỉ kết bạn với những người quen biết trong đời thực.
c. Đưa tất cả thông tin cá nhân công khai với mọi người trê mạng xã hội.
d. Không đưa ra những bình luận tiêu cực, xuc phạm người khác trên mạng xã hội.
Câu 10: Mật khẩu nào sau đây có tính bảo mật cao nhất?
a. 1234567.
b. AnMinhKhoa.
c. matkhau.
d. 2nM1nhKh0a@.
Câu 11: Phần mềm nào sau đây không phải là hệ điều hành
a. Windows 7.
b. Windows 10.
c. WindowExplorer.
d. Window phone.
Câu 12: Đâu là chương trình máy tính giúp em quản lí tệp và thư mục.
a. Internet Explore.
b. Help.
c. Microsoft Windows.
d. File Explorer.
Phần II: (7 điểm): Phần tự luận
Câu 13. (1 điểm) Em hãy nêu những lợi ích của mạng xã hội?
Câu 14: (2 điểm) Vì sao nói ổ đĩa cứng không phải là thiết bị ngoại vi mặc dù nó có chức năng vào - ra?
Câu 15: (1 điểm) Hãy cho biết tại sao:
a. Màn hình máy tính hay điện thoại thông minh tự động tắt (tối đi) nếu sau một lúc không có thao tác sử dụng.
b. Nếu rời máy tính hay điện thoại thông minh một lúc lâu thì có thể phải đăng nhập lại mới tiếp tục sử dụng được.
Câu 16: (2 điểm) Vận dụng kiến thức đã học em hãy cho biết.
a. Để thay đổi ảnh bìa và ảnh đại diện cho hồ sơ cá nhân trên Facebook, em làm thế nào?
b.Em hãy nêu cách tạo một nhóm trên Messenger của Facebook để thảo luận về bài tập một nhóm của một môn học.
Câu 17: (1 điểm) Đang sử dụng máy tính xách tay thì tấm chạm thay chuột bất ngờ bị hỏng, em hãy nêu những cách khắc phục để có thể tiếp tục sử dụng hoàn thành công việc.
8. Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều
Phần I: Trắc nghiệm( 4đ)
Câu 1 :“Trên cơ sở các sổ liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dựbáo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại. |
C. Kĩ năng dự báo |
B. Kĩ năng liên kết tri thức.
|
D. Kĩ năng đo. |
Câu 2 : Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt |
C. Kĩ năng dự báo |
B. Kĩ năng quan sát; |
D. Kĩ năng đo đạc |
Câu 3: Trong Hình 1.1, ban đầu bình a chứa nước, bình b chứa một vật rắn không thấm nước. Khi đổ hết nước từ bình a sang bình b thì
mức nước trong bình b được vẽ trong hình. Thể tích của vật rắn là:
A. 33 ml. B. 73 ml. C. 32,5 ml. D. 35,2 ml |
Câu 4: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. electron và neutron |
C. neutron và electron. |
B. proton và neutron. |
D. electron, proton và neutron |
Câu 5: Khối lượng nguyên tử bằng
A. tổng khối lượng các hạt proton, neutron và electron.
B. tổng khối lượng các hạt proton, neutron trong hạt nhân.
C. tổng khối lượng các hạt mang điện là proton và electron
D. tổng khối lượng neutron và electron.
Câu 6 : Cho các nguyên tố hóa học sau: hydrogen, magnesium, oxygen, potassium, silicon. Số nguyên tố có kí hiệu hóa học gồm 1 chữ cái là
A. 2. | B. 3. | C. 4. | D. 1. |
Câu 7. Hiện nay, có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?
A. 5 |
C. 8 |
B. 7 |
D. 9 |
Câu 8. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp
theo thứ tự tăng dần của
A. Khối lượng |
C. tỉ trọng |
B. Số proton |
D. Số neutron |
Câu 9: Trong ô nguyên tố sau, con số 23 cho biết điều gì?
A. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó B. Chu kì của nó C. Số nguyên tử của nguyên tố D. Số thứ tự của nguyên tố. |
Câu 10. Tên gọi của các cột trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là gì?
