Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo năm học 2023-2024 được Tìm Đáp Án tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu ôn thi giữa học kì 1 lớp 11 nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn Chân trời

PHÒNG GD&ĐT..........

TRƯỜN THPT............

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM …………..

MÔN NGỮ VĂN 11

Thời gian: 90 phút

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát nước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió,...
Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.

Trích Cỏ dại - Vĩnh Linh

Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (1.0 điểm): Tác giả đã kể ra những sự gần gũi về sự vật, thân quen nào?

Câu 3 (1.0 điểm): Trong những sự vật ở quê nhà gần gũi mà tác giả kể trên thì theo anh chị tình cảm gửi gắm tình cảm vào sự vậy nào nhiều nhất ? Vì sao?

Câu 4 (2.0 điểm): Qua đoạn thơ trên, theo anh chị hãy nêu cảm nghĩ về quê hương mình

II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm): Phân tích truyện ngắn Chiều sương của nhà văn Bùi Hiển.

2. Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn Chân trời

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ: tự do

Câu 2: Tác giả đã kể ra những sự gần gũi về sự vật, thân quen như: cây lúa, vườn quả, một dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, một mùi hương trong gió, ngọn cỏ,

Câu 3 (1.0 điểm):

Theo em, tác giả gửi gắm tình cảm vào cây lúa nhiều nhất. Vì, cây lúa là hình ảnh của làng quê và chỉ có được ở nơi làng quê. Chính cây lúa đã vun trồng kí ức tuổi thơ và nuôi sống con người. Yêu thương cây lúa là yêu thương giọt mồ hôi tần tảo của cha mẹ, là nâng niu kí ức cuộc đời.

Câu 4 (2.0 điểm)

Ai cũng có một quê hương và quê hương với bất kì ai cũng đáng trân, đáng quý. Quê hương với người thân yêu, với cha mẹ đêm ngày tần tảo đã nuôi lớn và làm giàu, làm đẹp tâm hồn, làm đẹp kí ức của ta. Nhớ về quê hương là con người mãi nhớ về những kỉ niệm, kí ức. Và tình yêu quê hương chính là tình cảm đẹp, thiêng liêng, mãi mãi tiếp sức và dẫn đưa ta vào những hạnh phúc trong đời

II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm): Phân tích truyện ngắn Chiều sương của nhà văn Bùi Hiển.

Các em tham khảo dàn ý chi tiết dưới đây

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Bùi Hiển ( những nét chính về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...)

- Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Chiều Sương (xuất xứ, những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật,...)

II. Thân bài

- Chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình và nghe những câu chuyện li kì ông kể trong các chuyến ra khơi

- Hình ảnh những người thuyền chài

- Những câu chuyện li kì mà người chài đã từng chứng kiến trong các lần đi biển

- Sự dũng cảm chăm chỉ của những người đi biển và hình ảnh chiếc thuyền trong giông bão

- Những người chài chống chọi để vượt qua bão tố bất ngờ ập đến

- Những mất mát, khó khăn sau mỗi lần đi biển về

=> Thấy được sự lao động cực nhọc của các người dân hàng chài và sự khắc nghiệt thiên nhiên

III. Kết bài

Khẳng định lại nội dung, cái độc đáo trong các con chữ của Bùi Hiển.

3. Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn Chân trời

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

0

1

0

1

0

3

3

Thực hành tiếng Việt

0

0

0

Viết

0

2

0

2

7

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

1

0

2

0

1

0

5

10

Điểm số

0

1

0

1

0

7

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

1.0 điểm

10%

7.0 điểm

70%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

4. Đặc tả đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn Chân trời

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

0

Nhận biết

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

1

0

C1

Thông hiểu

- Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

1

0

C2

Vận dụng

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu.

- Thông điệp từ văn bản

1

0

C4

Vận dụng cao

- Xác định hình ảnh mà tác giả gửi gắm tình cảm nhiều nhất.

1

0

C3

VIẾT

1

0

Vận dụng

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ:

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện.

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Thông hiểu

- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ

- Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện

- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả.

1

0

C1 phần tự luận

------------------------------------

Tìm Đáp Án vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo năm học 2023-2024. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo.