Để chuẩn bị cho kì thi giữa kì 1 lớp 7 môn Lịch sử, các bạn không thể bỏ qua Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử năm học 2021 - 2022 có đáp án do TimDapAntổng hợp và đăng tải sau đây. Bộ đề thi Sử 7 bao gồm 4 đề khác nhau có đáp án cho các em tham khảo, ôn luyện trước kỳ thi, chuẩn bị cho bài thi chính thức sắp tới đạt kết quả cao. Đây còn là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.

Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Sử số 1

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La từ năm nào?

A. 1008

B. 1009

C. 1010

D. 1011

Câu 2: Người có vai trò to lớn trong quá trình đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua là ?

A. Lê Long Việt

B. Vạn Hạnh

C. Lý Khánh Văn

D. Lê Long Đĩnh

Câu 3: Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước thành?

A. Đại Việt

B. Đại Cồ Việt

C. Đại Ngu

D. Đại Nam

Câu 4: Bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta xuất hiện ở thời đại nào?

A. Nhà Tiền Lê

B. Nhà Trần

C. Nhà Lý

D. Nhà Hồ

Câu 5: Đâu là một trong những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?

A. Thực hiện “vườn không nhà trống” tại Thăng Long

B. Chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa

C. Đánh vào đoàn thuyền lương của địch

D. Rút quân để bảo toàn lực lượng.

Câu 6: Nguyên nhân thắng lợi nào là quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của dân tộc ta?

A. Tinh thần yêu nước, sự đoàn kết toàn dân

B. Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của quân và dân ta

C. Có chiến lược chiến thuật độc đáo, sáng tạo

D. Có sự lãnh đạo tài tình của các tướng chỉ huy.

Câu 7: Điền Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào bài làm cho các nhận định sau:

1. Năm 1054, vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô về Hoa Lư.

2. Luật pháp nhà Lý bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp và quyền tư hữu tài sản.

3. Cấm quân nhà Lý được tuyển chọn từ những thanh niên, trai tráng trong cả nước.

4. Gả công chúa cho các tù trưởng miền núi là chính sách của triều Lý.

A. 1- S; 2- Đ, 3- Đ, 4- Đ

B. 1- S, 2- S, 3- Đ, 4- Đ

C. 1- Đ, 2- S; 3-S, 4- Đ

D. 1- Đ, 2- Đ, 3- S, 4- S

Câu 8: Hãy nối cột A với cột B sao cho đúng:

Cột A

Cột B

1. Năm 1075-1077

a. Chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 2

2. Năm 1258

b. Chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 3

3. Năm 1285

c. Chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 1

4. Năm 1287-1288

d. Chống quân xâm lược Tống lần 2

A. 1- a, 2-c,3-d, 4-a

B. 1- d, 2-c, 3-b, 4-a

C. 1-d, 2-c, 3-a, 4-b

D. 1- c, 2-a, 3-d, 4-a

Câu 9: Hãy điền vào dấu chấm:

Theo Lý Thường Kiệt “ Ngồi yên …….(1)….. không bằng đem quân …..(2)…… để chặn …..(3)…… của giặc”. Đây được coi là cuộc tấn công để ….(4)…. chứ không phải …(5)……Sau khi hoàn thành mục đích, quân ta rút về nước, khẩn trương …..(6)….. đối phó với quân xâm lược Tống.

A. (1)đợi giặc, (2) phân tán, (3) thế mạnh, (4) tiêu diệt sinh lực địch, (5) để xâm lược, (6) xây dựng phòng tuyến

B. (1)chống giặc, (2) giảng hòa, (3) thế mạnh, (4) thăm dò địch, (5) để xâm lược, (6) chuẩn bị lực lượng

C. (1)chống giặc, (2) rút lui, (3) thế mạnh, (4) thăm dò địch, (5) để xâm lược, (6) chuẩn bị lực lượng

D. (1)đợi giặc, (2) đánh trước, (3) thế mạnh, (4) tiêu diệt sinh lực địch, (5) để xâm lược, (6) chuẩn bị lực lượng

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 10: Nhà Lý được thành lập như thế nào? Năm 1010, Lý Công Uẩn ra “ Chiếu dời đô”, quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy giải thích tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô?

Câu 11: Kể tên 3 công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lý – Trần.

Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Sử số 1

1-C

2-B

3-A

4-C

5-B

6-D

7-A

8-C

9-D

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 35

Giải chi tiết:

Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (nay là Hà Nội) đổi tên thành Thăng Long

Câu 2: Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 35

Giải chi tiết:

Cuối năm 1009 Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê vì vậy các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý thành lập

Câu 3: Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 36

Giải chi tiết:

Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt

Câu 4: Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 37

Giải chi tiết:

Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (nhưng hiện nay không còn nữa)

Câu 5: Đáp án B

Phương pháp giải: phân tích, suy luận

Giải chi tiết:

Một trong những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077) đó chính là cách kết thúc chiến tranh. Cuối năm 1077 Lý Thường Kiệt tấn công lớn vào trận tuyến của địch khiến quân Tống thua to chúng lâm vào tình thế rất khó khăn và tuyệt vọng; giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”

-> Quách Quỳ chấp nhận và vội vã rút về nước

Câu 6: Đáp án D

Phương pháp giải: phân tích, suy luận

Giải chi tiết:

Trong lịch sử dân tộc ta luôn phải đối mặt với các cuộc chiến tranh xâm lược từ bên ngoài để giành, giữ và bảo về độc lâp dân tộc, và hầu hết các cuộc đấu tranh đó đều giành thắng lợi, nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến sự thắng lợi đó là do các cuộc khởi nghĩa có sự lãnh đạo tài tình của các vị tướng chỉ huy tài giỏi: thời Lý có Lý Thường Kiệt, thời Trần có Trần Quốc Tuấn…với những kế sách đánh giặc hiệu quả đã làm cho kẻ thù thất bại

Câu 7: Đáp án A

Phương pháp giải: phân tích, suy luận

Giải chi tiết:

1. Năm1054, vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô về Hoa Lư: Sai

-> Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt

1. Luật phápnhà Lý bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp và quyền tư hữu tài sản : Đúng

2. Cấmquân nhà Lý được tuyển chọn từ những thanh niên, trai tráng trong cả nước: Đúng

3. Gảcông chúa cho các tù trưởng miền núi là chính sách của triều Lý: Đúng

Câu 8: Đáp án C

Phương pháp giải: ghi nhớ, sắp xếp

Giải chi tiết:

1. Năm1075 – 1077: Chống quân xâm lược Tống lần 2

2. Năm1258: Chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 1

3. Năm1285: Chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 2

4. Năm1287 – 1288: Chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 3

Câu 9: Đáp án D

Phương pháp giải: phân tích, suy luận

Giải chi tiết:

Theo Lý Thường Kiệt: “ Ngồi yên (1) đợi giặc không bằng đem quân (2) đánh trước để chặn (3) thế mạnh của giặc.” Đây được coi là cuộc tấn công để (4) tiêu diệt sinh lực địch chứ không phải để xâm lược. Sau khi hoàn thành mục đích, quân ta rút về, khẩn trương (6) chuẩn bị lực lượng đối phó với quân Tống.

Câu 10: Đáp án

Phương pháp giải: sgk trang 35, giải thích

Giải chi tiết:

* Sự thành lập nhà Lý:

  • Năm 1009:Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua
  • >nhà Lý thành lập
  • Năm1010: Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La đổi tên thành là Thăng Long

* Nguyên nhân Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Đại La vì:

+ ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam, Bắc, Đông, Tây

+ mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa dân cư không khổ thấp trũng, tối tăm

+ muôn vật hết sức tươi tốt, phồn thịnh

+ là nơi thắng địa, chỗ tụ hội quan yếu bốn phương

Câu 11: Đáp án

Phương pháp giải: phân tích, suy luận

Giải chi tiết:

* Ba công trình kiến trúc thời Lý – Trần:

  • Chùa Một Cột ( nhà Lý)
  • Tháp Phổ Minh ( nhà Trần)
  • Tháp Báo Thiên (nhà Lý)

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử 7 số 2

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến thời gian nào thì bị bộ tộc Giéc-man tràn xuống xâm chiếm?

A.Cuối thế kỉ VI

B. Cuối thế kỉ V

C.Đầu thế kỉ V

D. Đầu thế kỉ IV

Câu 2: Nông nô xuất thân từ tầng lớp nào trong xã hội?

