Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Đào Duy Từ, Thanh Hóa năm học 2014 - 2015 là đề kiểm tra giữa kì II lớp 11 môn Văn có đáp án. Hi vọng đây sẽ là tài liệu ôn tập và rèn luyện hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 11 muốn củng cố kiến thức môn Văn, ôn thi cuối năm. Mời các bạn tham khảo.
Đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Đào Duy Từ, Thanh Hóa năm học 2014 - 2015
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 11 trường THPT Đào Duy Từ, Thanh Hóa năm học 2014 - 2015
SỞ GD - ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ
| ĐỀ KSCL GIỮA KỲ II, NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Ngữ văn - Khối 11 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1 (4.0 điểm)
Theo anh (chị) đức tính trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với người học sinh? Hãy viết bài văn nghị luận ngắn khoảng 400 từ (1,5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh (chị).
Câu 2 (6.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: mười ba câu thơ đầu của bài thơ Vội vàng đã thể hiện được tình yêu cuộc sống tha thiết của cái tôi Xuân Diệu, bởi cuộc sống là thiên đường trên mặt đất.
Bằng cảm nhận về đoạn thơ, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11
Câu 1 (4.0 điểm) Theo anh (chị) đức tính trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với người học sinh? Hãy viết bài văn nghị luận ngắn khoảng 400 từ (1,5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh (chị).
1. Giải thích:
- Trung thực: là tôn trọng sự thật, là thật thà, ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người ngay thẳng, luôn được mọi người tin tưởng.
2. Bàn luận:
- Đối với người học sinh tính trung thực là một phẩm chất quan trọng góp phẩn hoàn thiện bản thân mình để trở thành những người công dân tốt, có ích cho xã hội
- Tính trung thực được biểu hiện:
- Trong kiểm tra, thi cử: làm bài bằng chính khả năng, sự hiểu biết của mình, không gian lận, không quay cóp bài.
- Trong cuộc sống: Trung thực trong lời nói và việc làm...
- Vẫn còn một bộ phận học sinh chưa trung thực trong kiểm tra thi cử: xin điểm, chạy điểm dẫn đến học giả bằng thật...
- Tác hại: ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập; đánh mất chính bản thân mình, không được mọi người tôn trọng và lớn có thể gây ra những nguy hại cho xã hội ...
3. Bài học nhận thức và hành động
- Bản thân nhận thức được sâu sắc đức tính trung thực làm nên giá trị và nhân cách của mình nên ngay cả khi đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn sống trung thực với mình, với sự thật.
- Bản thân không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực: trung thực trong kiểm tra thi cử, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện thiếu trung thực....
Câu 2 (6.0 điểm) Bằng cảm nhận về đoạn thơ, anh/chị hãy bình luận ý kiến
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
- Xuân Diệu là nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh)
- Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng.
2. Từ cảm nhận về 13 câu thơ đầu của bài thơ Vội vàng để bình luận về ý kiến:
- Giải thích ý kiến: tình yêu cuộc sống tha thiết chính là khát vọng sống mãnh liệt, sống vội vàng, cuống quýt, sống hết mình, sống có ý nghĩa.
- Nội dụng: Đoạn thơ bộc lộ tình yêu cuộc sống tha thiết của cái tôi Xuân Diệu gắn liền với khát vọng cháy bỏng, với ước muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp tỏa sắc lên hương với cuộc đời: tắt nắng, buộc gió, bởi thiên đường là cuộc sống nơi trần thế.
- Nghệ thuật:
- Điệp từ "này đây"
- Sử dụng dấu chấm câu, viết hoa giữa dòng
- So sánh táo bạo: tháng giêng - cặp môi gần -> nhà thơ đã hữu hình hóa đại lượng thời gian.
- Nhip thơ chuyển hóa linh hoạt.
3. Đánh giá
- Đây là một ý kiến đúng đắn. Đoạn thơ mở đầu đã thể hiện cảm xúc ngất ngây trước vẻ đẹp của cuộc sống trần thế của cái tôi Xuân Diệu và cội nguồn của cảm xúc ấy là: Xuân Diệu phát hiện ra thiên đường ngay ở mặt đất này.