A. Chu kì |
C. Loại |
B. Nhóm |
D. Họ |
Câu 11 . Phần lớn các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn là
A. Kim loại |
C. Khí hiếm |
B. Phi kim |
D. Chất khí |
Câu 12. Đơn chất là gì?
A. được tạo nên từ một nguyên tố hóa học
B. được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học.
C. được tạo nên từ ban guyên tố hóa học
D. được tạo nên từ nhiều nguyên tố hóa học.
Câu 13. Hợp chất là gì?
A. Hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Hợp chất gồm hai loại lớn là hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.
B. được tạo nên từ một nguyên tố hóa học
C. được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học.
D. được tạo nên từ ba nguyên tố hóa học.
Câu 14. Chọn câu đúng:
A. Đơn chất và hợp chất giống nhau
C. Hợp chất là những chất tạo nên chỉ duy nhất với 2 nguyên tố hóa học.
B. Đơn chất là những chất cấu tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học
D. Có duy nhất một loại hợp chất.
Câu 15. Trong số các chất dưới đây, thuộc loại hợp chất có:
A. Khí hidro. |
C. Photpho. |
B. Nhôm. |
D. Đá vôi. |
Câu 16 . Liên kết cộng hóa trị được hình thành do
A. lực hút tĩnh điện yếu giữa các nguyên tử. |
C. các đám mây electron |
B. các cặp electron dùng chung |
D. các electron hoá trị. |
Phần II: Tự luận( 6đ)
Câu 17
a) Cho sơ đồ một số nguyên tử sau:
Hãy chỉ ra: Số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.
b) Hãy điền kí hiệu hóa học của các nguyên tố hóa học sau:
Tên nguyên tố |
Kí hiệu hoá học của nguyên tố |
Calcium |
|
Carbon |
|
Oxygen |
|
Nitrogen |
|
Câu 18. Trong tự nhiên có hai loại nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hoá học là Ne (Z = 10). Một loại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 20 amu và loại còn lại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 22 amu. Hãy giải thích vì sao hai loại nguyên tử đó đều thuộc cùng một nguyên tố hoá học Ne?
Câu 19.
a) Kí hiệu của nguyên tố hóa học là gì?
b) Cho các nguyên tố hoá học sau: H, Mg, B, Na, S, O, P, Ne, He, Al.
- Những nguyên tố nào thuộc cùng một nhóm?
- Những nguyên tố nào là kim loại? Phi kim? Khí hiếm?
Câu 20.
a) Lấy 1 ví dụ về đơn chất và hợp chất
b) Phân tử 1 hợp chất gồm 1 nguyên tử B, 4 nguyên tử H và nặng bằng nguyên tử oxi.Tìm nguyên tử khối của B, cho biết tên và kí hiệu của B?
Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 Tải nhiều
- Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 năm 2023 - 2024 đầy đủ các môn
- Bộ đề thi giữa kì 1 Toán 7 có đáp án năm học 2023 - 2024 Sách mới
- Bộ đề thi giữa kì 1 Toán 7 Cánh diều năm học 2023 - 2024 có đáp án
- Bộ đề thi giữa kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo có đáp án
- Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Văn năm học 2023 - 2024 Sách mới
- Bộ 7 đề thi tiếng Anh lớp 7 giữa học kì 1 có đáp án năm 2023 - 2024
- Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 - Tất cả các môn
- Đề thi giữa kì 1 lớp 7 Cánh Diều năm 2023 - 2024 - Tất cả các môn
- Đề thi giữa kì 1 lớp 7 Kết nối tri thức năm học 2023 - 2024 - Tất cả các môn
- Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử và Địa lí năm học 2023 - 2024
- Top 3 đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Lịch sử và Địa lí năm học 2023 - 2024
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Tin học năm học 2023 - 2024 sách mới
...........................
Để luyện thêm các đề thi khác, mời các bạn vào chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 7 trên TimDapAnnhé. Chúc các em đạt điểm cao trong bài thi sắp tới của mình.