A. Nô lệ

B. Nông dân

C. Nô lệ và nông dân

D.Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh

Câu 3:Trong lãnh địa phong kiến lực lượng sản xuất chính là

A.nông nô

B. thợ thủ công

C.nông dân

D. thương nhân

Câu 4: Bốn phát minh quan trong mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới là

A.Giấy, kĩ thuật in, la bàn, dệt.

B. Giấy, kĩ thuật in, đóng thuyền, thuốc súng.

C. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

D. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, đại bác.

Câu 5: Một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Đường là

A.Tư Mã Thiên, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần.

B. La Quán Trung, Thi Lại Am, Tào Tuyết Cần.

C. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị.

D. Đỗ Phủ, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần.

Câu 6: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng từ rất sớm, phổ biến nhất là

A.chữ Hán

B. chữ Phạn

C. chữ Ả Rập

D. chữ Hin-đu

Câu 7: Loạn 12 sứ quân diễn ra vào thời điểm

A.cuối thời nhà Ngô

B. cuối thời nhà Đinh

C. đầu thời nhà Đinh

D. Đầu thời nhà Tiền Lê

Câu 8: Vua Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là

A.Đại Ngu.

B. Đại Cồ Việt.

C. Đại Việt .

D. Đại Nam.

Câu 9: Nhà Lý ban hành bộ luật

A.Hình luật

B. Hình thư

C. Hình văn

D. Hoàng triều luật lệ

Câu 10: Quân đội nhà Lý gồm

A.Cấm quân

B. Quân địa phương

C. Quân thường trực

D. Cấm Quân và quân địa phương

II. Tự luận

Câu 1: Nền kinh tế trong các thành thị có gì khác so với nền kinh tế trong lãnh địa?

Câu 2: Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào? Rút ra điểm chung trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời phong kiến và trình bày quan điểm của em về vấn đề biển Đông hiện nay? (3đ)

Câu 3: Vì sao nói cuộc tiến công của nhà Lý vào châu Ung, châu Khâm, châu Liêm chỉ là một cuộc tiến công tự vệ?

Đáp án đề thi giữa kì 1 Sử 7 năm 2020 số 2

Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đ. án

B

C

A

C

C

B

A

B

B

D

Tự luận

Câu

Đáp án

Điểm

1

Kinh tế trong lãnh địa

Kinh tế trong thành thị

-Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp

- Sản xuất mang tính chất đóng kín “tự cấp, tự túc”.

- Kinh tế trong lãnh địa kìm hãm sự phát triển của XHPK

-Sản xuất chủ yếu là các nghề thủ công.

- Sản xuất được trao đổi, buôn bán tạo nên nền kinh tế hành hóa.

- KT trong thành thị tạo điều kiện cho XHPK phát triển

0.5

0.75

0.75

2

* Biểu hiện:

- Kinh tế: Phát triển cao hơn các triều đại trước đó về mọi mặt đặc biệt là chính sách quân điền

- Xã hội: Ổn định , đạt đến sự phồn thịnh

- Đối ngoại : Tăng cường mở rộng bờ cõi bằng các cuộc chiến tranh xâm lược

=> Dưới thời Đường Trung Quốc trở thành quốc gia phát triển cường thịnh nhất châu Á.

* Điểm chung trong chính sách đối ngoại là bành chướng mở rộng lãnh thổ

- Quan điểm của HS về Biển Đông: Biển Đông là biểu hiện của đường lối đối ngoại có từ thời phong kiến của Trung Quốc………….cần nên án.

0.5

0.5

0.5

0.5

1

3

- Trước âm mưu của nhà Tống, nhà Lý đã chủ công tiến công trước để tiêu hao sinh lực của địch, phá hủy các căn cứ quân sự, các kho lương thảo của địch. Sau khi đạt được mục đích tiến công tự vệ, nhà Lý đã rút quân về nước.

- => Đây là nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.

0,75

0,25

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lịch sử lớp 7 - Đề 3

I. Trắc nghiệm (5 đ): khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Người đầu tiên đi vòng quanh trái đất là:

A. Cri- xtôp Cô –lôm- bô

B. Ma- gien -lăng

C. Va –xcô đờ Ga- ma

D. D. Đi- a- xơ

Câu 2. Nước ta thời Đinh -Tiền Lê có tên là:

A. Văn Lang

B. Đại Việt

C. Âu Lạc

D. Đại Cồ việt

Câu 3. Bộ luật “Hình Thư” là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời dưới triều:

A. Ngô

B. Đinh

C. Lý

D. Tiền Lê

Câu 4. Quân đội thời Lý có đặc điểm là:

A. Gồm 2 bộ phận, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”, có quân bộ và quân thuỷ.

B. Có hai bộ phận: Cấm quân và quân địa phương.

C. Có 4 binh chủng, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”

D. Chọn thanh niên khoẻ mạnh từ 18 tuổi

Câu 5. Xã hội phong kiến Phương Đông có các giai cấp cơ bản là:

A. Lãnh chúa và nông nô

B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh

C. Địa chủ và nông nô

D. Lãnh chúa và nông dân lĩnh canh.

Câu 6. Vạn lý trường thành của Trung Quốc được xây dựng dưới triều :

A. Nhà Tần

B. Nhà Hán

C. Nhà Đường

D. Nhà Nguyên

Câu 7. Thành Đại La được Lý Công Uẩn đổi là thành:

A. Hà Nội

B. Phú Xuân

C. Thăng Long

D. Đông Quan

Câu 8. Người sản xuất chính trong lãnh địa là:

A. Nô lệ

B. Nông nô

C. Nông dân tá điền

D. Địa chủ

Câu 9: Tôn giáo nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất vương quốc Ma-ga-đa?

A. Ấn Độ giáo

B. Phật giáo

C. Hồi giáo

D. Thiên chúa giáo.

Câu 10. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La vì :

A. Đây là nơi hội tụ quan yếu của bốn phương

B. Đây là một vùng đất rộng và bằng phẳng

C. Muôn vật nơi đây đều hết sức tươi tốt, phồn vinh

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 11. Xã hội phong kiến Phương Tây hình thành vào:

A. Thế kỷ III TCN

B. Thế kỷ V TCN

C. Thế kỷ V

D. Thế kỉ III

Câu 12. Năm 1007 Lý thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách:

A. Chớp lấy thời cơ tiêu diệt toàn bộ quân Tống.

B. Đánh quân Tống đến sát biên giới.

C. Tạm ngưng chiến để quân Tống rút về nước.

D. Chủ động giảng hoà, quân Tống rút về nước.

Câu 13: Ghép các mốc thời gian ở cột A cho phù hợp với các sự kiện ở cột B

A

B

1. Năm 1009

2. Năm 1042

3. Năm 968

4. Năm 979

a. Lê Hoàn lên ngôi vua

b. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua

c. Lý Công Uẩn lên ngôi vua nhà Lý thành lập

d. Ban hành luật hình thư

Tự luận (5 đ)

Câu 1 (1,5đ): Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước?

Câu 2 (3,5đ): Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy?

Đáp án Đề thi giữa kì lớp 7 môn Lịch sử số 3

Trắc nghiệm (5 đ)

Bảng trả lời trắc nghiệm – Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

B

D

C

A

B

A

C

B

B

D

C

D

Câu 13: Mỗi câu ghép đúng 0,25đ

1 ghép với c; 2 ghép với d; 3 ghép với b; 4 ghép với a

II. Tự luận (5 đ)

Câu 1: (3,5đ): Học sinh trình bày các ý cơ bản sau

Diễn biến

• Chờ mãi không thấy quân thủy tới, quân Tống nhiều lần vượt sông, đánh (0,5đ)

• Thất bại chán nản, bị động (0,5đ)

• Đêm cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt chỉ huy đại quân đánh bất ngờ… (0,5đ)

+ Kết quả:

• Quân Tống thua to… (0,5đ)

• Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà Quân Tống rút về nước (0,5đ)

+ Ý nghĩa: Trình bày đủ 2 ý nghĩa (1đ)

Câu 2: (1,5đ):

- Nông nghiệp: Chia ruộng đất cho nông dân cày, mở rộng khai hoang, nạo vét kênh ngòi

- Thủ công nghiệp: Lập xưởng thủ công nhà nước: Đúc tiền, rèn vũ khí… phục vụ vua quan; thủ công cổ truyền phát triển

- Thương nghiệp: Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng que được hình thành; buôn bán với nước ngoài.

Đề kiểm tra Sử 7 giữa kì 1 năm 2020 - Đề 4

UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN                              ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI              NĂM HỌC: 2020-2021

ĐỀ CHÍNH THỨC                                        MÔN: LỊCH SỬ 7 Thời gian: 45 Phút

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất (mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)

Câu 1. Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở châu Âu là

A. lãnh địa.

B. phường thủ công.

C. công xã.

D. thành thị.

Câu 2. Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành trên cơ sở nào?

A. Sự phá sản của chế độ phong kiến.

B. Các thành thị trung đại ngày càng phát triển.

C. Giai cấp tư sản có vốn và công nhân làm thuê.

D. Các cuộc phát kiến địa lý đã tìm ra những vùng đất mới.

Câu 3. Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất để điền vào chỗ (….) cho hợp lí.

Cuối thời Xuân Thu- Chiến Quốc, xã hội Trung Quốc xuất hiện 2 giai cấp đó là giai cấp…(1)…có nhiều ruộng đất và những người nông dân bị mất ruộng phải thuê ruộng đất để cày cấy đó là giai cấp…(2)…Họ phải nộp cho chủ đất 1 phần hoa lợi gọi là…(3)….Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành.

A. 1. quý tộc, 2. nông dân lĩnh canh, 3. thuế

B. 1. quan lại, 2. nông dân, 3. tô thuế

C. 1. phong kiến, 2. nông dân làm thuê, 3. Tô

D. 1. địa chủ, 2. tá điền, 3. địa tô

Câu 4. Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất để điền vào chỗ (….) cho hợp lí.

Vương triều Hồi giáo Đê-li do…………lập nên.

A. người Ấn Độ

B. người Thổ Nhĩ Kì

C. người Hy Lạp

D. người Mông Cổ

Câu 5. Thế nào là chế độ quân chủ ?

A. Nhà nước do quân đội làm chủ.

B. Nhà nước do địa chủ nắm quyền.

C. Nhà nước do địa chủ và lãnh chúa đứng đầu.

D. Nhà nước do vua đứng đầu.

Câu 6. Nguyên nhân nào làm cho chế độ phong kiến phương Đông suy yếu?

A. Bị các nước đế quốc phương Tây xâm chiếm đô hộ.

B. Do nền kinh tế nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.

C. Chủ nghĩa tư bản hình thành trong lòng xã hội phong kiến.

D. Do sự xuất hiện các thành thị trung đại.

Câu 7. Dựa vào nội dung bảng dưới đây, hãy chọn đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian ở cột I và tên các vương triều của Trung Quốc thời phong kiến ở cột II.

Cột I (Thời gian)

Cột II (Tên các vương triều)

1. 221 TCN -206 TCN

a. Nhà Đường

2. 618-907

b. Nhà Tần

3. 960-1279

c. Nhà Nguyên

4. 1271-1368

d. Nhà Tống

A.1c, 2 d, 3 a, 4 b.

B.1 d, 2 c, 3 b, 4 a .

C. 1 a, 2 b, 3 c, 4 d.

D.1 b, 2 a, 3 d, 4 c.

Câu 8. Em hãy hoàn thành các mốc lịch sử còn thiếu trong bảng niên biểu sau : bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của vương quốc Lào thời phong kiến

Đề thi Lịch sử 7 giữa kì 1

A. a. Hùng mạnh, b. Bị Cam-pu-chia thôn tính.

B. a. Phát triển, b. Bị Xiêm chiếm.

C. a. Vương quốc Lang Xang bị diệt vong, b. Bị nước Chân Lạp chiếm.

D. a. Người Thái di cư đến, b. Nước Lang Xang bị diệt vong.

Câu 9. Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.

B. Đinh Tiên Hoàng mất, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.

C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi.

D. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn.

Câu 10. Bộ máy nhà nước dưới thời Ngô được tổ chức

A. hoàn chỉnh.

B. quy mô.

C. phức tạp.

D. đơn giản.

Câu 11. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là

A. Hình thư.

B. Quốc triều Hình luật.

C. Hoàng triều luật lệ.

D. Hồng Đức.

Câu 12. Các vua thời Lý thường về địa phương làm lễ “ cày tịch điền” nhằm mục đích gì?

A. Thăm hỏi nông dân.

B. Chia ruộng đất cho dân.

C. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

D. Đẩy mạnh khai khẩn đất hoang.

Câu 13. Em hãy hoàn thiện sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý ở địa phương sau đây:

Đề thi Lịch sử 7 giữa kì 1

A. a. Lộ, b. Phủ.

B. a. Phủ, b. Huyện.

C. a. 10 lộ phủ, b. Châu.

D. a. 24 Lộ, Phủ, b. Huyện.

Câu 14. “ Ngụ binh ư nông” là chính sách gì của nhà Lý?

A. Chính sách cấm giết hại trâu bò.

B. Chính sách cho quân sĩ luân phiên về quê cày ruộng.

C. Chính sách bảo vệ nông dân.

D. Chính sách khuyến khích nông nghiệp.

Câu 15. Quân nhà Lý đánh quân Tống trước để

A. nhà Tống thấy Đại Việt mạnh không dám xâm lược.

B. tập dợt cách đánh trận cho quân sĩ, giúp quân ta có thêm kinh nghiệm tác chiến.

C. làm chậm quá trình xâm lược của nhà Tống, Đại Việt có thêm thời gian chuẩn bị.

D. làm quân Tống hoang mang, Đại Việt nhân đó đánh chiếm nước Tống.

Câu 16. Sau khi rút quân về nước Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị đánh quân Tống?

A. Xây dựng phòng tuyến biên giới phía Bắc.

B. Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.

C. Xây dựng phòng tuyến ở cửa sông Bạch Đằng.

D. Xây dựng phòng tuyến ở kinh thành.

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)

Câu 1. (1 điểm) Kinh tế, xã hội trong lãnh địa phong kiến có gì khác thành thị trung đại?

Câu 2.(1,5 điểm) Em hãy nêu những thành tựu về văn hóa của Ấn Độ thời phong kiến?

Câu 3. (1điểm) Tình hình chính trị cuối thời Ngô như thế nào?

Câu 4. (2,5 điểm) Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lịch sử lớp 7 số 4

UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN: LỊCH SỬ 7 Thời gian: 45 Phút

PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm):Mỗi ý đúng đạt 0,25 đ

câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

D

D

B

D

A

D

B

B

D

A

C

D

B

C

B

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

(1 đ)

Điểm khác nhau cơ bản:

Thành thị trung đại

Lãnh địa phong kiến

Kinh tế

Thủ công nghiệp, thương nghiệp.

Nông nghiệp

Xã hội

Cư dân chủ yếu là thợ thủ công, thương nhân

Lãnh chúa, nông nô

4 ý mỗi ý 0,25 đ tổng 1 điểm

2

(1,5 đ)

Thành tựu văn hóa Ấn Độ thời phong kiến:

- Chữ viết : chữ Phạn.

- Tôn giáo:

+ Đạo Bà La Môn có bộ kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất.

+ Đạo Hin-đu phổ biến ở Ấn Độ hiện nay.

- Văn học Hin-đu: Giáo lý, luật pháp, sử thi … ảnh hưởng đến đời sống xã hội.

- Kiến trúc Hin-Đu và kiến trúc Phật giáo.

0,25

0,25

0,25

0,5

0,25

3

(1 đ)

- 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha chiếm quyền tự xưng là Bình Vương.

- Năm 950, Ngô Xương Văn giành lại ngôi vua, song uy tín đã giảm sút.

- Năm 965, đất nước có “loạn 12 sứ quân”.

- Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước.

Tổng 1 đ

Gồm 4 ý mỗi ý 0,25 đ

4

(2,5 đ)

Nhà Lý củng cố quốc gia thống nhất bằng các biện pháp sau:

- Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.

- Ban hành bộ luật Hình thư.

- Xây dựng quân đội vững mạnh gồm 2 bộ phận: cấm quân và quân địa phương

- Thi hành chính sách “ ngụ binh ư nông”.

- Thực hiện chính sách đoàn kết với các dân tộc thiểu số.

5 ý mỗi ý 0,5 điểm.

Tổng 2,5 đ

......................

Đối với các em học sinh, việc luyện đề trước kỳ thi là rất quan trọng giúp các em có thể làm quen với cấu trúc đề thi cũng như nắm bắt được các dạng câu hỏi thường có trong đề. Để giúp các em học sinh có tài liệu ôn thi giữa kỳ, TimDapAngiới thiệu Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn học, do TimDapAnbiên soạn hoặc sưu tầm từ nhiều trường THCS trên cả nước, là tài liệu hay cho các em ôn tập và luyện thi. Chúc các em học tốt. 

Ngoài Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử có đáp án năm 2021, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Giải bài tập Lịch sử 7, ... được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!